Zona thần kinh khi cho con bú: Cách trị, ngừa lây lan
Zona thần kinh khi cho con bú thường không gây nguy hiểm và không tác động đến sức khỏe của trẻ nhỏ. Vì thế trẻ có thể tiếp tục bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể bằng sữa mẹ. Tuy nhiên trong thời gian cho con bú, mẹ cần tránh để trẻ tiếp xúc với vùng da tổn thương, loét, có mụn nước và tiết dịch. Bởi việc tiếp xúc có thể khiến trẻ bị nhiễm bệnh.
Nguyên nhân gây zona thần kinh khi cho con bú
Zona thần kinh khi cho con bú là một bệnh nhiễm trùng da. Bệnh hình thành và tiến triển do sự tái hoạt của virus gây bệnh thủy đậu – virus thần kinh Varicella zoster (VZV), thuộc họ virus herpes.
Sau khi điều trị thủy đậu, một lượng nhỏ virus thần kinh Varicella zoster vẫn tồn tại, cư trú ở các hạch dây thần kinh nhưng không gây bệnh và ở trạng thái tiềm tàng. Khi bị kích thích bởi yếu tố môi trường và gặp điều kiện thuận lợi (hệ miễn dịch suy yếu, sang chấn tinh thần, suy nhược cơ thể…) virus Varicella zoster tái hoạt, làm tổn thương niêm mạc và gây bệnh zona thần kinh.
Bệnh zona thần kinh có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào khi gặp điều kiện thuận lợi hoặc lây nhiễm, ngay cả phụ nữ đang cho con bú. Điều này khiến người mẹ gặp nhiều khó khăn trong các hoạt động sinh hoạt, đau đớn, gây bất tiện và dễ lây lan sang trẻ nhỏ.
Theo các chuyên gia, trẻ có thể tiếp tục bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể từ việc bú sữa mẹ. Bởi điều này không tác động và không làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của trẻ khi bú sữa ở người bị zona. Tuy nhiên zona thần kinh ở trẻ có thể xảy ra từ việc nhiễm virus khi tiếp xúc với vùng da bệnh. Vì thế, bạn cần thận trọng để tránh virus lây lan.
Tham khảo thêm: Zona thần kinh ở tai có nguy hiểm? Làm sao chữa?
Dấu hiệu nhận biết zona thần kinh khi cho con bú
Bạn cần sớm phát hiện bệnh zona thần kinh thông qua các dấu hiệu trên da và áp dụng các biện pháp kiểm soát bệnh trong thời gian cho con bú. Dấu hiệu zona thần kinh gồm:
- Nổi ban đỏ kèm theo cảm giác ngứa ngáy và nóng rán
- Các nốt mụn chứa dịch nhanh chóng nổi trên vùng da bệnh
- Sau 1 – 2 ngày, mụn nước có biểu hiện phồng to, lượng dịch nhanh chóng chuyển thành dịch mủ có màu vàng nhạt
- Mụn nước có thể tự vỡ sau 2 tuần điều trị, sau đó tạo thành vảy, bong tróc và liền sẹo. Đối với trường hợp mụn nước vỡ do gãi, va chạm, vùng da bệnh sẽ có biểu hiện nhiễm khuẩn như đau rát, tiết dịch, lở loét, dễ dẫn đến bội nhiễm và để lại sẹo
- Đau rát âm ỉ hoặc đau giật giật từng cơn, đau như kim châm ở vùng da bị nhiễm bệnh.
- Zona xuất hiện quanh tai dẫn đến nghe kém, ù tai…
- Khó chịu, chóng mặt, đau nhức đầu, sợ ánh sáng, đi loạng choạng, rối loạn bài tiết mồ hôi.
Phương pháp điều trị zona thần kinh khi cho con bú
Khi bị zona thần kinh trong thời gian cho con bú, bác sĩ chuyên khoa có thể xem xét và cho bạn sử dụng một số phương pháp giúp kiểm soát bệnh lý. Trong đó có thuốc uống, thuốc bôi ngoài da, biện pháp chăm sóc.
