Các mức độ sâu răng từ nhẹ tới nặng và cách điều trị phù hợp

5/5 - (1 bình chọn)

Các mức độ sâu răng sẽ tiến triển từ nhẹ đến nặng chỉ trong thời gian ngắn. Chính vì vậy, chủ quan trong nhận diện và điều trị có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhận diện kịp thời tình trạng tổn thương của răng và lựa chọn giải pháp khắc phục phù hợp nhất.

Các mức độ sâu răng tiến triển từ nhẹ đến nặng

Sâu răng là bệnh lý nha khoa phổ biến có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và có khả năng khởi phát ở bất kỳ lứa tuổi nào. Do thói quen sinh hoạt và vệ sinh thiếu khoa học đã tạo điều kiện để vi khuẩn có hại sinh sôi và gây phá hủy khoáng. Lâu dần, lớp men răng sẽ bị ảnh hưởng, “mở đường” để chúng tấn công vào các tổ chức bên trong như ngà, tủy răng…

Các mức độ sâu răng tiến triển từ nhẹ đến nặng
Các mức độ sâu răng tiến triển từ nhẹ đến nặng

Sâu răng có thể nhận diện thông qua các lỗ đen xuất hiện trên bề mặt răng, cùng với cảm giác đau nhức. Tuy nhiên, đôi khi sự chủ quan và thiếu hiểu biết của người bệnh có thể là nguyên nhân khiến bệnh diễn biến nghiêm trọng. Thời gian điều trị muộn sẽ giảm hiệu quả và khả năng phục hồi chức năng của răng. Dưới đây là 3 cấp độ tiến triển của sâu răng.

Sâu răng độ 1

Trong các mức độ sâu răng, cấp độ 1 được xem là nhẹ nhất. Ở giai đoạn này, bề mặt răng chỉ xuất hiện những vệt trắng đục hoặc lốm đốm màu đen rất khó nhận biết bằng mắt thường. Thêm vào đó, cảm giác đau nhức chưa xuất hiện cũng là yếu tố khiến người bệnh chủ quan.

Sâu răng độ 2

Vi khuẩn sau khi đã phá hủy thành công lớp men răng sẽ tiếp tục tấn công vào lớp ngà, gây hiện tượng đau buốt bất chợt khi dùng các loại thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh. Ở giai đoạn này, sau đó chúng sẽ có xu hướng đi sâu vào tổ chức bên trong và ảnh hưởng tới tủy. Khi đó, các hố răng sâu có thể xuất hiện diện rộng hoặc lây lan sang răng bên cạnh. Tổn thương dây thần kinh trong khu vực tủy sẽ gây đau răng kéo dài, ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt.

Sâu răng cấp độ 3

Sâu răng ở cấp độ 3 được xem là nghiêm trọng nhất trong các mức độ sâu răng. Tần suất của các cơn đau cũng trở nên thường xuyên và dữ dội hơn. Khi không được điều trị và loại bỏ đúng cách, vi khuẩn sẽ ăn sâu vào vị trí đáy chân răng, hình thành ổ viêm nhiễm, tăng nguy cơ áp xe răng, viêm nha chu. Nếu để lâu không điều trị sẽ dẫn tới lộ thân răng, thậm chí mất răng.

Cách điều trị theo các mức độ sâu răng

Càng điều trị sớm sâu răng, người bệnh sẽ càng tăng khả năng phục hồi và đảm bảo nguyên vẹn chức năng, thẩm mỹ của răng. Bạn nên tiến hành thăm khám nha sĩ định kỳ để kịp thời phát hiện sớm các bệnh lý. Dựa trên tình trạng cụ thể và mức độ tổn thương, bác sĩ sẽ đưa ra cách chữa sâu răng phù hợp nhất.

  • Điều trị sâu răng cấp độ 1: Nha sĩ sẽ kiểm tra và tiến hành loại bỏ cao răng hoặc bổ sung fluoride để đảo ngược quá trình tiến triển của sâu răng, tăng cường độ bền cho men răng.
  • Điều trị sâu răng cấp độ 2: Trám răng là phương pháp điều trị phù hợp nhất đối với bệnh nhân ở cấp độ này. Khi thân răng chưa bị mất diện tích quá lớn, nha sĩ sẽ tiến hành làm sạch phần thức ăn thừa, mảng bám đọng lại. Sau đó đắp vật liệu trám răng vào lỗ sâu và dùng đèn laser để cố định lại. Phương pháp này có tác dụng khôi phục lại cấu trúc răng mất và hạn chế vi khuẩn tiếp tục ăn sâu vào tuỷ răng.
  • Điều trị sâu răng cấp độ 3: Trường hợp răng bị sâu vào trong tủy gây viêm nhiễm nghiêm trọng sẽ buộc phải tiến hành triệt tủy. Bên cạnh đó, nếu thân răng đã mất mảng lớn không thể trám lại nha sĩ sẽ tư vấn cho bạn giải pháp bọc răng sứ phù hợp nhất. Một số người bệnh có dấu hiệu viêm nha chu hoặc áp xe khiến răng lung lay có thể buộc phải nhổ bỏ và trồng răng mới.

Hướng dẫn phòng ngừa bệnh sâu răng

Để sâu răng không tiến triển sang các mức độ nghiêm trọng hơn, bên cạnh việc thăm khám nha sĩ thường xuyên, người bệnh cần chủ động thay đổi lối sống khoa học hơn.

Hướng dẫn phòng ngừa bệnh sâu răng
Hướng dẫn phòng ngừa bệnh sâu răng
  • Đảm bảo vệ sinh răng đúng cách từ 2 – 3 lần mỗi ngày với kem đánh răng phù hợp.
  • Chải nhẹ nhàng từ ngoài vào trong theo chiều ngang để tránh tổn thương tới nướu.
  • Súc miệng lại với nước muối hoặc sản phẩm làm sạch chuyên biệt, sử dụng tăm nước, chỉ nha khoa để loại bỏ triệt để vi khuẩn.
  • Không nên ăn quá nhiều đồ ngọt, thực phẩm đã muối chua, nhiều acid, quá nóng hoặc quá lạnh. Thay thế những món ăn đó bằng các loại rau củ, đồ chứa nhiều vitamin C, D, khoáng chất….
  • Tiến hành lấy cao răng định kỳ từ 2 – 3 lần mỗi năm.

Các mức độ sâu răng thường khởi phát và tiến triển một cách âm thầm, khó phát hiện khiến nhiều người chủ quan. Để giảm thiểu tổn thương và biến chứng nguy hiểm, người bệnh nên chủ động chăm sóc răng miệng đúng cách, thay đổi lối sống, sinh hoạt và thường xuyên thăm khám định kỳ.

Dành cho bạn:

Đau nhức răng về đêm cảnh báo nhiều bệnh lý về răng miệng

Đau nhức răng về đêm dấu hiệu cảnh báo bệnh gì và cách chữa chi tiết

Dạo gần đây bạn xuất hiện dấu hiệu đau nhức răng về đêm, điều này gây ra những khó chịu...

Niềng răng vô hình Zenyum có tốt không? Chi phí và cách sử dụng

Niềng răng vô hình Zenyum có tốt không? Chi phí và cách sử dụng hiệu quả

Niềng răng vô hình Zenyum hiện đang là dụng cụ chỉnh nha hiện đại được nhiều người ưa chuộng. Không...

Đau nhức răng nếu không điều trị kip thời có thể gây ra nhiều biến chứng

Đau răng là gì? Truy tìm nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hợp lý

Đau răng sẽ khiến bạn cảm thấy rất tồi tệ và khó chịu. Những cơn đau thường dai dẳng, đột...

quá trình sâu răng

Quá trình sâu răng tiến triển mà bạn không nên bỏ qua

Quá trình sâu răng tiến triển thường diễn ra một cách âm thầm khiến người bệnh dễ chủ quan. Vi...

Niềng răng nên ăn gì? Gợi ý thực đơn phù hợp nhất cho người mới

Niềng Răng Nên Ăn Gì? Gợi Ý Thực Đơn Phù Hợp Nhất Cho Người Mới

Niềng răng nên ăn gì và tránh ăn gì đang là chủ đề nhận được rất nhiều sự quan tâm....

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *