Bị zona thần kinh có ảnh hưởng đến thai nhi không ?
Phụ nữ mang thai mắc bệnh zona thần kinh có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi – nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Vì vậy cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh lý cho sản phụ.
Zona thần kinh có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Zona thần kinh phát sinh do virus Varicella zoster tái hoạt động khiến da bị nhiễm trùng cấp tính. Tổn thương da do bệnh lý này gây ra thường khu trú dọc theo các dây thần kinh trong cơ thể.
Zona thần kinh có phạm vi ảnh hưởng thấp, chủ yếu tập trung ở bên ngoài da và hầu hết đều không để lại những biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng có xu hướng tăng lên đáng kể nếu bệnh lý này phát sinh trong thời kỳ mang thai.
Virus Varicella zoster có thể xâm nhập vào bào thai và ảnh hưởng đến quá trình hoàn thiện tế bào thần kinh của thai nhi. Nếu sản phụ mắc bệnh trong 3 tháng đầu thai kỳ, thai nhi có thể bị dị tật hoặc gặp phải các vấn đề sức khỏe bẩm sinh.
Zona thần kinh phát sinh từ tháng thứ 6 thai kỳ trở đi có mức độ ảnh hưởng thấp hơn và hiếm khi gây ra các tác động nghiêm trọng.
Tuy nhiên nếu virus này bùng phát mạnh và gây bệnh thủy đậu, mức độ tổn thương đối với thai nhi là rất cao. Chính vì vậy, sản phụ cần có biện pháp ngăn chặn và phòng ngừa những vấn đề tiêu cực trong thời gian mang thai.
Phòng ngừa bệnh zona thần kinh trong thời gian mang thai
Zona thần kinh ít khi xuất hiện ở sản phụ. Tuy nhiên bạn cần chủ động phòng ngừa bệnh lý này để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.
Các biện pháp phòng ngừa bệnh zona thần kinh trong thời gian mang thai:
- Tránh tiếp xúc với những người mắc bệnh zona hay thủy đậu, vì virus gây bệnh có khả năng lây lan nhanh qua tiếp xúc vật lý. Bên cạnh đó, bạn cũng cần hạn chế đến những nơi công cộng như bệnh viện, bến xe,…
- Virus Varicella zoster thường ẩn náu trong các dây thần kinh của cơ thể và tái hoạt động khi có điều kiện thích hợp. Do đó, bạn cần chủ động tránh những yếu tố kích thích virus tái phát như cơ thể mệt mỏi, giảm hệ miễn dịch, suy nhược, căng thẳng,…
- Trong thời gian mang thai, phụ nữ cần nguồn dinh dưỡng dồi dào để đảm bảo năng lượng hoạt động và sự phát triển của thai nhi. Nếu không đảm bảo vấn đề này, cơ thể dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi. Vì vậy bạn cần bổ sung các thực phẩm lành mạnh và giàu chất dinh dưỡng như cá, hải sản, thịt, trứng, sữa, rau xanh và trái cây.
- Bên cạnh đó, cần luyện tập những động tác có cường độ thích hợp nhằm tăng cường sức khỏe và cải thiện hệ miễn dịch.
- Thăm khám thường xuyên trong thời mang thai để bác sĩ kịp thời phát hiện bệnh, tiến hành điều trị sớm nhằm giảm mức độ ảnh hưởng đối với thai nhi.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!
Có thể bạn quan tâm
- Zona thần kinh khi cho con bú: Cách trị, ngừa lây lan
- Bệnh zona thần kinh khác giời leo: Đừng nhầm lẫn
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!