Tiêm vacxin phòng bệnh zona thần kinh như thế nào đúng ?

Tiêm vacxin là một trong những biện pháp phòng ngừa bệnh zona thần kinh hiệu quả. Tuy nhiên trước khi áp dụng, bạn cần tìm hiểu các thông tin cơ bản về biện pháp này.

Tiêm vacxin phòng bệnh zona thần kin
Tiêm vacxin phòng bệnh zona thần kinh như thế nào đúng ?

Suốt nhiều năm chịu đựng căn bệnh á sừng đầy “ám ảnh”, ông Nguyễn Thế Tình (Hạ Long, Quảng Ninh) đã lành bệnh chỉ sau 1 tháng sử dụng Thanh bì Dưỡng can thang.

Những thông tin cần biết về tiêm vacxin phòng bệnh zona

Bệnh zona thần kinh là trạng thái tổn thương da cấp tính do hoạt động của virus varicella zoster. Các biểu hiện lâm sàng của bệnh thường không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Nhưng nếu tình trạng tái phát nhiều lần, virus có thể làm tổn thương dây thần kinh và khiến chức năng truyền tín hiệu của cơ quan này bị suy giảm.

Để hạn chế tình trạng tái phát, nhiều người đã lựa chọn cách tiêm vacxin phòng ngừa. Tuy nhiên biện pháp này chỉ thích hợp với một số đối tượng nhất định.

1. Tác dụng của vacxin ngừa bệnh zona

Vacxin ngừa bệnh zona có tác dụng thúc đẩy hệ thống hệ miễn dịch sản xuất ra kháng thể nhằm chống lại virus varicella zoster. Bằng cơ chế này, vacxin có thể phòng ngừa được sự bùng phát và tái hoạt động của virus gây bệnh.

2. Các loại vacxin phòng ngừa zona

Trước đây, vacxin Zostavax sống được sử dụng để phòng ngừa bệnh zona. Tuy nhiên từ năm 2006 trở đi, vacxin Shingrix ra đời và được sử dụng phổ biến hơn.

Tiêm vacxin phòng bệnh zona thần kinh
Vacxin Shingrix giúp cơ thể tạo ra kháng nguyên nhằm chống lại hoạt động của virus
  • Vacxin Zostavax: Vaxcin này có chứa 1 liều nhỏ virus gây bệnh nhằm giúp hệ miễn dịch của cơ thể phát triển và miễn nhiễm với hoạt động của virus. Quá trình tiêm vaxcin Zostavax bao gồm 1 mũi tiêm duy nhất.
  • Vacxin Shingrix: Vacxin này cần thực hiện 2 mũi tiêm để đảm bảo khả năng phòng ngừa zona thần kinh (khoảng cách giữa 2 mũi kéo dài từ 2 – 6 tháng). Shingrix bổ sung thành phần bổ trợ nhằm giúp cơ thể tạo ra kháng nguyên để chống lại hoạt động của virus.

Hiện tại Vacxin Zostavax hiếm khi được sử dụng. Nếu đã từng tiêm vacxin này, bạn vẫn có thể tiêm thêm Vacxin Shingrix để kéo dài hiệu lực phòng bệnh. Tuy nhiên cần thông báo với bác sĩ tình trạng này để được xem xét.

3. Đối tượng sử dụng vacxin

Đối tượng tiêm vacxin ngừa bệnh zona là người trên 50 tuổi có tình trạng sức khỏe bình thường.

Vacxin này ít được áp dụng cho người dưới 50 tuổi vì hệ miễn dịch ở những đối tượng này hoạt động tốt và có khả năng đối kháng với virus gây bệnh.

Vacxin hoạt động đối với cả người chưa mắc bệnh hoặc đã phát bệnh zona thần kinh.

4. Tác dụng phụ khi tiêm vacxin phòng bệnh zona

Tác dụng phụ sau khi tiêm vacxin, bao gồm:

  • Mệt mỏi
  • Đau nhức
  • Nhức đầu
  • Phát ban da nhẹ
  • Tiêu chảy
  • Ngứa và sưng tại vị trí tiêm

Hầu hết những tác dụng phụ này đều thuyên giảm sau 3 – 5 ngày. Nếu nhận thấy những phản ứng nghiêm trọng sau, bạn nên chủ động thông báo với bác sĩ để được xử lý kịp thời.

  • Sốt cao
  • Đau họng
  • Phát ban da nặng nề
  • Khó thở

Nếu cơ thể xuất hiện phản ứng dị ứng, bạn cần thông báo ngay với bác sĩ. Trong trường hợp dị ứng với liều đầu tiên của vacxin, tuyệt đối không tiến hành tiêm thêm liều thứ 2. Tình trạng này có thể dẫn đến sốc phản vệ và gây nguy hiểm đến tính mạng.

5. Những người không nên tiêm vacxin ngừa zona

Vacxin ngừa bệnh zona có thể không hoạt động tốt và gây ra một số tác dụng không mong muốn ở những đối tượng sau:

  • Có tiền sử dị ứng với bất cứ thành phần nào trong vacxin
  • Đang mắc bệnh zona hoặc thủy đậu
  • Đang cho con bú hoặc đang có mang thai
  • Bệnh nhân lao tiến triển
  • Ung thư hạch
  • Hệ miễn dịch suy yếu do HIV/ AIDS
  • Bệnh bạch cầu
  • Đang áp dụng liệu pháp ức chế miễn dịch
  • Đang thực hiện xạ trị hoặc hóa trị
  • Đang sử dụng thuốc chống viêm không steroid, Etanercept, Infliximab, Adalimumab,…
  • Quá mẫn với Neomycin hay Gelatin

6. Những điều cần lưu ý khi tiêm vacxin phòng bệnh zona

Nếu đã tiêm vacxin phòng ngừa zona, bạn cần hạn chế tiêm vacxin sống (vacxin ngừa rubella, quai bị và sởi), vacxin ngừa bệnh thương hàn, cúm,…trong ít nhất 4 tuần sau đó.

Hoạt động của vacxin có thể suy giảm bởi một số loại thuốc điều trị. Vì vậy trước khi tiêm, bạn nên thông báo với bác sĩ những loại thuốc đã và đang sử dụng trong thời gian gần đây để bác sĩ xem xét về phản ứng tương tác.

Khả năng phòng ngừa bệnh zona của vacxin có thể kéo dài từ 3 – 5 năm tùy vào hệ miễn dịch của từng người. Sau thời gian này, bạn có thể tiến hành thăm khám và tiêm lại nếu cần thiết.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Bệnh giời leo là gì, tại sao bị? Dấu hiệu và cách trị

Giời leo là bệnh xảy ra phổ biến trong các bệnh lý về da liễu. Bệnh hình thành và phát...

Bệnh zona thần kinh ở lưng làm sao chữa trị?

Bệnh zona thần kinh là một dạng viêm da xảy ra do sự tác động của virus thần kinh Varicella...

Zona thần kinh ở mặt và những điều cần biết

Bệnh zona thần kinh ở trên mặt: Nhận biết và điều trị

Bệnh zona thần kinh ở mặt thường có các biểu hiện như ngứa ran, nóng rát trước khi có các...

Bị zona thần kinh ở vùng kín và cách chữa trị

Bị zona thần kinh vùng kín cần hết sức lưu ý trong việc chữa trị

Ngoài vùng mặt, tay, chân thì bệnh zona thần kinh có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào...

Bị giời leo ở mắt có nguy hiểm không? Cách điều trị

Bệnh giời leo xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể. Tuy nhiên so với các vị trí khác,...

Hỏi đáp cùng chuyên gia

  1. Nguyễn Thị Thanh HuyềnNguyễn Thị Thanh Huyền says: Trả lời

    Tôi có thể tiêm vacxin ngừa zona thần kinh ở đâu?

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.