Sâu răng cửa: Nguyên nhân, triệu chứng và các phương pháp điều trị hiệu quả
Sâu răng là bệnh lý về răng miệng phổ biến và làm cấu trúc răng bị phá huỷ. Trong đó, sâu răng cửa thường thường gặp nhất ở người trưởng thành gây ra mất thẩm mỹ. Vậy sâu răng cửa phải làm sao và cách điều trị như thế nào mới hiệu quả nhất?
Truy tìm nguyên nhân khiến sâu răng cửa
Theo như số lượng thống kê mới đây đã chỉ ra rằng, trên thế giới số lượng người bị sâu răng thường chiếm khoảng 90% dân số. Sau đây sẽ là một số nguyên nhân khiến cho răng cửa bị sâu phổ biến:
- Vi khuẩn: Đây là nguyên nhân hàng đầu khiến cho tình trạng sâu răng tăng cao. Vi khuẩn Streptococcus mutans luôn tồn tại trong khoang miệng, khi ăn xong mà răng miệng không được vệ sinh cẩn thận sẽ khiến vi khuẩn này lên men tinh bột và đường từ chính thức ăn còn sót lại hình thành nên axit khiến men răng bị phá huỷ và tạo ra lỗ hổng.
- Đánh răng sai cách: Cần phải làm sạch răng miệng thường xuyên, nhất là sau khi ăn. Nếu không chú trọng bước vệ sinh răng miệng đúng cách sẽ khiến cho mảng bám có cơ hội hình thành từ những vụn thức ăn thừa còn sót lại, vi khuẩn có cơ hội sinh sôi và phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh đó, chải răng quá mạnh hoặc không đúng chiều ngang sẽ khó loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn, điều này còn khiến cho lợi bị tổn thương gây ra viêm nướu.
- Không cạo vôi răng: Mảng bám lâu ngày tích tụ sẽ hình thành nên vôi răng, càng lâu chúng càng cứng và bám dính trên bề mặt nướu, răng hoặc dưới nướu càng nhiều. Nếu không cạo vôi răng theo định kỳ sẽ tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn có cơ hội phát triển.
- Khô miệng: Vai trò chính của nước bọt đó là rửa trôi mảng bám, thức ăn thừa trên răng. Hơn nữa, nước bọt còn giúp trung hòa chất axit trong khoang miệng. Khi bị khô miệng, việc tiết nước bọt bị giảm đi cũng là nguyên nhân gây ra sâu kẽ răng cửa.
- Kết cấu răng không đúng: Trường hợp răng mọc lệch lạc, men răng yếu, bị sứt mẻ cũng là yếu tố tác động khiến nguy cơ sâu răng tăng lên.
Sâu răng cửa gây ra những hậu quả gì?
Rất nhiều người cho rằng bị sâu răng cửa là triệu chứng bình thường, không cần phải lo lắng. Nhưng điều này lại hoàn toàn sai lầm. Hiện tượng này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm làm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ, sinh hoạt của người bệnh:
Răng suy yếu, men răng bị phá huỷ
Dây chằng nha chu, xương ổ răng, nướu thường có mối liên hệ với nhau. Chúng có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và nâng đỡ mô mềm bên dưới. Khi mảng bám tích tụ lâu ngày sẽ gây ra nhiều bệnh lý, trong đó có sâu răng.
Vi khuẩn lúc này sẽ xâm nhập khiến men răng bị phá huỷ, răng lâu dần bị suy yếu. Đặc biệt, răng cửa sẽ tiếp xúc với thức ăn đầu tiên. Do đó, nếu sâu răng cửa sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập tiếp tục vào bên trong và gây ra những tổn thương nặng nề trên nướu răng.
Sức khỏe bị ảnh hưởng
Răng miệng thường có liên quan nhiều tới các bộ phận khác trên cơ thể chẳng hạn như hệ tiêu hoá, hệ hô hấp. Khi răng bị tổn thương đồng nghĩa với việc những bộ phận này cũng bị tác động. Sâu chân răng cửa khiến việc xé và cắn thức ăn bị cản trở. Bạn sẽ cảm thấy cơ thể bị mệt mỏi, không có sức lực hoặc sút cân.
Xem thêm: Tìm hiểu quá trình sâu răng tiến triển giúp nắm rõ tình trạng
Ảnh hưởng tới thẩm mỹ
Khi bị sâu răng cửa, trên răng sẽ có nhiều vết sâu với màu nâu xám hoặc đen… Khi đó hàm răng sẽ bị mất đi tính thẩm mỹ, lỗ sâu răng cũng khiến người khác cảm thấy răng miệng của bạn không được sạch sẽ.
Rất nhiều trường hợp khi bị sâu răng đều cảm thấy tự ti mỗi khi giao tiếp. Răng bị sâu đồng nghĩa với việc mảng bám ở trên răng không được làm sạch dẫn tới răng bị nhiễm màu hoặc ố vàng. Lâu ngày tình trạng này không được khắc phục có thể gây ra hiện tượng chảy máu chân răng, sưng đỏ nướu.
Ảnh hưởng tới tinh thần
Sâu răng cửa ở người lớn khiến cho bệnh nhân luôn cảm thấy khó chịu, đau nhức răng, cơ thể mệt mỏi. Lâu ngày tình trạng này không được khắc phục sẽ khiến bạn dễ nổi cáu, ý nghĩ tiêu cực xuất hiện nhiều hơn. Lúc này, dây thần kinh ở dưới răng đang bị tổn thương.
Có thể khẳng định, răng cửa bị sâu sẽ khiến cho chất lượng cuộc sống của bạn bị ảnh hưởng nặng nề. Do đó, ngay khi có dấu hiệu của bệnh hãy tới gặp bác sĩ để thăm khám, có phương án điều trị dứt điểm để tránh bệnh nặng hơn.
Bị sâu răng cửa phải làm sao?
Các chuyên gia nhấn mạnh, khi bị sâu răng cửa việc áp dụng các biện pháp tại nhà hầu như không đạt được kết quả. Nếu thực hiện không đúng có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng răng hoặc kéo dài thời gian điều trị. Thậm chí nhiều trường hợp vì chậm trễ chữa trị mà phát sinh thêm nhiều bệnh lý về răng miệng nghiêm trọng khác. Tốt hơn hết, người bệnh nên tới cơ sở nha khoa có uy tín, chất lượng để tránh những rủi ro không mong muốn.
Phương pháp trám răng
Trám răng được biết tới là kỹ thuật phổ biến trong việc điều trị sâu răng. Các bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu trám nhân tạo bằng Composite để đắp lên khu vực răng bị tổn thương nhằm mục đích giúp răng to và tạo hình thân răng tốt hơn. Qua đó sẽ lấp đầy những khe hở giữa các răng bị thưa.
Đặc điểm của phương pháp trám răng:
- Việc thực hiện diễn ra nhanh chóng, toàn bộ quá trình diễn ra trong vòng 15 phút.
- Người bệnh chỉ cần thăm khám và điều trị trong vòng 1 lần là hoàn tất
- Đây là phương pháp điều trị không xâm lấn, an toàn tuyệt đối cho răng thật
- Đây là cách trị sâu răng cửa đơn giản, không làm mất mô hoặc màu răng thật nên bạn không cần phải lo lắng tới việc răng suy yếu sau khi trám.
- Kỹ thuật không quá phức tạp, vật liệu trám răng có giá thấp nên chi phí thực hiện phải chăng, phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều người.
- Đáp ứng tính thẩm mỹ cao, ăn nhai tốt sau khi hoàn thành
Phương pháp bọc răng sứ
Với trường hợp bị sâu giữa 2 răng cửa mức độ nặng, bệnh nhân sẽ được tư vấn quy trình bọc răng sứ. Các bác sĩ sẽ phải loại bỏ hoàn toàn các vết sau, mài cùi răng cho bệnh nhân, lấy dấu răng rồi thiết kế mão răng phù hợp. Phương pháp này có tác dụng rất tốt trong việc tái tạo răng, đảm bảo tính thẩm mỹ và ăn nhai gần như tối đa.
Đặc điểm của phương pháp bọc răng sứ
- Răng sứ thường có khả năng chịu lực tốt, màu sắc răng tự nhiên
- Tuổi thọ của răng sứ thường cao tồn tại được từ 15 đến 20 năm. Nếu biết cách chăm sóc răng miệng tốt thì có thể sử dụng được cả đời.
- Răng có độ bền chắc tốt, duy trì khả năng ăn nhai tốt
- Đảm bảo tính thẩm mỹ cao do bề mặt răng có độ bóng.
- Tuy nhiên, chi phí thực hiện thường cao và cần phải mài răng thật.
ĐỌC NGAY: Răng Bọc Sứ Bị Viêm Tủy và Biện Pháp Xử Lý, Khắc Phục
Phương pháp nhổ răng và trồng răng giả
Với bệnh nhân bị sâu răng cửa mức độ nặng, không thể sử dụng phương pháp trám răng hoặc bọc răng sứ sẽ phải nhổ bỏ răng. Điều này giúp ngăn chặn tác động xấu ảnh hưởng tới răng lân cận.
Sau khi nhổ răng, để tránh những biến chứng và đảm bảo ăn nhai tốt bác sĩ sẽ chỉ định trồng răng giả bằng phương pháp implant. Bác sĩ sẽ sử dụng trụ implant bằng chất liệu titanium đặt vào vị trí răng bị mất, sau đó chụp mão răng lên trên. Ưu điểm của phương pháp này là đảm bảo tính thẩm mỹ, ăn nhai tốt nhưng chi phí thực hiện cũng khá cao.
Làm sao để phòng ngừa tình trạng sâu răng cửa?
Sâu răng cửa sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ, ăn nhai. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa được thông qua những cách sau đây:
- Thực hiện đánh răng đúng cách, cần lựa chọn loại bàn chải lông mềm kết hợp kem đánh răng chứa flour để tránh vùng nướu bị tổn thương. Mỗi ngày cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ 2 lần, nhất là vào thời điểm sau khi ăn.
- Bàn chải cần thay định kỳ sau khoảng từ 3 tháng/ lần để tránh làm tổn thương răng và giúp việc làm sạch diễn ra tốt hơn.
- Xây dựng và áp dụng cho mình chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý. Cần hạn chế các loại đồ ăn có hại như thực phẩm nhiều đường, cà phê, nước có gas, thức ăn nhanh.
- Tới nha khoa để thăm khám, kiểm tra răng định kỳ 6 tháng/ lần để dễ dàng phát hiện và điều trị các bệnh lý răng miệng nếu có.
Trên đây là một vài thông tin quan trọng liên quan tới nguyên nhân và cách trị sâu răng cửa chi tiết. Chúng tôi hy vọng bạn đã có cho mình kiến thức bổ ích để việc điều trị diễn ra hiệu quả và kịp thời. Đừng quên tìm hiểu thật kỹ trước khi lựa chọn cho mình một địa chỉ nha khoa để thực hiện điều trị bệnh lý sâu răng cửa.
Cùng chuyên mục:
- Sâu răng trẻ em: Chi tiết những điều nên biết
- Đau răng khi nhai thức ăn do đâu? Nguy hiểm không?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!