Để đảm bảo an toàn cho trẻ bú mẹ, tốt nhất bạn thận trọng trong việc sử dụng thuốc, dùng thuốc đúng liều, đúng cách theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Sử dụng thuốc zona thần kinh khi cho con bú
Tùy thuộc vào biểu hiện, mức độ nghiêm trọng và tình trạng sức khỏe, bác sĩ sẽ cân nhắc cho bạn sử dụng những loại thuốc điều trị sau:
Nhóm thuốc kháng virus
Những người bị nhiễm zona thần kinh thường được bác sĩ chuyên khoa chỉ định điều trị với nhóm thuốc kháng virus như acyclovir hoặc dùng zovirax. Liều dùng thuốc sẽ thay đổi tùy vào tình trạng sức khỏe và độ tuổi. Ở phụ nữ đang cho con bú, thuốc kháng virus sẽ được điều chỉnh ở liều dùng thích hợp nhất.
Nhóm thuốc kháng sinh, thuốc chống phù nề, thuốc kháng viêm, thuốc kháng sinh chống bội nhiễm
Đối với những trường hợp zona thần kinh có kèm theo bội nhiễm vi khuẩn, người bệnh cần phải điều trị với thuốc kháng sinh, thuốc chống phù nề, thuốc kháng viêm, thuốc kháng sinh chống bội nhiễm…
Tuy nhiên đây đều là những loại thuốc có khả năng gây tác dụng phụ và rủi ro trong thời gian điều trị bệnh. Đặc biệt là khi người bệnh không thận trọng trong quá trình dùng thuốc (dùng sai liều, sai cách, sai thời gian quy định).
Vì thế, phụ nữ cho con bú chỉ nên sử dụng nhóm thuốc kháng sinh, thuốc chống phù nề, thuốc kháng viêm, thuốc kháng sinh chống bội nhiễm khi bác sĩ yêu cầu và có đơn thuốc chứa hướng dẫn liều dùng.
Trong trường hợp bội nhiễm vi khuẩn xuất hiện đồng thời với biểu hiện liệt mặt, người bệnh cần sử dụng kết hợp thuốc chuyên biệt và vitamin B1, vitamin B6, vitamin B12 liều cao dạng uống hoặc tiêm.
Tham khảo thêm: Bị bệnh zona thần kinh có ăn được thịt gà không?
Thuốc an thần và giảm đau mạnh
Mụn nước xuất hiện đồng thời với biểu hiện đau rát và triệu chứng điển hình của bệnh zona thần kinh. Trong trường hợp cơn đau kéo dài, đau nghiêm trọng khiến bệnh nhân mất ngủ, thuốc giảm đau mạnh và thuốc an thần sẽ được thêm vào đơn thuốc chữa trị.
Không chỉ riêng phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú mà ở những người bình thường, thuốc an thần và thuốc giảm đau bắt buộc sử dụng dưới sự kiểm soát và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh tuyệt đối không tự ý mua và dùng thuốc để tránh gây nguy hiểm.
Thuốc tăng cường miễn dịch
Trong quá trình điều trị zona thần kinh, thuốc tăng cường hệ miễn dịch được áp dụng điều trị phối hợp. Loại thuốc này có tác dụng cải thiện hệ miễn dịch cho cơ thể, giúp chống lại sự tác động của các tác nhân gây bệnh. Từ đó hỗ trợ tốt quá trình chữa bệnh zona thần kinh.
Điều trị tại chỗ bằng thuốc mỡ kháng viêm, chống virus
Điều trị tại chỗ thường được sử dụng cho những bệnh nhân có tổn thương da không lan rộng, bệnh zona thần kinh ở mức độ từ nhẹ đến trung bình. Đối với những trường hợp nghiêm trọng bác sĩ chuyên khoa sẽ cho bạn điều trị tại chỗ song song với việc sử dụng thuốc uống.
Người bị zona thần kinh khi cho con bú có thể được điều trị tại chỗ với thuốc mỡ chống virus, kháng viêm như mỡ zovirax. Việc bôi loại thuốc này vào vùng da bệnh sẽ giúp bệnh nhân chống viêm, giảm đau, chống tạo sẹo, phòng ngừa bội nhiễm trên vùng da đang bị tổn thương, có mụn nước.
Kiểm soát zona thần kinh khi cho con bú bằng biện pháp chăm sóc tại nhà
Bên cạnh việc sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh có thể hỗ trợ quá trình điều trị và kiểm soát zona thần kinh khi cho con bú bằng biện pháp chăm sóc tại nhà. Điều này sẽ giúp bạn nâng cao hiệu quả và rút ngắn thời gian điều trị.
Ngoài ra, việc áp dụng các biện pháp chăm sóc đúng cách còn giúp những tổn thương không lây lan, mau chóng lành, phòng ngừa sẹo và chống bội nhiễm. Một số biện pháp chăm sóc tại nhà:
- Vệ sinh sạch sẽ vùng da bệnh, giữ da luôn khô ráo và thoáng mát.
- Không sử dụng xà phòng và chất tẩy rửa vệ sinh vùng da bệnh vì sản phẩm này có thể khiến da bị kích ứng, tổn thương lan rộng. Thay vào đó bạn nên sử dụng nước sạch, nước muối sinh lý hoặc các loại thuốc rửa chuyên biệt theo chỉ định của bác sĩ.
- Mặc quần áo sạch sẽ, thoáng mát, rộng rãi và dễ thấm hút mồ không. Không mặc trang phục bó sát để tránh chà xát, làm nặng hơn các tổn thương ngoài ra và gây khó khăn cho quá trình điều trị.
- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thường xuyên giặt giũ và phơi nắng chăn, ga, bao gối…
- Không chà xát, gãi hoặc chạm lên vùng da đang bị tổn thương. Bởi điều này có thể khiến cho những tổn thương lan rộng. Nếu tổn thương lan rộng sang bụng, ngực sẽ gây khó khăn trong quá trình cho con bú, trẻ dễ bị lây nhiễm.
- Cung cấp đủ nước cho cơ thể. Ngoài nước lọc, người bệnh có thể sử dụng thêm nước ép củ quả, rau xanh để bổ sung vitamin, nâng cao sức đề kháng và tốt cho quá trình chữa trị.
- Ăn uống đủ chất.
Tham khảo thêm: Viêm da tiếp xúc và zona: Cách phân biệt, nhận biết
Biện pháp phòng ngừa lây lan zona thần kinh khi cho con bú
Trẻ có thể bị lây nhiễm zona thần kinh khi tiếp xúc với vùng da bệnh trong lúc bú sữa mẹ. Chính vì thế, để phòng ngừa, mẹ cần tránh để trẻ tiếp xúc với vùng da bệnh. Tốt nhất bạn nên hút sữa ra bình, sau đó cho trẻ bú bên ngoài.
Trong trường hợp zona thần kinh xuất hiện ở bụng hoặc ở ngực, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về việc có nên cho trẻ tiếp tục bú sữa mẹ hay không. Bên cạnh đó, bạn cần áp dụng các phương pháp điều trị thích hợp theo chỉ định của bác sĩ để tránh sữa mẹ bị ảnh hưởng, không tốt cho trẻ nhỏ khi bú.
Ngoài ra, để phòng ngừa mẹ bị zona thần kinh lây sang trẻ nhỏ khi bú sữa, bạn cần đưa trẻ đến bệnh viện để được tiêm vắc xin phòng ngừa zona.
Nhìn chung, bệnh zona thần kinh khi cho con bú không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ từ việc bú sữa mẹ. Tuy nhiên bạn cần hạn chế tối đa việc cho trẻ tiếp xúc với vùng da bệnh vì có thể dẫn đến lây nhiễm. Ngoài ra bạn cần chú ý đến việc sử dụng thuốc để không làm ảnh hưởng đến sữa mẹ. Đặc biệt là khi zona thần kinh xảy ra ở vùng bụng, ngực.
Có thể bạn quan tâm
- Bị zona thần kinh ở môi: Cách chữa trị, chăm sóc
- Bệnh zona thần kinh ở trên mặt: Nhận biết và điều trị
Hỏi đáp cùng chuyên gia
Chào bs .cho em hỏi mẹ cho con bú bị thần kinh zona thì có cách gì chữa không ạ