Cách chữa viêm tai giữa bằng lá hẹ ít ai biết

Chữa viêm tai giữa bằng lá hẹ là cách điều trị đã được dân gian áp dụng từ lâu. Với những dược tính có tác dụng rất tốt cho cơ thể, hẹ có thể làm giảm được các triệu chứng do bệnh viêm tai giữa gây ra. Ngoài ra, để bệnh nhanh khỏi, bạn cũng cần phải chú ý hơn tới thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống của bản thân. 

Tìm hiểu cách chữa viêm tai giữa bằng lá hẹ
Tìm hiểu cách chữa viêm tai giữa bằng lá hẹ

Tại sao có thể dùng lá hẹ chữa viêm tai giữa?

Ngoài việc sử dụng thuốc tây, có khá nhiều cách để điều trị bệnh viêm tai giữa. Áp dụng các bài thuốc chữa trị từ lá hẹ là cách đã được dân gian áp dụng từ lâu, nhưng vẫn còn có khá ít người biết đến.

Theo Đông y, hẹ tươi lành tính, có vị hơi cay, hơi chua. Đây là loại lá mang tính nhiệt, nhưng khi được nấu chín lại có tính ôn, có tác dụng tán độc, hành khí, ôn trung. Bởi vậy mà nó thường được dùng để điều trị chứng ra mồ hôi trộm, chữa ho, làm giảm sưng đau, trị chứng đi tiểu nhiều lần, tiêu hóa không tốt. Rễ và hạt của cây hẹ có khả năng thẩm thấu vào kinh can. Do đó, nó cũng có thể làm giảm các triệu chứng bệnh liên quan đến thận, trị táo bón, bị giun kim.

Trong lá hẹ tồn tại nhiều dược tính có tác dụng chữa bệnh, rất tốt cho cơ thể. Do đó, bạn cũng có thể sử dụng nó để làm giảm bớt các triệu chứng của bệnh viêm tai giữa.

ĐỌC NGAY: Người bệnh điều trị viêm tai giữa trong bao lâu thì khỏi?

Các cách chữa viêm tai giữa bằng lá hẹ

Để trị viêm tai giữa bằng lá hẹ, bạn có thể thực hiện theo những cách như sau:

1. Chữa viêm tai giữa bằng lá hẹ tươi:

  • Chuẩn bị: Khoảng 50g lá hẹ đang tươi.
  • Cách tiến hành: Mang lá hẹ đã chuẩn bị đi rửa sạch, ngâm với muối tinh khoảng 10 phút. Sau đó vớt ra và để ráo. Cho tất cả lá hẹ vào máy xay sinh tố và xay nhuyễn rồi lọc lấy nước. Nếu không có máy xay sinh tố, bạn có thể dùng chày để giã nhuyễn và vắt lấy nước. Đựng nước cốt lá hẹ trong một cái lọ sạch rồi đậy nắp kín.
  • Cách dùng: Đem nước thuốc vừa thu được để nhỏ trực tiếp vào tai. Mỗi ngày thực hiện từ 2 – 3 lần, mỗi lần nhỏ từ 2 – 3 giọt. Áp dụng thường xuyên cho đến khi thấy các triệu chứng bệnh không còn xuất hiện nữa. Trong trường hợp không may bị côn trùng như muỗi, kiến bò vào tai, bạn cũng có thể áp dụng cách làm này để tránh nhiễm trùng.

2. Trị viêm tai giữa bằng lá hẹ hấp phèn chua

Chữa viêm tai giữa bằng cách kết hợp lá hẹ và phèn chua
Chữa viêm tai giữa bằng cách kết hợp lá hẹ và phèn chua

Ngoài việc dùng lá hẹ tươi, bạn có thể kết hợp lá hẹ với phèn chua để làm tăng hiệu quả chữa trị. Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị: 50gr lá hẹ còn tươi, 50gr phèn chua.
  • Cách tiến hành: Đem lá hẹ đã chuẩn bị mang đi rửa sạch cùng với ít muối, để ráo và cắt thành từng khúc dài khoảng 10cm. Sau đó, lấy một miếng sắt dẹt, độ rộng đủ lớn và cho phèn chua và lá hẹ đã chuẩn bị lên bếp và đun nóng. Lưu ý là không nên dùng nồi nhôm hay gang để nấu phèn, vì chúng có thể làm giảm đi công dụng của nó. Cứ đun nhỏ lửa cho đến khi thấy phèn chua bị chảy ra hết thì tắt bếp. Mang hỗn hợp phèn chua và lá hẹ đi nghiền nát thành bột. Cất bột thuốc vừa thu được vào một cái lọ thủy tinh có nắp đậy để dùng hàng ngày.
  • Cách dùng: Dùng thuốc hàng ngày bằng cách lấy khoảng nửa thìa cà phê bột rồi thổi vào tai cần điều trị của người bệnh. Để thuốc không bị rơi ra ngoài, hãy lấy một tờ giấy sạch rồi cuộn tròn lại thành hình chiếc phễu. Lưu ý là cuộn sao cho một đầu của chiếc phễu có kích thước bằng với lỗ tai rồi đặt vào tai. Cho thuốc vào đầu phễu còn lại rồi thổi bột phèn chua và lá hẹ vào tai bị viêm. Để thuốc mang lại tác dụng tốt, bạn nên thực hiện 2 lần mỗi ngày. Làm thường xuyên cho đến khi thấy bệnh thuyên giảm. Vì một số dược tính trong lá hẹ dễ dàng bị phân hủy và bay hơi, do đó bạn chỉ nên dùng hết bột thuốc trong ngày. Đồng thời, bảo quản nó ở nơi thoáng mát.

Cần lưu ý gì khi chữa viêm tai giữa bằng lá hẹ?

Khi áp dụng cách điều trị viêm tai giữa bằng lá hẹ, bạn cần lưu ý một số điều như sau:

  • Khác với thuốc tây, các bài từ dân gian thường không mang lại tác dụng nhanh chóng. Nó cần có thời gian để thuốc thẩm thấu một cách từ từ. Do đó, bạn cần phải sử dụng thường xuyên và trong thời gian dài thì mới cảm nhận được hiệu quả của nó.
  • Các bài thuốc từ lá hẹ có thể khắc phục được bệnh nhẹ hoặc mới có dấu hiệu khởi phát. Đối với các trường hợp bệnh nặng, nó ít khi mang lại tác dụng. Do đó, nếu bệnh nặng hoặc sau khi sử dụng một thời gian mà không thấy hiệu quả, hãy đi khám để được tư vấn cách chữa trị tốt hơn.
  • Cần chú ý giữ gìn và vệ sinh tai đúng cách. Tuyệt đối không được dùng các vật cứng hoặc bông gòn để cho vào tai.
  • Nên sử dụng các dung dịch nhỏ tai để làm sạch tai, giảm tình trạng viêm nhiễm.

Bên cạnh phương pháp trị viêm tai giữa bằng lá hẹ, bạn có thể tham khảo thêm các cách điều trị khác như dùng sáp ong, ngải cứu, dùng tỏi chữa viêm tai giữa… Chúng cũng có thể làm giảm được triệu chứng bệnh, giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.

ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Viêm tai giữa mạn tính có nguy hiểm? Điều cần biết

Viêm tai giữa tái phát nhiều lần thường được gọi là bệnh viêm tai giữa mạn tính. Trong bài viết...

Bị viêm tai giữa

Bị viêm tai giữa rồi có tiêm phòng được không?

Một trong những nguyên tắc quan trọng khi tiêm phòng là trẻ phải đang trong trạng thái khỏe mạnh, không...

Bị viêm tai giữa nên ăn và kiêng gì cho nhanh lành?

Thiết lập một chế độ ăn uống lành mạnh là điều kiện tiên quyết giúp duy trì và cải thiện...

Bệnh viêm tai giữa có nguy hiểm không?

Bệnh viêm tai giữa có nguy hiểm không? Hậu quả như thế nào?

Theo một số thống kê được công bố vào năm 2014 tại Hoa Kỳ cho thấy tỷ lệ bệnh nhân...

Đừng dại dột chữa viêm tai giữa bằng mật cá mè

Để đối phó với triệu chứng đau, sưng, viêm ở tai, nhiều người áp dụng cách chữa viêm tai giữa...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *