Bị giời leo có cần kiêng nước, kiêng gió không?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Da liễuPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Bệnh giời leo mặc dù không đe dọa trực tiếp đến tính mạng nhưng nếu không có chế độ kiêng cữ phù hợp trong ăn uống cũng như sinh hoạt hàng ngày, người bệnh sẽ có nguy cơ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, những thắc mắc như bị giời leo có cần kiêng nước không, có được tắm không hay có cần kiêng gió không… đều đều được người bệnh quan tâm tìm hiểu.

Bệnh giời leo là hiện tượng nổi các chùm bóng nước nhỏ trên da kèm theo tình trạng đau nhức, bỏng rát khó chịu ở khu vực tổn thương. Bệnh do virus Herper zoster gây ra. Ban đầu chúng tấn công vào cơ thể và gây ra bệnh thủy đậu trước. Nhiều năm sau đó, virus vẫn có khả năng sống trong cơ thể ở trạng thái ngủ và tái hoạt động trở lại. Chúng làm tổn thương dây thần kinh cũng như vùng da bao bọc bên ngoài nơi virus Herper zoster trú ngụ.

Bị giời leo có cần kiêng nước không
Việc kiêng cữ đúng cách khi bị giời leo sẽ giúp đẩy nhanh hiệu quả điều trị

Về cơ bản, giời leo là một bệnh lành tính, không đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Tuy nhiên nếu không được kiểm soát tốt, virus có thể gây đau dây thần kinh kéo dài trong nhiều năm, cùng với đó là nhiều biến chứng nguy hiểm khác như bội nhiễm vi khuẩn, liệt mặt, suy giảm thính giác và thị lực nếu bị giời leo ở mặt.

Song song với quá trình điều trị bệnh, việc chăm sóc da và có chế độ kiêng cữ đúng cách sẽ đóng góp một phần quan trọng trong việc ức chế sự phát triển của virus và đẩy nhanh thời gian lành bệnh.

Bị giời leo có cần kiêng nước không?

Nhiều ý kiến cho rằng, bị giời leo cần kiêng nước, thậm chí kiêng luôn việc tắm rửa để cho tổn thương trên da nhanh khô. Tuy nhiên quan niệm này hoàn toàn sai lầm bởi nếu vùng da bị bệnh không được thường xuyên vệ sinh sạch sẽ hoặc không tắm rửa hàng ngày thì càng tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus phát triển mạnh khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng.

Nguy hiểm hơn, thói quen kiêng cữ phản khoa học này còn khiến người bệnh có nguy cơ bị bội nhiễm, đau dây thần kinh kéo dài cùng nhiều biến chứng nặng nề khác.

Như vậy, người bị giời leo không cần phải kiêng nước. Người bệnh được khuyên nên thường xuyên vệ sinh da cho khu vực bị bệnh và tắm rửa giặt giũ mỗi ngày ít nhất 1 lần để đảm bảo cơ thể luôn sạch sẽ. Điều quan trọng là sau khi tiếp xúc với nước, cần dùng khăn mềm thấm khô khu vực da bị tổn thương trước khi mặc quần áo.

bị giời leo có cần kiêng nước
Người bị giời leo không cần kiêng nước và vẫn có thể tắm rửa bình thường

Việc tắm rửa cũng cần phải đúng cách và đảm bảo tuân thủ theo các nguyên tắc sau:

  • Không dùng nước xối mạnh vào khu vực tổn thương khiến mụn nước bị vỡ.
  • Sử dụng nước mát hoặc nước có độ ấm vừa phải để tắm rửa. Nước quá nóng hay quá lạnh đều có thể gây kích ứng da, làm tăng cảm giác đau rát khó chịu.
  • Có thể dùng sữa tắm, dầu gội hoặc sữa rửa mặt nhưng nên chọn loại ít kiềm dịu nhẹ cho da. Tránh dùng loại chứa chất tẩy, chất tạo màu, tạo mùi.
  • Không kỳ cọ mạnh hoặc lấy khăn tắm chà sát lên vùng da bị giời leo.
  • Sử dụng khăn tắm và chậu riêng. Không giặt quần áo chung với người khác khiến mầm bệnh lây lan.
  • Sau khi tắm rửa xong, có thể thoa kem hay thuốc bác sĩ kê đơn sẽ giúp thuốc nhanh thẩm thấu vào da và phát huy được hiệu quả tốt hơn.

Bác sĩ tư vấn: Bị giời leo bôi kem đánh răng có khỏi không?

Bị giời leo có cần kiêng gió không?

Ngoài việc phải kiêng nước, dân gian còn quan niệm người bệnh phải kiêng cả gió. Chính vì vậy, khi bị bệnh nhiều người tự cách ly mình trong không gian kín, không giám bật quạt hoặc mặc quần áo dài tay để tránh gió.

Tuy nhiên, điều này chẳng những không giúp ích được gì cho quá trình điều trị. Ngược lại, trong điều kiện thời tiết nóng nực cơ thể sẽ tiết ra nhiều mồ hôi khiến khu vực tổn thương bị ẩm ướt, nhiễm trùng.

Người bị giời leo vẫn có thể ra ngoài làm việc bình thường. Khi tới những nơi có gió lùa mạnh chỉ cần chú ý mọc một lớp áo mỏng che chắn cho da là được chứ không phải kiêng gió hoàn toàn.

Người bị bệnh giời leo cần kiêng gì?

Việc kiêng cữ đúng cách sẽ giúp đảm bảo cho quá trình hồi phục tổn thương được nhanh chóng, đồng thời nâng cao hiệu quả của phương pháp điều trị giời leo bạn đang áp dụng. Thực tế những thứ bạn cần kiêng không chỉ có thực phẩm mà ngay cả những thói quen sinh hoạt hàng ngày không phù hợp cũng cần phải tránh. Cụ thể như sau:

1. Kiêng các thực phẩm gây bất lợi cho bệnh

Khi bị giời leo bạn nên kiêng ăn các thực phẩm sau:

– Thức ăn chứa nhiều Arginine

Arginine là một loại Acid Amin không thể thiếu cho quá trình tạo ra Ure tại gan, duy trì sự cân bằng của nồng độ Amoniac trong máu. Chất này được tìm thấy trong Protein của hầu hết sinh vật sống. Nó có thể tạo điều kiện thuận lợi cho virus gây bệnh giời leo phát triển một cách nhanh chóng gây ra các tổn thương nghiêm trọng trên da và khiến bệnh tình diễn biến phức tạp hơn.

Nhóm thức phẩm chứa nhiều protein nhất phải kể đến:

  • Thịt gà tây
  • Sườn lợn
  • Lạc (đậu phộng)
  • Hạt bí
  • Thịt gà, nhất là ức gà
  • Đậu nành
  • Tảo Spirulina
  • Yến mạch
  • Bánh mì trắng
  • Socola

Nếu bạn không muốn bệnh giời leo phát triển nặng hơn thì tốt nhất nên tạm thời loại bỏ các thực phẩm trên ra khỏi thực đơn, ít nhất là cho đến khi các triệu chứng bệnh dứt hẳn. Thay vào đó, hãy tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C, kẽm, Lysine và có đặc tính kháng virus, chống viêm tự nhiên. Chẳng hạn như: Cam, tía tô, tỏi, rau xanh, nghệ, cá ngừ, cá hồi…

– Các sản phẩm ngũ cốc đã qua quá trình tinh chế:

Ngũ cốc tinh chế đã trải qua một quá trình chiết tách, tinh luyện nên không còn giữ được nguyên vẹn thành phần dinh dưỡng vốn có. Thêm vào đó, chúng có hàm lượng đường khá cao. Khi sử dụng nhiều sẽ làm tăng đường trong máu, làm chậm lại dòng máu lưu thông đến tổn thương, từ đó ức chế quá trình hồi phục của tổn thương viêm nhiễm trên da. Vì vậy khi bị giời leo bạn cũng nên kiêng ăn các loại ngũ cốc tinh chế, bao gồm:

  • Bánh mì trắng
  • Bột mì
  • Bánh quy…
bị giời leo nên kiêng gì
Người bị giời leo nên kiêng ăn các sản phẩm ngũ cốc tinh chế

Thức ăn nhanh, đồ hộp:

Nhóm thực phẩm này thường chứa nhiều dầu mỡ, muối, đường và thậm chí là các chất bảo quản độc hại. Chúng không chỉ nghèo nàn về giá trị dinh dưỡng mà còn làm chậm quá trình hồi phục phát ban, tổn thương do giời leo gây ra.

Các món chiên:

Các món chiên nói riêng và đồ béo nói chung đều không tốt cho người bị giời leo. Sử dụng nhóm thực phẩm này quá nhiều trong thực đơn có thể đẩy mạnh phản ứng viêm nhiễm trên da, làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng.

Tìm hiểu chi tiết: Bị bệnh giời leo kiêng ăn gì, bổ sung gì nhanh khỏi?

2. Bị giời leo nên kiêng uống rượu bia

Chất cồn trong bia rượu có thể gây suy giảm sức đề kháng của cơ thể, làm hệ miễn dịch hoạt động kém hiệu quả trước sự tấn công của virus gây bệnh giời leo, từ đó kéo dài thời gian điều trị bệnh.

Hơn nữa, lạm dụng rượu bia cũng gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe. Bạn nên nói không với bia rượu ngay cả khi bệnh giời leo đã được chữa lành.

3. Tránh tiếp xúc với hóa chất, chất tẩy rửa

Người bị giời leo tiếp xúc trực tiếp với hóa chất công nghiệp, chất tẩy rửa như thuốc tây, nước rửa chén, xà phòng có thể khiến tổn thương trên da bị kích ứng nghiêm trọng hơn. Đặc biệt nếu bạn có cơ địa quá mẫn, việc tiếp xúc với hóa chất có thể tạo ra các phản ứng mạnh của hệ miễn dịch làm tình trạng viêm nhiễm trên da tăng nặng và có khả năng gây biến chứng cao.

Để đảm bảo cho quá trình hồi phục bệnh giời leo, tốt nhất bạn nên tránh xa các chất này. Nếu nó liên quan đến công việc, hãy mang găng tay, sử dụng ủng, bịt khẩu trang, đeo mắt kính và mặc đồ bảo hộ cho kín đáo để hóa chất không có cơ hội tiếp xúc với khu vực bị giời leo.

4. Kiêng gãi

Gãi là một trong những hành động tối kỵ khi bị giời leo. Mặc dù có thể giúp bạn nhanh chóng dập tắt cơn ngứa ngáy khó chịu trên da nhưng khi dùng tay chạm vào da, vi khuẩn có thể từ móng tay xâm nhập vào tổn thương gây bội nhiễm vi khuẩn. Cùng với đó, việc cào gãi quá mạnh cũng khiến da bị trầy xước, chảy máu và lở loét rất nguy hiểm.

Nếu cơn ngứa khiến bạn khó chịu, xem xét sử dụng các biện pháp giảm ngứa an toàn hơn cho da như tắm nước mát, chườm lạnh hoặc sử dụng thuốc kháng histamin theo đơn bác sĩ.

5. Kiêng tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời khi bị giời leo

Ánh nắng mặt trời gay gắt có thể làm tăng cảm giác đau rát, khó chịu trên da. Tia cực tím có trong ánh nắng thậm chí còn gây tổn hại đến lớp màng lipid bảo vệ da, đồng thời làm tăng sắc tố da. Điều này không chỉ khiến tổn thương do giời leo trở nên nghiêm trọng hơn mà còn khiến da bạn bị thâm đen, bị sẹo xấu sau khi lành lại.

Đây chính là lý do mà người bị giời leo được khuyên nên hạn chế đi ra ngoài nắng nếu không có công việc cấp thiết.

6. Tránh đến khu vực bị ô nhiễm, có nhiều bụi bẩn

Những nơi này ẩn chứa nhiều tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, nấm… Chúng có thể tấn công trực tiếp vào da và làm bệnh giời leo bùng phát mạnh hơn.

Chính vì vậy, khi bị giời leo bạn nên tránh xa môi trường ô nhiễm, có nhiều khói bụi. Chú ý thường xuyên lau chùi, vệ sinh môi trường sống quanh nhà , phòng ngủ để tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình điều trị và phòng ngừa tái phát bệnh.

7. Không sử dụng thuốc bữa bãi

Để điều trị giời leo, thay vì đi khám bác sĩ và sử dụng thuốc theo đơn thì nhiều bệnh nhân lại áp dụng các bài thuốc theo kinh nghiệm dân gian nhằm khắc phục bệnh tại nhà. Chẳng hạn như nhai đắp đậu xanh, đắp rau sam, bôi mật ong…

Mặc dù đã được lưu truyền trong dân gian từ lâu song hầu hết các mẹo trên đều được áp dụng theo đường truyền miệng, chưa được khoa học kiểm chứng về hiệu quả. Việc tự chữa trị bệnh tại nhà trong khi chưa biết rõ mức độ bệnh tình của mình có thể khiến bệnh tình của bạn không được kiểm soát tốt, thậm chí có nguy cơ bị nhiễm trùng rất cao.

Đến đây thì thắc mắc bị giời leo có cần kiêng nước, kiêng gió không đã được làm sáng tỏ. Người bệnh vẫn có thể tiếp xúc với nước và gió như bình thường. Tuy nhiên cần đảm bảo giữ cho da luôn khô ráo, lau khô người ngay khi tắm rửa và che chắn cho da khi đến những nơi có gió mạnh để không ảnh hưởng đến quá trình hồi phục tổn thương trên da.

Có thể bạn quan tâm:

Cách chữa giời leo bằng đậu xanh nhanh khỏi

Cách chữa giời leo bằng đậu xanh thường được dân gian áp dụng để giảm triệu chứng ngứa rát trên da, đồng thời làm tổn thương viêm nhanh lành. Để...

Bị bệnh zona thần kinh có ăn được thịt gà không?

Ngoài việc sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, người bị zona cũng cần chú ý đến chế...

Bệnh zona thần kinh có lây không? Lây qua đường nào?

Zona thần kinh là bệnh lý truyền nhiễm do virus varicella zoster gây ra. Bệnh có thể lây nhiễm qua...

Bệnh zona thần kinh có tái phát không? Phải làm sao?

Bệnh zona thần kinh là một dạng tổn thương da cấp tính, gây ra bởi virus varicella zoster. Sau thời...

Zona thần kinh có để lại sẹo không?

Tổn thương da do bệnh zona thần kinh có thể để lại sẹo sau khi điều trị. Hầu hết các...

Tìm hiểu về các biến chứng bệnh zona thần kinh

Biến chứng của bệnh zona thần kinh chớ nên xem thường

Đau dây thần kinh, suy giảm thị lực, viêm màng não... là những biến chứng nguy hiểm mà bạn có...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *