Viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh: Các mẹ chớ xem thường
Viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh (nhiễm trùng tai giữa) là tình trạng thường gặp ở trẻ từ 5 tháng đến 3 tuổi. Theo các thống kê từ Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) cho biết, khả năng trẻ sơ sinh bị viêm tai giữa trong những năm đầu đời chiếm tỷ lệ rất cao.
Cũng dựa trên kết quả nghiên cứu của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), các dấu hiệu viêm tai giữa trẻ sơ sinh thường xuất hiện và tự biến mất sau vài ngày hoặc kéo dài hơn và cần có biện pháp tác động. Không chỉ làm ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ, nhiễm trùng tai giữa còn tạo điều kiện cho một số bệnh lý về tai mũi họng phát triển.
Thông tin về bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh
Theo một nghiên cứu Nhi khoa tại Hoa Kỳ cho thấy, có khoảng 23% trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng tai ít nhất 1 lần khi trẻ từ 5 – 12 tháng và tỷ lệ này tăng lên khoảng 12% ở những trẻ từ 1,5 – 3 tuổi. Nhiễm trùng tai giữa ở trẻ sơ sinh gây ảnh hưởng đến ống tai và tai giữa của trẻ.
1. Viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh là gì?
Viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh là tình trạng tai giữa của trẻ bị virus hoặc vi khuẩn tấn công và gây hiện tượng nhiễm trùng. Vi khuẩn thường tiếp cận tai giữa thông qua ống eustachian (phần nối tai giữa với mặt sau của cổ họng), sau đó di chuyển từ phía sau cổ họng và gây nhiễm trùng.
Các triệu chứng nhiễm trùng tai giữa ở trẻ sơ sinh thường xuất phát từ các loại virus, vi khuẩn điển hình từ cảm lạnh, viêm họng và một số bệnh lý khác. Hiện tượng trẻ sơ sinh bị viêm tai giữa được chia thành một số dạng cụ thể sau:
– Viêm tai giữa cấp tính (AOM): Là một dạng nhiễm trùng ống tai có tích tụ chất lỏng trong tai bởi tình trạng nhiễm khuẩn.
– Viêm tai giữa: Dẫn đến sự tích tụ chất lỏng phía sau màng nhĩ.
– Viêm tai giữa có tràn dịch (OME): Xảy ra hiện tượng nhiễm trùng do tích tụ chất lỏng trong tai giữa nhưng không gây đau hay sốt.
Trẻ sơ sinh, trẻ em là đối tượng dễ bị nhiễm trùng tai bởi hệ thống miễn dịch của chúng chưa được hoàn thiện nên khả năng chống lại tác nhân nhiễm trùng thường rất thấp. Mặt khác, các đoạn Eustachian của tai trẻ còn ngắn và hẹp hơn so với cấu trúc tai người lớn nên sẽ làm cho vi khuẩn dễ dàng đến tai giữa và làm cho chất lỏng dễ bị mắc kẹt hơn. Các mẹ cũng đừng nên quá lo lắng vì hệ miễn dịch của trẻ đủ khả năng để chống lại các tác nhân gây viêm nhiễm tai.
2. Triệu chứng trẻ sơ sinh bị viêm tai giữa
Một trong số những dấu hiệu viêm tai giữa trẻ sơ sinh thường gặp nhất là trẻ thường giật mạnh vào tai hoặc kéo tai, quấy khóc. Tuy nhiên, AAP cho rằng những hành động này là một phản xạ tự nhiên của trẻ khi tai có biểu hiện khó chịu.
Bên cạnh đó, chứng viêm tai giữa trẻ sơ sinh còn gây ra một số biểu hiện cụ thể như sau:
- Trẻ quấy khóc nhiều hơn bình thường, nhất là khi nằm xuống.
- Trẻ bị nôn trớ hoặc tiêu chảy.
- Chán ăn, ăn không ngon miệng.
- Trẻ khó ngủ, khả năng nghe kém.
- Có dấu hiệu sốt nhẹ hoặc đau đầu.
- Tai có dịch lỏng màu vàng hoặc trắng.
- Mùi hôi khó chịu phát ra từ tai.
3. Nguyên nhân viêm tai giữa trẻ sơ sinh
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị viêm tai giữa có thể bắt nguồn từ sự tấn công của một số vi khuẩn hoặc virus bị mắc kẹt tại tai giữa. Phản ứng nhiễm trùng tai giữa xảy ra khi chất lỏng phía sau màng nhĩ tích tụ quá lâu, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát sinh.
Trẻ bị cảm lạnh, nhiễm trùng xoang, dị ứng sẽ khiến cho lượng chất lỏng bị kẹt trong tai giữa do eustachian bị chặn. Thông thường, vi khuẩn thích phát triển ở nơi ẩm ướt, nên khi tai giữa chứa đầy chất lỏng là môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sản. Viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh bùng phát gây đau đớn và làm trẻ có dấu hiệu sốt để chống đối tình trạng nhiễm trùng.
Trẻ sơ sinh sử dụng núm vú giả có thể làm tăng nguy cơ gây nhiễm trùng tai. Tại một nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học đã chỉ ra tỷ lệ trẻ sử dụng núm vú giả bị nhiễm trùng tai cao hơn 33%. Con số này đang ngày càng gia tăng đến mức đáng báo động.
Ngoài ra, viêm tai giữa trẻ sơ sinh còn do tình trạng ống eustachian trong tai trẻ quá ngắn. Khi trẻ bắt đầu lớn hơn, các ống eustachian dài dần ra và thẳng đứng, điều này sẽ giúp cho lượng chất lỏng thoát ra ngoài dễ dàng hơn.
4. Chẩn đoán viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh
Thông thường, các biểu hiện bệnh lý về tai mũi họng thường rất giống nhau và làm cho phụ huynh bị nhầm lẫn. Mặt khác, màng nhĩ là vị trí rất khó nhìn thấy và các dấu hiệu nhiễm trùng ở tai không phải lúc nào cũng rõ ràng. Vì vậy, hãy đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa khi trẻ có các biểu hiện trên. Bác sĩ sẽ tiến hành một số thao tác chuyên ngành để đưa ra chẩn đoán chính xác về tình trạng của trẻ.
Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tai bằng ống soi tai có đèn để nhìn thấy phía bên trong màng nhĩ. Ngoài ra, trẻ còn được làm các xét nghiệm đo nhĩ lượng để kiểm tra độ di chuyển của màng nhĩ. Trường hợp có xuất hiện nhiễm trùng, trẻ cần được đưa đi kiểm tra thính giác.
5. Viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh có bị biến chứng không?
Nhiễm trùng tai giữa ở trẻ sơ sinh có nguy cơ làm thủng màng nhĩ do lượng dịch lỏng éo vào màng, làm suy yếu mô và gián đoạn quá trình lưu thông máu. Thủng màng nhĩ không làm cho trẻ cảm thấy đau đớn mà ngược lại còn khiến cho trẻ cảm thấy tốt hơn do áp lực được giải phóng.
Trẻ sơ sinh có nguy cơ bị mất thính giác trong thời gian ngắn – đây cũng là biến chứng thường gặp khi trẻ bị viêm tai. Bên cạnh đó, hiện tượng tràn dịch trong tai giữa còn làm gián đoạn khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ do khả năng nghe bị ảnh hưởng.
6. Điều trị viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh
Hầu hết, các nhiễm trùng tai giữa ở trẻ sơ sinh đều có khả năng tự khỏi. Nhưng ở một vài trường hợp nghiêm trọng, bắt buộc phải cho trẻ sử dụng kháng sinh. Các chuyên gia tại Các Học viện Nhi khoa Mỹ kêu gọi phụ huynh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có biện pháp điều trị tốt nhất, có thể chờ đợi bệnh tự khỏi hoặc bắt đầu sử dụng kháng sinh khi triệu chứng nhiễm trùng vẫn còn tương đối nhẹ.
Trước đây, kháng sinh được xem là giải pháp hàng đầu để ngăn chặn các nhiễm trùng tai. Nhưng hiện nay, bác sĩ chuyên khoa đã thận trọng hơn trong việc kê đơn và hướng dẫn sử dụng kháng sinh. Bởi vì, nếu trẻ thường xuyên sử dụng kháng sinh, nó có nguy cơ kích thích một số nhiễm trùng kháng sinh khác và làm gia tăng các bệnh lý viêm nhiễm.
Trường hợp trẻ sơ sinh bị viêm tai giữa lớn hơn 6 tháng tuổi, bác sĩ có thể kê đơn và hướng dẫn phụ huynh cho trẻ sử dụng acetaminophen hoặc ibuprofen để giảm đau do nhiễm trùng. Nhưng tuyệt đối không cho trẻ uống aspirin vì nó khiến bé dễ mắc hội chứng Reye, vì nó là một rối loạn rất nghiêm trọng có nguy cơ đe dọa đến tính mạng của trẻ.
Bên cạnh đó, phụ huynh có thể thực hiện một số biện pháp như:
- Giữ ấm cho tai: Dùng miếng gạc y tế áp vào tai trẻ để giúp làm giảm cơn đau tạm thời.
- Giảm áp lực cho tai: Bằng cách cho trẻ uống nhiều nước, tăng cường đẩy dịch ra ngoài tai giữa và giảm áp lực trong tai.
XEM THÊM: Bệnh viêm tai giữa có tự khỏi được không hay phải chữa trị?
7. Khi nào bạn cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ?
Hãy gọi cho bác sĩ hoặc đưa trẻ đến bệnh viện khi tình trạng nhiễm trùng tai giữa ngày càng nghiêm trọng và không được cải thiện sau vài ngày.
Trường hợp em bé của bạn không khỏe hơn sau 48 – 72 giờ kể từ khi sử dụng kháng sinh thì bạn nên đưa trẻ đi khám.
Nếu bác sĩ kê toa kháng sinh cho em bé nhà bạn, hãy trao đổi với bác sĩ về những điều bạn thắc mắc. Bên cạnh đó, hãy theo dõi sự biến đổi và tác dụng của kháng sinh đối với tình trạng viêm nhiễm trong vòng vài tuần để xác định tác động của thuốc.
8. Phòng tránh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh bằng cách nào?
Để ngăn ngừa trẻ sơ sinh bị viêm tai giữa, phụ huynh nên lưu ý đến một số vấn đề cụ thể sau đây:
– Hạn chế, không cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc: Khói thuốc lá, thuốc lá là những tác nhân hàng đầu gây ra hiện tượng nhiễm trùng tai mũi họng mà phụ huynh cần phải biết.
– Vệ sinh tai đúng cách: Để ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn vào tai giữa, thì vấn đề vệ sinh tai cần được chú trọng.
– Tiêm phòng đầy đủ: Vắc xin phế cầu khuẩn giúp cơ thể chống lại Streptococcus pneumoniae – tác nhân gây nhiễm trùng tai giữa cấp tính thường gặp ở đa số trẻ em. Viện Y tế Quốc gia khuyến nghị, trẻ em được tiêm phòng đầy đủ sẽ có nguy cơ nhiễm trùng tai thấp hơn so với các trường hợp còn lại. Với các trường hợp trẻ trên 6 tháng tuổi, mũi vắc xin tiêm phòng cúm cũng có thể giúp ngăn ngừa tình trạng viêm tai phát triển sau khi trẻ bị cảm cúm.
– Cho con bú: Theo một số thống kê, trẻ được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu có hệ đề kháng rất tốt. Bởi vì sữa mẹ có chứa các chất giúp xây dựng hệ thống miễn dịch của trẻ tốt và ít bị các tác nhân như virus, vi khuẩn tấn công. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) khuyến khích mẹ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.
– Không sử dụng vật lạ: Tăm bông, móng tay trẻ có thể gây ra các vết xước và làm tổn thương ống tai của trẻ. Do đó, phụ huynh phải hết sức thận trọng khi tiến hành đặt vật lạ vào tai.
Mặc dù viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh là tình trạng phổ biến nhưng nó có nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và thính giác của trẻ. Đừng nên chần chừ mà hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay khi trẻ có dấu hiệu bất thường. Thuocdantoc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán thay thế chỉ định của bác sĩ.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
- Bệnh viêm tai giữa mạn tính có nguy hiểm không?
- Khám và chữa viêm tai giữa ở đâu tốt tại TPHCM và Hà Nội?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!