Tỳ giải

2/5 - (2 bình chọn)

Theo Đông Y, tỳ giải có vị đắng, tính bình, quy vào hai kinh Can và Vị. Dân gian thường dùng vị thuốc trên cho các mục đích điều trị như lợi tiểu, chữa bạch trọc, mụn nhọt, lưng gối tê đau…

Tên gọi, phân nhóm

Tên gọi khác: Củ Kim cang, Bì giải, Bạt kế..

Tên khoa học: Dioscorea tokoro Mahino.

Thuộc họ: Củ Nâu (Dioscoreaceae).

tỳ giải trị bệnh gì
Tỳ giải có vị đắng, tính bình, quy vào hai kinh Can và Vị.

Đặc điểm sinh thái

Mô tả: Tỳ giải là thực vật thân leo, sống lâu. Cây có phần rễ phình to thành củ, mặt ngoài  có màu vàng nâu, bên trong màu trắng, chất cứng, vị đắng. Thân cây nhỏ. Lá cây có hình tim, cuống dài, đầu nhọn, mọc so le với nhau. Hoa đơn tính, màu xanh nhạt, thường trổ bông vào mùa hạ và thu. Quả cây nhỏ.

Phân bố: Cây chưa được tìm thấy tại Việt Nam. Tại Trung Quốc, Tỳ giải được trồng nhiều ở các tỉnh giáp với nước ta như Vân Nam, Quảng Tây.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

Bộ phận dùng: Củ

Thu hái & sơ chế: Bất kỳ thời điểm nào trong năm nhưng tốt nhất là vào mùa thu đông.

tỳ giải
Tỳ giải sau khi được làm sạch, cắt lát, phơi khô.

Bào chế: 

  • Theo Trung Y: Củ sau khi thu hoạch đem bỏ hết phần rễ con, rửa sạch đất cát, thái thành lát nhỏ, phơi khô và dùng sống.
  • Theo kinh nghiệm dân gian Việt Nam: Ngâm phần rễ củ với nước vo gaoj trong một đêm, dùng bàn chảy kì cọ nhẹ để làm sạch, sau đó đem bào hoặc thái mỏng rồi phơi khô.

Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát.

Thành phần hóa học

Thành phần hóa học chính của tỳ giải là Saponosid (Dioscorea sapotoxin và Dioxin). Đây là chất trung gian tham gia quá trình điều chế cortisol và một số hormon.

Tác dụng dược lý

Theo Đông Y, tỳ giải có những tác dụng dược lý sau:

  • Phong thấp
  • Phân thanh khứ trọc

Người ta ứng dụng vị thuốc trên trong điều trị một số bệnh lý sau:

  • Mụn nhọt
  • Chữa lưng tê gối đau.
  • Lợi tiểu
  • Chữa bạch trọc.

Tính vị

Vị thuốc có vị đắng, tính bình.

Qui kinh

Vị thuốc quy vào hai kinh Can và Vị.

Cách dùng và liều lượng

Cách dùng: Dùng dưới dạng thuốc sắc, độc vị hoặc phối hợp với những nguyên liệu khác.

Liều lượng: 4 – 12 gam mỗi ngày.

Bài thuốc

Tham khảo một số bài thuốc chữa bệnh từ Tỳ giải sau:

Lợi niệu thông lâm:

  • Bài Chè thuốc Tỳ giải: Tỳ giải 16g, Thạch xương bồ 12g, Ích trí nhân 12g, Ô dược 12g, Cam thảo cành 8g. Đem tất cả nguyên liệu trên sắc uống. Bài thuốc giúp ôn thận lợi thấp, tiểu đục, tiểu dắt do thấp nhiệt.
  • Bài Chè thuốc trình thị Tỳ giải: Hoàng bá 2g, Tỳ giải 8g, Phục linh 4g, Tâm sen 3g, Đan sâm 6g, Thạch xương bồ 2g, Xa tiền tử 6g, Bạch truật 4g. Đem tất cả nguyên liệu trên sắc uống. Bài thuốc giúp trị chứng tiểu nhỏ giọt do thấp nhiệt.
  • Bài thuốc 3: Kim tiền thảo 16g, Tỳ giải 12g, Ý dĩ 16g, Ô dược 12g, Ngưu tất 12g. Đem tất cả nguyên liệu trên sắc uống nhiều ngày. Bài thuốc có tác dụng trị tiểu đục, sỏi tiết niệu.
  • Bài thuốc 4: Sinh địa 20g, Tỳ giải 12g, Hoàng bá 12g, Hoài sơn 16g, Đan bì 12g, Phục linh 12g, Sơn thù 12g, Trạch tả 12g, Ngưu tất 12g. Đem tất cả nguyên liệu trên sắc uống nhiều ngày. Bài thuốc có tác dụng chữa viêm đường tiết niệu, tiểu dắt, tiểu buốt.

Giảm đau, trừ thấp

  • Bài thuốc Hoàn tỳ giải: Đem Ngưu tất 12g, Tỳ giải 12g, Bạch truật 12g, Phụ tử 8g, Đan sâm 16g, Chỉ xác 8g nghiền thành bột mịn, trộn với mật ong để làm hoàn (viên). Khi dùng, lấy Bạch truậtra khoảng 12 gam uống với rượu nóng. Bài thuốc có công dụng trị tê thấp, đau nhức mình mẩy, chân tay.
  • Bài thuốc: Sắc uống Tỳ giải 12g, Ngưu tất 12g, Ý dĩ 16g, Hà thủ ô 12g, Đỗ trọng 12g, Đương quy 12g, Mộc qua 12g, Đan sâm 12g, Cam thảo 4g. Dùng hằng ngày để trị thấp nhiệt khiến mỏi gối, đi lại khó khăn.

Trị lở ngứa, mụn nhọt:

  • Sắc uống Tỳ giải 20g, Kim ngân 16g, Bạch tiên bì 12g, Thổ phục linh 32g, Thương nhĩ tử 16g, Cam thảo 6g, Uy linh tiên 12g. Bài thuốc giúp trị mụn nhọt, lở ngứa ngoài da, chảy dịch vàng do thấp nhiệt.

Kiêng kỵ

Không dùng tỳ giải cho các đối tượng sau đây:

  • Người âm hư hỏa vượng
  • Người thận hư sinh đau lưng.

Trên đây là một số thông tin về thuốc tỳ giải. Để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả khi điều trị, bạn nên thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ đông y. Nội dung bài viết mang tính chất tổng hợp và tham khảo. Chúng tôi không đưa ra bất kỳ lời khuyên, chẩn đoán & phương pháp điều trị thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Có thể bạn quan tâm:

Nha khoa Tâm Hiếu

Nha khoa Tâm Hiếu là một trong rất nhiều các phòng khám tư nhân chuyên cung cấp các dịch vụ thẩm mỹ nha khoa và chăm sóc sức khỏe răng...
Nha khoa Sài Gòn Smile là một địa chỉ khám, điều chị và chăm sóc răng uy tín tại TP.HCM.

Nha khoa Sài Gòn Smile

Nha khoa Sài Gòn Smile là phòng khám nha khoa tư nhân tại quận 4, thành phố Hồ Chí Minh....

Nha khoa Hồng Phúc là một phòng khám, chăm sóc sức khỏe răng miệng, tọa lạc tại huyện Hòa Vang, Đà Nẵng.

Nha khoa Hồng Phúc

Nha khoa Hồng Phúc là một phòng khám chữa bệnh chuyên nha khoa. Nha khoa Hồng Phúc tọa lạc tại...

Xuyên sơn giáp

Xuyên sơn giáp (Squama Manidis) là vảy khô của con tê tê. Do con vật hay đục qua núi, lại...

Các nhà khoa học phát triển vắc-xin mới cho bệnh sốt Lassa và bệnh dại

Các nhà khoa học đang nghiên cứu thử nghiệm vắc-xin mới cho bệnh sốt Lassa và bệnh dại. Nhưng ở...

Nhũ hương

Nhũ hương là nhựa của một số loại cây nhũ hương. Đây là thảo dược được dùng rộng rãi trong...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *