Bệnh zona ở tay, chân: Triệu chứng và cách điều trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Da liễuPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Bệnh zona ở tay chân thường có xu hướng dễ diễn tiến nặng hơn ở các vùng da khác. Nguyên nhân là do tay chân dễ bị ma sát nhiều trong các hoạt động sinh hoạt thường ngày. Cần chú ý phát hiện sớm và có biện pháp can thiệp kịp thời để tránh tổn thương da lan rộng cùng nguy cơ nhiễm trùng.

bệnh zona ở tay chân
Tay chân được cho là những vị trí “ưa thích” của bệnh zona thần kinh

Nguyên nhân và triệu chứng bệnh zona ở tay chân

Zona thần kinh hiện đang là bệnh lý khá phổ biến. Theo thống kê từ trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) thì mỗi năm có khoảng 1 triệu người Mỹ được báo cáo mắc bệnh.

Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất ở đối tượng người lớn trên 60 tuổi. Triệu chứng có thể bùng phát ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Trong đó tay chân được cho là các vị trí “ưa thích” của bệnh zona thần kinh.

Bệnh zona không phải là một tình trạng quá nghiêm trọng và đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Tuy nhiên những triệu chứng của bệnh thường gây ra cảm giác đau đớn, tổn thương da dễ lan rộng nếu không can thiệp kịp thời.

1. Nguyên nhân gây bệnh

Cũng giống như các thể zona thần kinh ở vị trí khác, bệnh zona ở tay chân là do quá trình tái hoạt động của virus Varicella Zoster gây ra. Loại virus này cũng chính là tác nhân làm bùng phát bệnh thủy đậu. Đây cũng là nguyên nhân lý giải tại sao bệnh zona thường xảy ra ở những người có tiền sử mắc bệnh thủy đậu.

Những yếu tố dưới đây được cho là có liên quan đến sự tái hoạt động của virus Varicella Zoster. Từ đó làm bùng phát bệnh zona ở tay chân:

  • Sức đề kháng suy yếu
  • Da bị trầy xước, nhiễm trùng
  • Suy giảm miễn dịch
  • Suy nhược cơ thể
  • Sang chấn tinh thần
  • Nhiễm HIV
  • Điều trị bệnh bằng phóng xạ hay hóa trị liệu
  • Sử dụng thuốc cấy ghép nội tạng
  • Đang mang thai
  • Mắc các bệnh ác tính
nguyên nhân gây bệnh zona ở tay chân
Suy nhược cơ thể tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh zona thần kinh ở tay chân bùng phát

2. Các dấu hiệu đặc trưng

Bệnh zona ở tay chân rất dễ để nhận biết, bạn cần chú ý đến một số triệu chứng đặc trưng sau đây:

  • Vùng da bùng phát bệnh sẽ xuất hiện mụn nước, các vùng da xung quanh có thể bị mẩn đỏ.
  • Các nốt mụn thường sẽ phát triển theo từng đám trong khoảng 7 – 10 ngày và sẽ biến mất hoàn toàn sau khoảng 4 tuần.
  • Khi bệnh vừa bùng phát, bạn sẽ thường cảm thấy ngứa ngáy, đau rát và khó chịu.
  • Ở thời gian cuối, các nốt mụn nước sẽ khô lại và để lại sẹo trước khi được chữa khỏi hoàn toàn.
  • Trường hợp bệnh nặng, các triệu chứng toàn thân như sốt cao, ớn lạnh, khó chịu dạ dày sẽ thường đi kèm.

Ở những người khỏe mạnh, nếu bị zona thần kinh ở chân tay thì mụn nước thường xuất hiện ít, không gây đau đớn và ít để lại sẹo. Ngược lại nếu có sức đề kháng yếu thì tổn thương da thường chậm lành và cản trở quá trình điều trị.

Bệnh zona thần kinh ở tay chân nếu xảy ra ở những người lớn tuổi thì có thể kéo dài từ vài tháng cho tới vài năm. Đồng thời dễ để lại các di chứng về thần kinh dù đã được điều trị hoàn toàn.

Bệnh zona ở tay chân có nguy hiểm không?

Các tổn thương do bệnh zona thần kinh ở tay chân gây ra thường không quá nghiêm trọng và có thể cải thiện nhanh nếu phát hiện sớm và can thiệp đúng cách. Tuy nhiên, nếu không nghiêm túc điều trị thì một số biến chứng sau sẽ có nguy cơ cao phát sinh:

  • Đau dây thần kinh sau herpes

Đôi khi cơn đau do zona vẫn sẽ tiếp tục sau khi các mụn nước đã lành lặn. Tình trạng đau nhức còn có thể kéo dài trong nhiều tháng hay thậm chí là nhiều năm. Đặc biệt là ở đối tượng những người lớn tuổi.

Tình trạng này xảy ra khi các sợi thần kinh gặp tổn thương gửi và phóng đại các tín hiệu đau đớn từ da tới não. Tỷ lệ mắc bệnh zona và đau dây thần kinh sau herpes thường tăng theo độ tuổi, khoảng hơn 50% trường hợp xảy ra ở những người trên 60 tuổi.

  • Nhiễm trùng da:

Các nốt mụn nước zona nếu không được chăm sóc đúng cách sẽ rất dễ phát sinh tình trạng nhiễm trùng da di vi khuẩn. Điều này không chỉ khiến tổn thương da lan rộng, sâu và nghiêm trọng hơn mà còn gây đau đớn. Đặc biệt là dễ để lại sẹo lớn sau khi việc điều trị được hoàn thành.

zona ở tay chân
Nếu không nghiêm túc điều trị thì tình trạng nhiễm trùng da sẽ rất dễ phát sinh khiến da bị tổn thương nghiêm trọng

Cách điều trị bệnh zona thần kinh ở tay chân

Tùy thuộc vào biểu hiện của triệu chứng mà có cách điều trị tương thích khi mắc bệnh zona thần kinh ở tay chân. Các triệu chứng ở tay chân thường dễ phát triển nặng nề hơn nhưng cũng không khó để khắc phục. Bởi tay chân không phải là vùng da nhạy cảm như da mặt hay xung quanh mí mắt…

Dưới đây là một số cách điều trị zona thần kinh ở tay chân phổ biến:

1. Thăm khám và sử dụng thuốc

Khi các triệu chứng của bệnh kích hoạt, tốt nhất bạn nên chủ động thăm khám để bác sĩ hướng dẫn điều trị đúng cách. Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của triệu chứng cùng thể trạng của người bệnh mà bác sĩ sẽ kê toa thuốc phù hợp.

Các loại thuốc sau thường sẽ được chỉ định:

  • Trong bất cứ trường hợp nào, dù nặng hay nhẹ thì các thuốc kháng virus acyclovir hay zovirax cũng sẽ được chỉ định. Tuy nhiên liều dùng và tần suất sẽ có sự thay đổi cho phù hợp với từng độ tuổi.
  • Nếu người bệnh đau nhiều, kéo dài, ảnh hưởng đến giấc ngủ thì các loại thuốc an thần hay giảm đau mạnh cũng có thể được dùng.
  • Thuốc điều trị tại chỗ như các loại thuốc mỡ kháng viêm chống virus cũng sẽ được áp dụng cho vùng da có mụn nước. Bôi thuốc đúng cách sẽ giúp giảm đau, kháng viêm, chống tạo sẹo và ngăn ngừa nguy cơ bội nhiễm.
  • Trong trường hợp xuất hiện bội nhiễm do vi khuẩn thì bác sĩ thường chỉ định kháng sinh chống bội nhiễm, thuốc kháng viêm hay chống phù nề.
  • Để thúc đẩy nhanh hơn quá trình điều trị thì một số thuốc tăng cường miễn dịch cũng có thể được chỉ định phối hợp.

Xem thêm: Zona Thần Kinh Bội Nhiễm Là Gì? Cách Điều Trị Hiệu Quả

chữa zona ở tay chân
Bác sĩ thường sẽ chỉ định thuốc kháng virus để kiểm soát bệnh zona ở tay chân

Tất cả các loại thuốc điều trị zona ở tay chân dù là thuốc bôi hay thuốc uống cũng cần dùng đúng chỉ định từ bác sĩ. Trường hợp toa thuốc không đáp ứng triệu chứng của bệnh hay có những vấn đề bất thường phát sinh, bạn hãy chủ động báo cho bác sĩ để nhận được sự điều chỉnh kịp thời.

2. Áp dụng mẹo chữa tự nhiên

Bên cạnh việc sử dụng thuốc thì người bệnh có thể áp dụng một số mẹo tự nhiên tại nhà để hỗ trợ khắc phục triệu chứng. Dưới đây là một số gợi ý đơn giản và rất dễ thực hiện:

  • Liệu pháp chườm lạnh giúp giảm sưng đau:

Lấy một cái khăn mềm nhúng vào nước mát vô trùng. Sau đó đắp trực tiếp lên khu vực da tay chân bị ảnh hưởng. Lặp lại cách này nhiều lần trong ngày bất cứ khi nào vùng da bị bệnh có cảm giác đau rát và khó chịu.

Hoặc thay vì đắp khăn lạnh, người bệnh có thể dùng đá lạnh bọc vào trong một miếng vải mỏng. Sau đó chườm lên vùng da tay chân bị bệnh khoảng 15 phút. Tránh chườm đá lạnh trực tiếp lên da bởi có thể gây bỏng lạnh khiến tổn thương da càng thêm nghiêm trọng.

  • Dùng mật ong chữa bệnh zona ở tay chân:

Rất đơn giản, người bệnh chỉ cần lấy một lượng mật ong nguyên chất vừa đủ để thoa một lớp mỏng bao phủ lên toàn bộ diện tích da bị bệnh. Để khoảng 20 phút đủ cho các chất trong mật ong thẩm thấu vào da. Sau đó dùng nước sạch rửa lại và dùng khăn mềm thấm khô. Với cách này nên thực hiện đều đặn 2 lần/ngày.

Tham khảo: 5 Mẹo Chữa Giời Leo Bằng Mật Ong Cho Hiệu Quả Rõ Rệt

chữa bệnh zona ở tay chân
Dùng mật ong chữa zona ở tay chân là mẹo tự nhiên được dùng phổ biến
  • Chữa zona ở tay chân bằng tinh dầu tràm trà:

Sở hữu đặc tính kháng viêm, chống khuẩn mạnh nên tinh dầu tràm trà được tin tưởng sử dụng để điều trị rất nhiều các bệnh lý da liễu như viêm da, á sừng và cả bệnh zona. Ngoài khả năng kháng khuẩn và làm sạch da thì tinh dầu tràm trà còn có khả năng làm dịu kích ứng, giảm ngứa và thúc đẩy quá trình hồi phục tổn thương.

Chỉ cần dùng vài ba giọt tinh dầu tràm trà đem pha loãng với nước lọc. Sau đó thoa trực tiếp lên vùng da tay chân đang bị tổn thương do bệnh zona. Cần áp dụng cách này với tần suất 3 lần/ngày để hỗ trợ tối ưu cho quá trình điều trị.

3. Chăm sóc khi bị bệnh zona ở tay chân

Nên áp dụng một số biện pháp chăm sóc sau khi không may bị zona thần kinh ở tay chân:

  • Tuyệt đối không gãi, chà xát hay để xà phòng, nước bẩn tiếp xúc với vùng da tay chân đang bị nhiễm bệnh. Điều này sẽ làm các mụn nước dễ vỡ ra và làm tăng nguy cơ phát sinh nhiễm trùng.
  • Nên thường xuyên vệ sinh cơ thể, tay chân, đồng thời giữ vùng da tổn thương sạch sẽ, thông thoáng để hạn chế nguy cơ viêm nhiễm.
  • Bổ sung cho cơ thể từ 2 đến 2,5 lít nước mỗi ngày. Cung cấp đầy đủ vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng nhằm nâng cao sức đề kháng, hỗ trợ ức chế virus varicella zoster.
  • Giảm khối lượng công việc, dành thời gian nghỉ ngơi. Đồng thời nên ngủ sớm, đúng giờ, đủ giấc. Kiểm soát căng thẳng bằng một số hoạt động như tập yoga, ngồi thiền, đọc sách, nghe nhạc…
  • Nên mặc quần áo rộng rãi, thông thoáng và có chất liệu mát, thấm hút để hạn chế ma sát lên da và giảm nguy cơ bội nhiễm.
  • Tuyệt đối không tiếp xúc với phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh thiếu tháng hay nhẹ cân, trẻ em, những người có hệ miễn dịch suy yếu, người chưa từng mắc thủy đậu, zona hay chưa chích ngừa thủy đậu cho tới khi lành bệnh.

Bệnh zona thần kinh ở tay chân dù không quá nguy hiểm nhưng dễ để lại hệ lụy nghiêm trọng nếu không sớm phát hiện và điều trị. Bên cạnh việc điều trị theo toa thuốc từ bác sĩ thì bạn cần chăm sóc tốt tại nhà để kiểm soát bệnh tốt nhất, tránh nguy cơ nhiễm trùng hay lây bệnh cho người khác.

Có thể bạn quan tâm:

Bị giời leo có cần kiêng nước, kiêng gió không?

Bệnh giời leo mặc dù không đe dọa trực tiếp đến tính mạng nhưng nếu không có chế độ kiêng cữ phù hợp trong ăn uống cũng như sinh hoạt...

Bị zona thần kinh có ảnh hưởng đến thai nhi không ?

Phụ nữ mang thai mắc bệnh zona thần kinh có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi...

Top Các Loại Thuốc Bôi Trị Bệnh Zona Thần Kinh Hiệu Quả An Toàn

Dung dịch sát trùng, thuốc mỡ kháng sinh, thuốc gây tê tại chỗ,...  là một trong những loại thuốc bôi...

trj giời leo bằng tỏi

Cách trị giời leo bằng tỏi – Hướng dẫn chi tiết A-Z

Nhờ có chứa những thành phần hoạt chất có dược tính cao mà tỏi được sử dụng trong khắc phục...

Bệnh zona thần kinh ở trẻ em: Điều phụ huynh cần biết

Mặc dù triệu chứng của bệnh zona thần kinh ở trẻ em có mức độ ảnh hưởng thấp và hiếm...

Cách phân biệt zona thần kinh và kiến ba khoang

Cách phân biệt zona thần kinh và kiến ba khoang

Zona thần kinh và kiến ba khoang gây bệnh ngoài da với những biểu hiện khá tương đồng. Điều này...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *