Viêm tai giữa ở trẻ em: Thông tin, chẩn đoán và điều trị

Có khoảng 75% trẻ em sẽ bị viêm tai giữa ít nhất một lần từ khi chúng bắt đầu đi học. Viêm tai giữa là tên y tế của nhiễm trùng tai giữa, một bệnh nhiễm trùng khởi phát và có liên quan đến sự tích tụ chất lỏng trong tai giữa.

Trẻ em bị viêm tai giữa cấp tính thường nhanh chóng khỏe lại bằng việc sử dụng thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh và các biện pháp chăm sóc tại nhà. Bài viết dưới đây là những thông tin từ nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị viêm tai giữa ở trẻ em mà các bố mẹ nên biết.

viêm tai giữa ở trẻ em
Viêm tai giữa ở trẻ em có thể gây ra một số biến chứng nếu không được điều trị

Nguyên nhân viêm tai giữa ở trẻ em

Viêm tai giữa là bệnh nhiễm trùng ở phần giữa của tai. Nhiễm trùng tai có thể do virus hoặc vi khuẩn, trẻ em thường phát triển bệnh sau khi bị nhiễm trùng đường hô hấp do virus, chẳng hạn như cảm lạnh hoặc cúm. Sự nhiễm trùng này có thể gây sưng màng nhầy của mũi và cổ họng, làm tăng lượng vi khuẩn trong mũi.

Đồng thời, sự nhiễm trùng đường hô hấp do virus cũng có thể làm suy giảm chức năng của vòi nhĩ. Vòi nhĩ có chức năng rất quan trọng vì giúp duy trì áp lực bình thường trong tai. Khi chức năng vòi nhĩ bị suy giảm sẽ làm thay đổi áp suất ở tai giữa. Lúc này chất lỏng (hay còn gọi là tràn dịch) hình thành trong tai giữa cùng với vi khuẩn và virus. Đây là nguyên nhân dẫn đến viêm ở tai giữa.

Có một số yếu tố làm tăng nguy cơ viêm tai giữa ở trẻ em:

  • Thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá hoặc khói củi
  • Bị dị ứng theo mùa
  • Bị phì đại amidan (khu vực mô bạch huyết phía sau mũi có thể chặn vòi nhĩ khi bị sưng)

Triệu chứng viêm tai giữa ở trẻ em

Triệu chứng viêm tai giữa có thể khác nhau từ trẻ này sang trẻ khác nhưng biểu hiện phổ biến nhất bao gồm:

  • Sốt cao hơn 38 độ C
  • Khó chịu, cáu kỉnh
  • Nôn mửa
  • Chán ăn
  • Gián đoạn giấc ngủ
  • Mệt mỏi
  • Đau tai

Những trường hợp viêm tai giữa là do nhiễm virus thường có triệu chứng liên quan đến nhiễm trùng, chẳng hạn như đau họng, chảy nước mũi hoặc ho.

Biến chứng viêm tai giữa ở trẻ em

Một trong những biến chứng phổ biến của nhiễm trùng tai giữa ở trẻ em là vỡ (thủng) màng nhĩ. Màng nhĩ có thể bị vỡ khi chất lỏng ép vào màng, làm giảm lưu lượng máu và khiến cho mô bị suy yếu. Khi màng nhĩ vỡ, nó không gây đau và thậm chí nhiều trẻ em còn cảm thấy tốt hơn do áp lực được giải phóng. May mắn là màng nhĩ thường lành nhanh chóng từ vài giờ đến vài ngày sau khi vỡ.

Ngoài ra, mất thính giác cũng là một trong những biến chứng thường gặp của viêm tai giữa. Chất lỏng tích tụ sau màng nhĩ (còn gọi là tràn dịch) có thể tồn tại trong vài tuần đến vài tháng sau khi cơn đau do nhiễm trùng tai được điều trị. Tràn dịch sẽ gây khó nghe trong thời gian ngắn nhưng nếu chất lỏng vẫn còn tồn tại nó có thể cản trở quá trình phát triển ngôn ngữ ở trẻ.

Khi nào nên đưa trẻ đi khám bác sĩ?

Nhiều trường hợp bị viêm tai giữa ở trẻ em sẽ tốt hơn sau một vài ngày với sự chăm sóc tại nhà. Nhưng tốt nhất, để tránh những biến chứng nguy hiểm thì bố mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay sau khi thấy các triệu chứng. Đặc biệt là khi trẻ:

  • Trẻ nhỏ hơn 6 tháng tuổi bị viêm tai giữa
  • Bị sốt cao và kéo dài
  • Tình trạng của trẻ ngày càng xấu đi
  • Có chất lỏng chảy ra từ tai của trẻ
  • Bị đau, sưng, đỏ sau tai
triệu chứng viêm tai giữa ở trẻ em
Viêm tai giữa ở trẻ em có thể hết sau vài ngày nếu được điều trị

Chẩn đoán viêm tai giữa ở trẻ em

Nếu bố mẹ nghi ngờ trẻ bị viêm tai giữa, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay lập tức. Bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng và liệu chúng đã mắc phải bệnh này trước đây hay không. Sau đó, các bác sĩ có thể kiểm tra tai bằng một dụng cụ gọi là ống soi tai để xem màng nhĩ. Nếu bị viêm tai giữa cấp tính, màng nhĩ của trẻ sẽ bị viêm, phồng lên do chất lỏng tích tụ ở tai giữa phía sau màng nhĩ. Thông thường, ráy tai sẽ được loại bỏ để bác sĩ hoặc y tá có thể quan sát màng nhĩ tốt hơn.

Sau đó, bác sĩ sẽ dùng dụng cụ đo nhiệt độ để tìm kiếm các dấu hiệu nhiễm trùng khác, chẳng hạn như viêm phế quản hoặc nhiễm trùng phổi.

Điều trị viêm tai giữa ở trẻ em

Điều trị viêm tai giữa ở trẻ em bao gồm:

  • Thuốc kháng sinh
  • Thuốc trị đau và sốt
  • Chăm sóc tại nhà

Phương pháp điều trị tốt nhất còn phụ thuộc vào độ tuổi, tiền sử nhiễm trùng, mức độ nhiễm trùng ở trẻ.

1. Thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh được dùng phổ biến nhất cho trẻ dưới 24 tháng tuổi hoặc có triệu chứng nhiễm trùng cả hai tai. Trẻ em trên 24 tháng tuổi và có triệu chứng nhẹ sẽ được điều trị bằng kháng sinh hoặc theo dõi để xem liệu các triệu chứng có được cải thiện mà không cần dùng thuốc hay không.

Tuy nhiên, thuốc kháng sinh có thể gây nên một số tác dụng phụ như tiêu chảy, phát ban,… Và việc lạm dụng thuốc kháng sinh có thể khiến vi khuẩn kháng thuốc nên khó điều trị hơn. Vì vậy, việc sử dụng thuốc kháng sinh nên có sự chỉ định của bác sĩ, không tự ý sử dụng thuốc.

2. Thuốc giảm đau

Một số thuốc giảm đau như paracetamol hoặc ibuprofen được sử dụng với liều lượng chính xác cho từng độ tuổi và cân nặng của trẻ để giảm các triệu chứng đau đớn, khó chịu. Nhưng không dùng aspirin cho trẻ em hoặc thanh thiếu niên.

3. Theo dõi

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể khuyên bố mẹ nên theo dõi tình trạng của con tại nhà trước khi chỉ định dùng thuốc. Việc theo dõi được khuyến nghị trong những trường hợp sau:

  • Nếu trẻ lớn hơn 24 tháng tuổi
  • Trẻ bị đau tai và sốt nhưng không nghiêm trọng
  • Nếu trẻ khỏe mạnh, không có dấu hiệu mệt mỏi

Nếu trẻ đang được theo dõi thay vì điều trị bằng thuốc kháng sinh thì cần quay lại thăm khám sau 24 giờ. Nếu con bạn bị đau hoặc sốt liên tục, tình trạng dần xấu đi thì bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh và tiếp tục quan sát cho đến khi triệu chứng được cải thiện.

Bên cạnh đó, có nhiều phương pháp không hữu ích để điều trị nhiễm trùng tai và không được khuyến khích dùng cho trẻ em. Điển hình như các phương pháp điều trị bổ sung hoặc thay thế gồm điều trị vi lượng đồng căn, liệu pháp thiên nhiên, nan chỉnh cột sốngchâm cứu. Một vài nghiên cứu khoa học đã chỉ ra các phương pháp này không có hiệu quả trong việc điều trị.

Thuốc kháng histamin và thuốc thông mũi thường được dùng để điều trị ho và cảm lạnh nhưng chưa được chứng minh là có tác dụng làm tăng tốc độ chữa lành hoặc giảm biến chứng viêm tai giữa ở trẻ em. Đặc biệt, phương pháp điều trị này còn có tác dụng phụ nguy hiểm. Vì vậy không được tự ý sử dụng thuốc thông mũi và kháng histamin cho trẻ bị nhiễm trùng tai.

điều trị viêm tai giữa ở trẻ em
Khi nhận thấy dấu hiệu trẻ bị viêm tai giữa, hãy đưa trẻ đến thăm khám và điều trị với bác sĩ

Phòng ngừa viêm tai giữa ở trẻ em

Một số trẻ em thường xuyên bị viêm tai giữa. Nếu bị nhiễm trùng hơn 3 lần trong vòng 6 tháng hoặc hơn 4 lần trong vòng 12 tháng được gọi viêm tai giữa tái phát. Để ngăn ngừa tình trạng này, theo khuyến cáo thì bố mẹ nên thực hiện một số biện pháp can thiệp để giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng tái phát.

Chúng bao gồm việc tránh khói thuốc lá, khói củi,… và sử dụng thuốc kháng sinh phòng ngừa hàng ngày vào mùa thu, mùa đông và những tháng đầu mùa xuân.

Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy việc phẫu thuật đặt ống nhĩ vào tai giúp ngăn ngừa nhiễm trùng tai tái phát. Ống nhĩ này để chất lỏng chảy ra từ tai giữa, nhờ đó mà khi không khí đi vào tai việc giữ áp lực trong tai giữa và ống tai như nhau. Nhưng tốt nhất, hãy nói chuyện với bác sĩ để thực hiện phòng ngừa tốt nhất.

Trên đây là những thông tin cần biết về viêm tai giữa ở trẻ em. Nếu như có bất cứ thắc mắc nào thì bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ.

ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị thay bác sĩ chuyên môn.

Các loại thuốc nhỏ chữa viêm tai giữa được sử dụng phổ biến

Thông thường viêm tai giữa sẽ tự khỏi sau một vài ngày. Tuy nhiên trong một số trường hợp, viêm...

Lạ kỳ chữa viêm tai giữa bằng lông nhím

Nhím là động vật hoang dã nhưng hiện nay người ta đã thuần và nuôi tại nhà để cung cấp...

Bệnh viêm tai giữa mạn tính có cholesteatoma là gì?

Bệnh viêm tai giữa mạn tính có cholesteatoma là tình trạng trên nền tai giữa vốn đang bị sưng, viêm...

Viêm tai giữa chữa mãi không khỏi do 5 sai lầm sau đây

Viêm tai giữa là bệnh lý nhiễm khuẩn gây viêm và tổn thương bộ phận tai giữa. Nếu mắc sai...

Người bị viêm tai giữa có nên đi bơi không?

Bơi lội là hoạt động thể thao được nhiều người lớn và trẻ em yêu thích, nhất là trong những...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.