Người bị viêm tai giữa có nên đi bơi không?

Bơi lội là hoạt động thể thao được nhiều người lớn và trẻ em yêu thích, nhất là trong những ngày thời tiết nắng nóng, khó chịu. Tuy nhiên, bị viêm tai giữa có nên đi bơi không là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giải đáp giúp bạn thắc mắc.

bị viêm tai giữa có nên đi bơi không
Người bị viêm tai giữa có nên đi bơi không?

Hiểu rõ về cấu tạo và hoạt động của tai

Tai có hai nhiệm vụ chính: giữ thăng bằng và lắng nghe. Nó được cấu tạo bởi ba phần:

  • Tai ngoài
  • Tai giữa
  • Tai trong.

Hoạt động nghe bắt đầu từ lúc sóng âm truyền đến tai ngoài (loa ngoài, phần có thể nhìn thấy), qua ống tai giữa (bao gồm màng nhĩ & 3 xương nhỏ). Khi màng nhĩ rung, xương nhỏ sẽ khuếch đại rung động và đưa đến tai trong. Tai trong có nhiệm vụ chính là “phiên dịch” các rung động thành tín hiệu, gởi đến dây thần kinh thính giác – được nối với cơ quan thính giác ở thùy chẩm (não bộ). Khi đến não, các xung thần kinh nãy sẽ được “diễn giải” thành âm thanh.

Bệnh viêm tai giữa là gì?

Viêm tai giữa là gì?

Viêm tai giữa là hiện tượng tai giữa bị sưng viêm, rỉ dịch gây đau đớn, khó chịu, mất thăng bằng. Bệnh có hai dạng:

  • Viêm tai giữa cấp tính: tai giữa có dịch (thường là mủ) tích tụ gây đỏ màng nhĩ, đau và sốt. Bệnh thường tiến triển nhanh nhưng cũng khỏi nhanh mà không để lại biến chứng.
  • Viêm tai giữa mạn tính: Viêm tai giữa cấp nếu không được điều trị đúng cách, bệnh kéo dài có thể chuyển sang mạn tính. Người bị viêm tai giữa mạn tính có dịch trong tai giữa tạm thời, không nhiễm khuẩn.

Nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa

Nguyên nhân gây bệnh trực tiếp là do vi khuẩn, virus, nấm tấn công gây sưng hoặc tắc nghẽn ống hầu họng hoặc Adenoids trong tai. Các nguyên nhân gây tắc nghẽn những bộ phần này gồm có:

  • Cảm lạnh
  • Viêm xoang
  • Dị ứng
  • Hút thuốc lá
  • Dịch và chất nhầy dư thừa
  • Adenoids bị viêm, nhiễm trùng
  • Áp xuất không khí bị thay đổi.

Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm tai giữa đó là: thời tiết thay đổi thất thường, hút nhiều thuốc lá, nhiệt độ cao, mắc một số vấn đề khác về tai…

Triệu chứng & biến chứng của bệnh viêm tai giữa

Dù đối tượng mắc bệnh là trẻ em hay người lớn thì người bệnh đều xuất hiện các triệu chứng sau đây:

  • Đau nhức tai, nhất là sau khi đi ngủ
  • Cảm giác khó chịu bên trong tai
  • Mất thăng bằng
  • Giảm thính lực, phản ứng chậm với âm thanh
  • Có dịch tai chảy ra
  • Sốt.

Viêm tai giữa nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách, người bệnh có thể đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như: Giảm thính lực, nhiễm trùng truyền nhiễm…

Người bị viêm tai giữa có nên đi bơi không?

Bơi lội là hoạt động thể chất bổ ích giúp rèn luyện sức khỏe hiệu quả. Tuy nhiên, đi bơi trong tình trạng tai giữa bị tổn thương lại là “con dao hai lưỡi” vì điều này tiềm ẩn nhiều yếu tố nguy cơ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

có nên bơi khi bị viêm tai giữa
Đi bơi trong tình trạng tai giữa bị tổn thương tiềm ẩn nhiều yếu tố nguy cơ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

Tai người được cấu tạo như một hộp kín, áp suất bên trong và bên ngoài được duy trì cân bằng. Tuy nhiên, khi bơi lội, lặn sâu, nhảy cầu…, áp lực nước quá cao sẽ gây mất cân bằng giữa áp xuất tai ngoài và tai trong, tạo chấn thương âm..

Thêm vào đó, khi bơi, nước trong hồ sẽ mang theo vi nấm, vi khuẩn vào trong tai. Thông thường, chúng sẽ đi ra ngoài nhưng cũng có trường hợp nước đọng lại khiến khu vực này bị ẩm ướt, tạo điều kiện cho vi nấm, vi khuẩn sinh sôi, phát triển mạnh hơn. Đối với một số hồ bơi công cộng không đảm bảo vệ sinh, nguy cơ viêm nhiễm, lan rộng khu vực tổn thương càng cao.

Để đảm bảo an toàn, bạn chỉ nên đi bơi sau khi tình trạng sưng viêm tai giữa thuyên giảm và khỏi hẳn. Điều trị viêm tai giữa đa phần nhờ thuốc, hiếm khi can thiệp ngoại khoa. Các thuốc điều trị phổ biến gồm có: thuốc kháng sinh không kê đơn (acetaminophen, ibuprofen), thuốc xịt dạng keo để giảm đau đớn, thuốc thông mũi như pseudoephedrine (dùng cho trường hợp viêm nhẹ)…

Một số lưu ý chăm sóc sức khỏe và phòng viêm tai giữa khi bơi

Để hạn chế nguy cơ bị viêm tai giữa khi đi bơi hoặc khiến bệnh chuyển biến nghiêm trọng hơn, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Trang bị mũ bơi chuyên dụng được làm bằng chất liệu mềm, có khả năng chống nước để bảo vệ tai, tránh nước hồ bơi mang theo vi khuẩn, nấm, bụi bẩn ngấm vào tai giữa. Sau khi bơi, cần nghiêng đầu sang một phía để nước chảy ra ngoài.
  • Vệ sinh tai thật sạch, lau khô tai sau khi tiếp xúc với nước, nhất là nước bẩn. Tuy nhiên, không nên dùng tăm bông ngoáy tai vì điều này có thể đưa vi khuẩn đi vào sâu bên trong hoặc gây trầy xước, rách tai, nhiễm khuẩn nghiêm trọng hơn.
  • Bạn có thể dùng tăm bông đặt vào tai, giữ yên đế nước thấm vào tăm bông.

Tóm lại, người bị viêm tai giữa không nên bơi lội và chỉ bơi khi bệnh đã được thuyên giảm. Khi bơi, nên đội mũ bơi, đeo kính bơi để  ngăn nước ngấm vào tai, mắt. Ngoài ra, người bệnh cũng cần vệ sinh tai thật sạch sau khi bơi, lau tai thật khô để ngăn ngừa viêm nhiễm, nhiễm trùng.

ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán và phương pháp điều trị thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Có thể bạn quan tâm

Địa chỉ bác sĩ chữa viêm tai giữa giỏi ở HÀ NỘI VÀ TP.HCM

Viêm tai giữa là tình trạng tai giữa bị sưng, viêm đau do nhiễm trùng (vi khuẩn, virus...). Điều trị...

Tìm hiểu cách chữa viêm tai giữa bằng thuốc nam

Các bài thuốc nam chữa bệnh viêm tai giữa phổ biến nhất

Ngoài việc dùng thuốc, chữa viêm tai giữa bằng thuốc nam cũng là phương pháp được nhiều người sử dụng....

Bệnh viêm tai giữa để lại nhiều biến chứng cho trẻ nhỏ

Bệnh viêm tai giữa khi nào phải mổ, hết bao nhiêu tiền?

Bệnh viêm tai giữa xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Mặc dù bệnh khá dễ điều trị, tuy...

Tìm hiểu các phương pháp điều trị viêm tai giữa có mủ

Chẩn đoán và điều trị viêm tai giữa có mủ

Viêm tai giữa có mủ thường xảy ra khi bệnh nhân bị viêm tai giữa hoặc viêm mũi họng nhưng...

Viêm tai giữa chữa mãi không khỏi do 5 sai lầm sau đây

Viêm tai giữa là bệnh lý nhiễm khuẩn gây viêm và tổn thương bộ phận tai giữa. Nếu mắc sai...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *