Bị giời leo bôi thuốc gì nhanh khỏi, không sẹo?

Bị giời leo bôi thuốc gì nhanh khỏi, không sẹo là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Thông thường các loại thuốc bôi điều trị bệnh giời leo được dùng với mục đích ức chế hoạt động của virus, sát khuẩn, phòng ngừa sẹo, cải thiện triệu chứng đau nhức và sưng viêm ở vùng da tổn thương. Tuy nhiên người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn nếu thiếu thận trọng khi sử dụng.

Bị giời leo bôi thuốc gì nhanh khỏi, không sẹo?

Đối với những trường hợp mắc bệnh giời leo từ nhẹ đến trung bình, bác sĩ chuyên khoa có thể yêu cầu bệnh nhân sử dụng thuốc bôi ngoài da để tiêu diệt virus, làm giảm triệu chứng và phòng ngừa sẹo. Một số loại thuốc bôi được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh giời leo gồm:

Bị giời leo bôi thuốc gì nhanh khỏi, không sẹo?
Tìm hiểu người bị giời leo bôi thuốc gì nhanh khỏi, không sẹo

1. Thuốc kháng virus và thuốc sát khuẩn

Thuốc kháng virus và thuốc sát khuẩn được sử dụng với mục đích làm dịu nhanh cảm giác nóng rát, ngứa ngáy, sát trùng vùng da đang bị tổn thương và phòng ngừa viêm nhiễm. Ngoài ra loại thuốc này còn có tác dụng phá vỡ, ức chế hoạt động và ngăn chặn sự phát triển của virus gây bệnh giời leo.

Jarish

Jarish là dung dịch sát khuẩn và khử trùng ngoài da. Bên trong dung dịch này có chứa hoạt chất Acidum boricum mang tác dụng khử trùng, làm sạch vùng da bị tổn thương. Đồng thời cải thiện tình trạng viêm nhẹ và làm dịu vùng da bị giời leo.

Khi sử dụng dung dịch sát khuẩn và khử trùng da Jarish, người bệnh có thể mắc phải một số tác dụng phụ. Điển hình như nổi mẩn, ngứa ngáy, kích ứng da…

Kẽm oxit 10%

Kẽm oxit 10% là một loại thuốc bôi ngoài da có thành phần là hoạt chất Zinc oxide (kẽm oxit). Loại thuốc này có tác dụng làm dịu da và sát khuẩn những khu vực có da bị tổn thương. Để làm giảm cảm giác nóng ran và châm chích do những nốt mụn nước gây ra, bác sĩ chuyên khoa có thể cho bạn sử dụng Kẽm oxit 10% với liều lượng từ 1 – 2 lần/ngày, bôi ngoài da.

Tuy nhiên những người có tiền sử hoặc đang bị dị ứng với kẽm không nên sử dụng loai thuốc này.

Kẽm oxit 10%
Kẽm oxit 10% có tác dụng làm dịu và sát khuẩn khu vực có da bị tổn thương

Tham khảo thêm: Bệnh Giời Leo Ở Trẻ Em: Biểu Hiện Và Cách Chữa Trị An Toàn

Dalibour cream

Nhờ thành phần có chứa kẽm oxit, kẽm sunfat và đồng sunfat , thuốc bôi ngoài da Dalibour có tác dụng sát khuẩn cho da, chống bội nhiễm và phòng ngừa sẹo. Không giống với các dung dịch sát khuẩn, Dalibour cream có chứa glycerin. Vì thế loại thuốc này có thể cải thiện tình trạng kích ứng da và khô da khi sử dụng.

Xanh methylene

Xanh methylene được sử dụng trong điều trị nhiễm trùng da, có tác dụng sát khuẩn nhẹ. Thuốc có khả năng liên kết với acid nucleic của virus, ức chế hoạt động và khiến phân tử virus bị phá vỡ ngay khi bệnh nhân tiếp xúc với ánh sáng.

Xanh methylene được chỉ định để điều trị bệnh giời leo, viêm da có mủ, chốc lở, tổn thương da do sự tác động của virus viracella zoster… Tuy nhiên loại thuốc này không được khuyến cáo sử dụng cho những bệnh nhân bị suy thận, phụ nữ đang mang thai, đang trong thời kỳ cho con bú và người bị thiếu hụt G6PD.

Bệnh nhân chỉ được chữa bệnh với Xanh methylene trong một thời gian ngắn. Bởi việc sử dụng loại thuốc này trong thời gian dài có thể gây thiếu máu. Đồng thời phát sinh một số tác dụng phụ không mong muốn. Cụ thể kích thích bàng quang, buồn nôn, chóng mặt…

Hồ nước

Trong thành phần của hồ nước là glycerin, calcium carbonate, kẽm oxit… Việc đưa hồ nước vào quá trình điều trị bệnh giời leo sẽ giúp người bệnh cải thiện tình trạng sưng viêm và sát khuẩn nhẹ ở vùng da đang bị tổn thương.

Trong điều trị bệnh giời leo, hồ nước là dung dịch dùng ngoài da được chỉ định phổ biến. Bởi dung dịch dùng ngoài này có thể sử dụng để chữa bệnh cho cả trẻ em và phụ nữ mang thai.

Hồ nước
Hồ nước có công dụng cải thiện tình trạng sưng viêm và sát khuẩn nhẹ ở vùng da đang bị tổn thương

2. Thuốc mỡ kháng sinh

Thuốc mỡ kháng sinh được chỉ định điều trị trong trường hợp vùng da tổn thương do giời leo có dấu hiệu bội nhiễm. Loại thuốc này có tác dụng cải thiện tình trạng viêm và kháng khuẩn ở vùng da bệnh.

Các loại thuốc mỡ kháng sinh được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh giời leo gồm:

Begendrem

Begendrem có  chứa thành phần là Gentamicin (hoạt chất kháng khuẩn giúp ức chế hoạt động của các loại vi khuẩn gây bệnh thường gặp) và Betamethasone (một corticoid tổng hợp có khả năng ức chế miễn dịch).

Thông thường để cải thiện tình trạng nhiễm trùng và phòng ngừa sẹo hình thành, bác sĩ chuyên khoa sẽ cho bạn sử dụng thuốc Begendrem với liều dùng từ 1 – 2 lần/ngày.

Khi bôi thuốc Begendrem lên vùng da bệnh, bạn cần tránh băng kín khu vực tiếp xúc với thuốc. Đồng thời hạn chế tiếp xúc với ánh sáng, ánh nắng mặt trời. Chống chỉ định sử dụng loại thuốc này với trẻ sơ sinh và người quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Fobancort

Để bệnh giời leo mau chóng khỏi, phòng ngừa sẹo và điều trị các tình trạng viêm da nhiễm khuẩn, bác sĩ chuyên khoa sẽ cho bạn sử dụng thuốc bôi Fobancort. Thành phần của loại thuốc này gồm Fusidic acid (một hoạt chất kháng khuẩn tại chỗ) và Betamethason.

Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân bôi thuốc Fobancort với liều 2 – 3/ngày để kiểm soát và cải thiện tình trạng nhiễm khuẩn. Trong trường hợp bệnh giời leo hình thành ở những vùng da dễ ma sát với các bề mặt vật lý, người bệnh có thể sử dụng gạc băng kín vùng da bệnh để hạn chế tổn thương.

Tuy nhiên người bệnh cần giảm liều dùng thuốc so với liều thông thường. Bởi những dẫn xuất của hoạt chất corticoid có thể nâng cao mức độ hấp thu trong thời gian da được băng kín.

Fobancort
Bôi thuốc Fobancort từ 2 – 3/ngày để kiểm soát và cải thiện tình trạng nhiễm khuẩn

Tham khảo thêm: Cách trị giời leo ở mặt (miệng, môi, mũi, má, cằm…)

3. Thuốc bôi giảm đau

Trong trường hợp cơn đau chỉ xuất hiện tại vùng da bị tổn thương, bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp bạn kiểm soát triệu chứng này bằng cách thêm vào đơn thuốc các loại thuốc bôi giảm đau.

Một số loại thuốc giảm đau tại chỗ như Lidocain gel được dùng để loại bỏ cảm giác đau đớn do nhiễm virus. Tuy nhiên loại thuốc này chỉ được sử dụng khi tổn thương đã liền sẹo.

Trong trường hợp những nốt mụn nước và tổn thương chưa biến mất, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn sử dụng thuốc giảm đau đường uống. Bởi việc bôi thuốc giảm đau lên mụn nước, vùng da bị lở loét có thể khiến vị trí này bị chảy máu và gây kích ứng.

Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc bôi điều trị bệnh giời leo

Hầu hết các trường hợp giời leo từ nhẹ đến trung bình đều có đáp ứng tốt, chống hình thành sẹo và điều trị dứt điểm sau khi bôi thuốc. Tuy nhiên nếu chủ quan, không cẩn trọng trong thời gian chữa bệnh với thuốc, người bệnh sẽ có nguy cơ cao đối mặt với nhiều tác dụng phụ không mong muốn.

Do đó, người bệnh cần lưu ý những điều sau đây khi sử dụng thuốc bôi điều trị bệnh giời leo:

  • Để đảm bảo an toàn và đạt tối đa hiệu quả chữa bệnh, bạn cần sử dụng thuốc đúng với hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa (thời gian, liều lượng, tần suất dùng thuốc). Người bệnh cần kiên trì sử dụng thuốc, không nên ngưng thuốc quá sớm vì có thể khiến virus viracella zoster bùng phát và tái phát bệnh.
  • Việc sử dụng thuốc mỡ kháng sinh có thể khiến da bị bào mòn, gây teo collagen, da mỏng. Chính vì thế, bạn nên bôi thuốc với liều lượng thích hợp, không dùng kéo dài và tránh bôi thuốc với diện rộng.
  • Để giảm tối đa tình trạng bội nhiễm, trước khi tiến hành bôi thuốc lên vùng da bệnh, bạn nên vệ sinh tay sạch sẽ với xà phòng diệt khuẩn. Đồng thời vệ sinh vùng da bệnh bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý.
  • Không bôi thuốc quá gần với mắt, miệng và một số vùng da nhạy cảm khác. Trong trường hợp bạn bị giời leo ở mắt hoặc phát sinh ở những vùng da đặc biệt, người bệnh nên trao đổi ý kiến cùng với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn sử dụng thuốc phù hợp.
  • Những người đang trong thời kỳ cho con bú, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh cần tham khảo ý kiến của chuyên gia và bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng bất kỳ loại thuốc bôi điều trị giời leo nào.
  • Những loại thuốc bôi dùng trong điều trị bệnh giời leo hiếm khi gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng hay gây gây nguy hiểm cho người bệnh. Tuy nhiên ở một số trường hợp có tình trạng sức khỏe đặc biệt, việc sử dụng thuốc có thể phát sinh các tác dụng phụ, rủi ro trong thời gian chữa trị. Vì thế, bạn cần chia sẻ với bác sĩ tình trạng sức khỏe và tiền sử dị ứng để được xem xét việc sử dụng thuốc.
  • Trong quá trình điều trị, nếu nhận thấy cơ thể xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc. Đồng thời báo ngay với bác sĩ chuyên khoa về tình trạng sức khỏe của bạn ở hiện tại.
Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc bôi điều trị bệnh giời leo
Ngưng bôi thuốc trị giời leo khi cơ thể xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào

Bài viết là một số thông tin cơ bản giúp giải đáp vấn đề “Bị giời leo bôi thuốc gì nhanh khỏi, không sẹo?”. Thông qua bài viết này, hy vọng người bệnh có thể chọn được một loại thuốc chữa bệnh thích hợp, giúp bệnh nhanh khỏi và không để lại sẹo.Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, bạn cần tham vấn y khoa về liều dùng, thời gian, cách sử dụng trước khi đưa bất kỳ loại thuốc nào vào quá trình chữa trị.

Bị bệnh zona thần kinh có ăn được thịt gà không?

Ngoài việc sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, người bị zona cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống mỗi ngày. Điều này sẽ giúp bạn...
trj giời leo bằng tỏi

Cách trị giời leo bằng tỏi – Hướng dẫn chi tiết A-Z

Nhờ có chứa những thành phần hoạt chất có dược tính cao mà tỏi được sử dụng trong khắc phục...

Bệnh zona thần kinh liên sườn là gì? Cách điều trị như thế nào?

Bệnh zona thần kinh liên sườn và thông tin cần biết

Bệnh zona thần kinh liên sườn được chia thành 2 giai đoạn là giai đoạn cấp khởi phát và giai...

Dấu hiệu bệnh zona sắp khỏi

Dấu hiệu bệnh zona sắp khỏi và cách chăm sóc

Làn da bắt đầu phục hồi, khô mụn nước là dấu hiệu bệnh zona thần kinh sắp khỏi. Nếu bạn...

bị zona thần kinh ở môi

Bị zona thần kinh ở môi: Cách chữa trị, chăm sóc

Bệnh zona thần kinh ở môi thường bùng phát khi bạn căng thẳng thần kinh, suy nhược cơ thể hay...

Bệnh zona thần kinh có lây không? Lây qua đường nào?

Zona thần kinh là bệnh lý truyền nhiễm do virus varicella zoster gây ra. Bệnh có thể lây nhiễm qua...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *