Bệnh viêm tai giữa có tự khỏi được không hay phải chữa trị?
Bệnh viêm tai giữa bao gồm cả viêm tai giữa cấp tính và mãn tính. Với các triệu chứng và nguy cơ khác nhau, dẫn đến sự khác biệt trong các phương án điều trị. Dù vậy, để phòng ngừa những biến chứng, người bệnh xuất hiện những triệu chứng ban đầu vẫn nên đi khám tại các cơ sở uy tín.
Bệnh viêm tai giữa có tự khỏi được không?
Bệnh viêm tai giữa là một trong những loại bệnh xuất hiện phổ biến ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi. Nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh là do cảm lạnh, các đợt đau họng hoặc nhiễm trùng đường hô hấp. Bệnh viêm tai giữa có thể xuất hiện ở cả người lớn nhưng hiếm hơn.
Hầu hết trẻ nhỏ đều có nguy cơ gặp nhiễm trùng tai giữa. Tuy nhiên, vẫn có những yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc viêm tai giữa:
- Trẻ phải sống trong môi trường có nhiều khói thuốc lá
- Trẻ có hệ thống miễn dịch kém
- Tiền sử gia đình có người đã từng bị viêm tai giữa
- Trẻ ít được mẹ chăm sóc có nguy cơ mắc viêm tai giữa cao hơn
- Trẻ thường xuyên bú bình trong khi nằm ngửa.
Các triệu chứng của bệnh viêm tai giữa là không rõ ràng. Chính vì vậy, bệnh viêm tai giữa ở trẻ nhỏ thường được phát hiện muộn. Bệnh do vi khuẩn gây nên, chính vì vậy, người bệnh sẽ khó lòng có thể khỏi bệnh hoàn toàn nếu không có phương án điều trị.
Các triệu chứng của viêm tai giữa có xu hướng giảm thiểu sau một vài ngày khi phát bệnh. Điều này khiến nhiều bậc phụ huynh lầm tưởng rằng bệnh viêm tai giữa có thể tự khỏi. Tuy nhiên, việc không được điều trị bằng các phương án bảo tồn ban đầu có khả năng làm tăng nguy cơ bệnh tái phát và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng đối với thính lực.
Tham khảo: Bệnh viêm tai giữa có nguy hiểm không? Hậu quả như thế nào?
Hướng điều trị đối với bệnh viêm tai giữa
1. Sử dụng thuốc dưới sự tư vấn của các bác sĩ
Những triệu chứng ban đầu của bệnh viêm tai giữa có thể không rõ ràng. Dù vậy, ngay khi có những biểu hiện đầu tiên, bệnh nhân cần được thăm khám tại các cơ sở y tế. Lúc này, các bác sĩ có thể tiến hành tư vấn và kê đơn thuốc kháng sinh. Kết hợp với thuốc là các biện pháp chăm sóc tại nhà để làm dịu cơn đau.
Việc sử dụng thuốc dưới sự tư vấn của các bác sĩ sẽ không mang đến tác dụng phụ cho người sử dụng. Chính vì vậy, người bệnh có thể duy trì việc điều trị bằng thuốc từ 2 đến 3 ngày. Nếu bệnh vẫn không thuyên giảm và có xuất hiện chảy mủ, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người bệnh cần tiếp tục nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ cho những phương án điều trị tiếp theo.
2. Điều trị viêm tai giữa bằng phương án đặt ống tai
Bệnh nhân bị viêm tai giữa có kèm mủ, đặc biệt là trẻ nhỏ, thường được đề xuất thực hiện đặt ống tai để điều trị bệnh. Với phương pháp này, các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để đặt một ống nhỏ cho phép hút chất lỏng ra khỏi phần tai giữa. Đồng thời, một ống nhỏ cũng sẽ được đặt ở phần lỗ mở của tai để đảm bảo thông khí và ngăn ngừa sự tích tụ chất lỏng bên trong tai.
Ngoài những bệnh nhân mắc chứng viêm tai giữa có chảy mủ là trẻ nhỏ, các bệnh nhân viêm tai giữa mãn tính cũng thường được đề xuất phương án đặt ống tai.
3. Một số những biện pháp chăm sóc tại nhà với bệnh nhân viêm tai giữa
Bệnh nhân khi mắc viêm tai giữa có thể được chăm sóc tại nhà để làm giảm đau và hỗ trợ quá trình điều trị bệnh, với những biện pháp như sau:
- Chườm ấm để giảm đau
- Khi đứng hoặc ngồi, nên giữa đầu thẳng để đảm bảo không gian bên trong tai có độ thoáng
- Súc miệng bằng nước muối có thể giúp giảm đi cơn đau họng
- Không sử dụng các chất kích thích và hút thuốc lá (đối với trường hợp bệnh nhân là người lớn)
- Các biện pháp giúp giải tỏa căng thẳng và lo lắng cho người bệnh cũng sẽ giúp các triệu chứng của bệnh được thuyên giảm.
Như vậy, bệnh viêm tai giữa không thể tự khỏi mà phải cần đến những chẩn đoán chuyên khoa từ phía các bác sĩ về phương án điều trị bệnh. Người bệnh nếu muốn biết thêm những thông tin về bệnh viêm tai giữa, nên đến trực tiếp các cơ sở y tế để được tư vấn. Chúng tôi không đưa ra những lời khuyên thay thế giá trị từ những chẩn đoán của các bác sĩ.
Có thể bạn quan tâm:
- 7 Mẹo chữa viêm tai giữa bằng phương pháp dân gian lành tính
- Bị viêm tai giữa nên ăn gì và kiêng gì cho nhanh lành?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!