Bệnh zona thần kinh ở trẻ em: Điều phụ huynh cần biết

Mặc dù triệu chứng của bệnh zona thần kinh ở trẻ em có mức độ ảnh hưởng thấp và hiếm khi để lại các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên nếu phụ huynh chủ quan và không điều trị kịp thời, trẻ có thể phải đối mặt với các tổn thương vĩnh viễn.

zona thần kinh ở mắt trẻ em
Những điều phụ huynh cần biết về bệnh zona thần kinh ở trẻ em

Những điều phụ huynh cần biết về bệnh zona thần kinh ở trẻ em

Zona thần kinh là bệnh lý nhiễm trùng da cấp tính do sự tái hoạt động của virus gây bệnh thủy đậu – virus Varicella zoster.

Thông thường sau khi điều trị thủy đậu, virus sẽ có xu hướng ẩn náu dưới các dây thần kinh trong cơ thể và bùng phát khi có điều kiện thích hợp. Do đó zona thần kinh thường xuất hiện ở những trẻ có tiền sử mắc bệnh thủy đậu.

1. Triệu chứng bệnh zona thần kinh ở trẻ em

Triệu chứng của bệnh zona thường khu trú ở những vùng da bên ngoài dây thần kinh, đặc trưng bởi tình trạng da đỏ, hồng, xuất hiện các mụn nước nhỏ mọc thành cụm đi kèm với biểu hiện ngứa nhẹ và đau nhức.

Sau một thời gian, các mụn nước sẽ chuyển sang màu đục hơn và bắt đầu vỡ ra, tạo thành các vết loét, đóng vảy và liền sẹo.

zona thần kinh trẻ sơ sinh
Sau khi các mụn nước vỡ ra, vết loét sẽ hình thành, da đóng vảy và bắt đầu liền sẹo

Bên cạnh các triệu chứng trên da, bệnh cũng có thể làm phát sinh những triệu chứng toàn thân ở trẻ như:

  • Mệt mỏi
  • Biếng ăn
  • Sốt
  • Nhức đầu
  • Nhức mỏi cơ
  • Quấy khóc

2. Nguyên nhân

Nguyên nhân khiến virus Varicella zoster tái hoạt động ở trẻ nhỏ, bao gồm:

  • Suy giảm miễn dịch
  • Suy dinh dưỡng

Số lượng trẻ mắc bệnh zona thần kinh rất ít và mức độ ảnh hưởng cũng thấp hơn so với người trưởng thành. Tuy nhiên nếu phụ huynh chủ quan, bệnh có thể gây ra một số tổn thương vĩnh viễn đối với con trẻ.

3. Biến chứng của bệnh zona thần kinh ở trẻ

Bệnh zona thần kinh ở trẻ em hiếm khi để lại những biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu virus gây tổn thương dây thần kinh ở vùng mắt hoặc phụ huynh không tiến hành điều trị từ sớm, trẻ có thể đối mặt với những biến chứng sau:

  • Đau hoặc xuất hiện tổn thương mắt
  • Mất vị giác
  • Đau dữ dội ở tai
  • Nhiễm vi khuẩn

Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ hầu hết đều chưa phát triển hoàn chỉnh. Vì vậy nếu không tiến hành ức chế virus, các khuẩn gây bệnh khác có thể xâm nhập và làm phát sinh những vấn đề tiêu cực khác.

Chẩn đoán bệnh zona thần kinh ở trẻ nhỏ

Chẩn đoán zona thần kinh chủ yếu dựa vào thăm khám lâm sàng các tổn thương trên da. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ đặt câu hỏi về tiền sử bệnh lý của trẻ.

Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể sinh thiết mô da nhỏ từ vùng da tổn thương hoặc lấy chất lỏng trong các mụn nước để xét nghiệm. Thông qua xét nghiệm này, có thể dễ dàng xác định được sự hiện diện của virus gây bệnh.

Tham khảo thêm: Các giai đoạn của zona thần kinh và cách xử lý

Điều trị bệnh zona thần kinh ở trẻ em

Trước khi chỉ định phương pháp điều trị cho trẻ, bác sĩ sẽ căn cứ vào những yếu tố sau:

  • Tuổi của trẻ
  • Tình trạng sức khỏe
  • Khả năng chịu đựng của trẻ đối với các loại thuốc

Hầu hết các trường hợp zona thần kinh ở trẻ nhỏ đều được điều trị bằng thuốc bôi da và thuốc uống. Mục đích của việc dùng thuốc là giảm tổn thương da, cải thiện các triệu chứng và ức chế virus gây bệnh. Các loại thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị zona thần kinh cho trẻ nhỏ, bao gồm:

Dung dịch sát khuẩn

Dung dịch sát khuẩn là một trong những lựa chọn ưu tiên trong điều trị zona thần kinh cho trẻ vì loại thuốc này khá an toàn và có thể sử dụng được cho trẻ dưới 5 tuổi.

zona thần kinh trẻ sơ sinh
Dung dịch sát khuẩn được sử dụng tại chỗ nhằm hạn chế nhiễm trùng và giảm sưng nhẹ
  • Hồ nước: Hồ nước là dung dịch kháng khuẩn có chứa thành phần chính là kẽm oxit, calcium carbonate, talc, glycerin. Hồ nước còn tác dụng sát trùng tại chỗ, ngăn ngừa nhiễm khuẩn và giảm sưng nhẹ.
  • Xanh methylene 1%: Hỗn hợp này có màu xanh đặc trưng, được sử dụng trực tiếp lên tổn thương da do zona gây ra. Với những trường hợp bệnh nhẹ, tổn thương da có phạm vi nhỏ, thuốc xanh methylene 1% có thể ức chế được virus và ngăn chặn tình trạng lây lan.

Thuốc chống virus

Thuốc chống virus là loại thuốc đặc hiệu đối với virus Varicella zoster. Thuốc hoạt động bằng cách ức chế quá trình nhân đôi nhằm kìm hãm sự hoạt động của virus gây bệnh.

Thuốc chống virus được sử dụng phổ biến nhất là Acyclovir. Dựa vào mức độ hoạt động của virus mà bác sĩ có thể đề nghị trẻ sử dụng thuốc uống hoặc thuốc bôi. Tuy nhiên loại thuốc này chỉ được sử dụng cho trẻ từ 12 tuổi trở lên và chỉ có tác dụng tốt nếu sử dụng ngay khi triệu chứng mới phát sinh.

Thuốc mỡ kháng sinh

Nếu tổn thương da do zona gây ra có dấu hiệu bị nhiễm khuẩn, bác sĩ sẽ đề nghị phụ huynh sử dụng thuốc mỡ kháng sinh cho trẻ. Những loại thuốc này có tác dụng ức chế vi khuẩn, giảm đau và sưng viêm.

Các loại thuốc mỡ kháng sinh thường được dùng trong điều trị bệnh zona gồm có Fobancort, Bactroban,… Tuy nhiên, khi sử dụng các loại thuốc này cần phải phối hợp với thuốc chống virus. Tuyệt đối không sử dụng đơn lẻ thuốc mỡ kháng sinh trong điều trị zona thần kinh.

Thuốc giảm đau

Thuốc giảm đau được sử dụng nhằm hạ thân nhiệt, giảm đau nhức và sưng viêm cho trẻ. Các loại thuốc giảm đau được dùng phổ biến, bao gồm:

zona thần kinh ở mắt trẻ em
Thuốc giảm đau được sử dụng nếu trẻ sốt, đau nhức và mệt mỏi
  • Acetaminophen – là loại thuốc giảm đau an toàn nhất đối với trẻ nhỏ. Tuy nhiên loại thuốc này chỉ đáp ứng với những cơn đau nhẹ.
  • Ibuprofen – là thuốc chống viêm không steroid, được sử dụng khi Acetaminophen không đáp ứng được. Tuy nhiên cần thận trọng khi sử dụng Ibuprofen cho trẻ bị rối loạn đông máu hoặc đang áp dụng liệu pháp chống ngưng tập tiểu cầu.
  • Thuốc giảm đau tại chỗ – Lidocain gel hoặc Capsaicin miếng dán/ kem bôi. Những loại thuốc giảm đau này được sử dụng tại chỗ, có tác dụng giảm nhanh triệu chứng ngứa và đau. Tuy nhiên nhóm thuốc này chỉ được sử dụng khi tổn thương da đã liền sẹo. Tuyệt đối không sử dụng khi da lở loét hoặc có vết thương hở.

Trẻ nhỏ thường có xu hướng nhạy cảm hơn với hoạt động của các loại thuốc điều trị. Vì vậy bạn chỉ nên sử dụng thuốc cho trẻ khi được bác sĩ yêu cầu. Đồng thời cần quan sát biểu hiện và thông báo với bác sĩ nếu nhận thấy những dấu hiệu bất thường.

Các biện pháp chăm sóc tại nhà cho trẻ bị zona thần kinh

Bên cạnh việc sử dụng thuốc, phụ huynh cần thực hiện những biện pháp chăm sóc tại nhà để hỗ trợ quá trình điều trị zona thần kinh cho trẻ.

zona thần kinh ở mắt trẻ em
Cần khuyến khích trẻ nghỉ ngơi trong thời gian điều trị zona thần kinh
  • Nên khuyến khích trẻ nghỉ ngơi trong thời gian điều trị. Hoạt động trong thời gian này có thể khiến thân nhiệt tăng và có nguy cơ bị nhiễm khuẩn. Hơn nữa, việc nghỉ ngơi tại nhà sẽ giúp hạn chế tình trạng lây nhiễm virus cho trẻ khác.
  • Nếu trẻ ngứa ngáy thường xuyên, bạn không nên lạm dụng các loại thuốc điều trị, thay vào đó nên chườm lạnh lên vùng da này để cải thiện triệu chứng cho trẻ.
  • Bổ sung nước và các thực phẩm có khả năng tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ nhỏ.
  • Giữ vùng da bị tổn thương thông thoáng và mát mẻ. Mặc quần áo rộng rãi để tránh ma sát lên vùng da này.
  • Cắt móng tay và dặn dò trẻ không được gãi, cào lên các mụn nước.

Nếu sử dụng thuốc đều đặn và thực hiện chế độ chăm sóc đúng cách, virus gây bệnh sẽ được kiểm soát hoàn toàn. Thời gian điều trị trung bình cho trẻ thường kéo dài từ 7 – 20 ngày.

Phòng ngừa bệnh zona thần kinh cho trẻ em

Bệnh zona có thể khiến trẻ mệt mỏi, sụt cân và dễ gặp phải các tổn thương vĩnh viễn ở dây thần kinh. Chính vì vậy phụ huynh cần chủ động thực hiện những biện pháp để phòng tránh bệnh lý này ở con trẻ.

zona thần kinh ở mắt trẻ em
Chủ động tiêm vaccine cho trẻ để hạn chế các bệnh lý truyền nhiễm

Các cách phòng ngừa bệnh zona thần kinh cho trẻ em:

  • Không cho trẻ tiếp xúc với người đang mắc bệnh truyền nhiễm. Đồng thời cần đeo khẩu trang khi đưa trẻ đến bệnh viện và những nơi đông người.
  • Tăng cường miễn dịch cho trẻ bằng cách bổ sung thực phẩm và khuyến khích trẻ chơi thể thao.
  • Chủ động tiêm vaccine ngừa thủy đậu để tránh tình trạng trẻ bị mắc các bệnh lý do virus Varicella zoster gây ra.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

zona thần kinh bội nhiễm

Zona thần kinh bội nhiễm là gì? Cách điều trị

Cần hết sức cẩn trọng khi bệnh zona thần kinh xuất hiện tình trạng bội nhiễm. Bởi lúc này tổn...

Zona thần kinh có để lại sẹo không?

Tổn thương da do bệnh zona thần kinh có thể để lại sẹo sau khi điều trị. Hầu hết các...

7 cách trị zona thần kinh tại nhà đơn giản, hiệu quả nhanh

7 cách trị zona thần kinh tại nhà đơn giản, hiệu quả nhanh

Cách trị zona thần kinh tại nhà với các nguyên liệu thiên nhiên như tình dầu tràm, nha đam, mật...

Tìm hiểu về mối liên hệ giữa bệnh zona thần kinh và thủy đậu

Bệnh zona thần kinh và thủy đậu liên quan tới nhau?

Mối liên hệ giữa bệnh zona thần kinh và thủy đậu là gì? Cần làm gì để ngăn ngừa nguy...

Top Các Loại Thuốc Bôi Trị Bệnh Zona Thần Kinh Hiệu Quả An Toàn

Dung dịch sát trùng, thuốc mỡ kháng sinh, thuốc gây tê tại chỗ,...  là một trong những loại thuốc bôi...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *