Viêm tai giữa khi mang thai: Triệu chứng, nguyên nhân & điều trị
Bệnh viêm tai giữa khi mang thai là một căn bệnh khá nguy hiểm. Các bà mẹ khi lần đầu tiên mắc phải căn bệnh này thường lo lắng về việc bệnh có thể gây hại cho con. Những lo lắng chứng tỏ sự hiểu biết của bạn về căn bệnh này vẫn còn rất hạn chế.
Triệu chứng viêm tai giữa khi mang thai thường gặp
Có khá nhiều người tò mò về triệu chứng thường gặp phải khi bị viêm tai giữa khi mang thai. Điều này còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh cũng như cơ địa của từng bệnh nhân. Sau đây là một số triệu chứng mà khi mang thai, người mắc bệnh viêm tai giữa thường gặp phải:
- Tai thường có cảm giác đau và rất đau. Thông thường cơn đau sẽ nhói lên, sau đó đau âm ỉ chứ không mất hẳn.
- Người bệnh sẽ cảm thấy thính lực giảm rõ rệt. Vì lúc này ống tai bị sưng làm ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của các bộ phận trong tai cũng như các dây thần kinh cảm nhận.
- Có chất lỏng chảy ra khỏi tai: đây có thể là mủ do vi khuẩn tác động lên những tổn thương và gây viêm. Triệu chứng này cũng chứng tỏ là bệnh đã phát triển ở giai đoạn nặng.
- Người mẹ cảm thấy đau đầu, mất tập trung… thường xuyên.
Ngoài ra còn có triệu chứng sưng ở trong tai, nhưng người bệnh thường rất khó cảm nhận được biểu hiện nay. Thông thường có thể bị sưng ở tai trong hoặc giữa mà khó có thể quan sát được bằng mắt thường. Bác sĩ phải dùng các dụng cụ cùng kiến thức chuyên môn thì mới cảm nhận được triệu chứng sưng đau này.
Nguyên nhân viêm tai giữa khi mang thai
Theo các bác sĩ chuyên khoa thì có nhiều nguyên nhân có thể gây viêm tai giữa khi mang thai. Việc xác định nguyên nhân cần có sự can thiệp của nhưng người có chuyên môn.
Thông thường viêm tai giữa là do mầm bệnh như vi khuẩn, virus… tấn công vào tai. Điều này gây ra những triệu chứng như: dư thừa chất nhầy, dị ứng, cảm lạnh, nhiễm trùng xoang, viêm nhiễm…
Tình trạng viêm nhiễm dẫn đến tắc nghẽn vòi nhĩ (ống nối giữa tai giữa và hầu họng). Sự tắc nghẽn này gây ra sự tích tụ chất lỏng trong tai giữa và dẫn đến hiện tượng nhiễm trùng. Điều này cũng có thể gây ra mất thính giác tạm thời trong một số trường hợp.
Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như: tích tụ ráy tai nhiều, áp lực ở trong tai khi nghỉ ngơi hoặc ngủ một bên trong thời gian dài.
Điều trị viêm tai giữa khi mang thai
Viêm tai giữa có thể trầm trọng hơn và ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác. Nhất là trong trường hợp hệ thống miễn dịch bị ức chế. Nếu không được điều trị sớm không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn tác động đến sự phát triển của bé.
1. Điều trị theo chỉ định của bác sĩ
Các bác sĩ mới có thể đủ trình độ để thực hiện các cuộc kiểm tra, chẩn đoán. Từ đó mới đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Thông thường bác sĩ hay chỉ định các hướng điều trị bệnh như sau:
# Thuốc kháng sinh
Các loại thuốc kháng sinh thường được chỉ định nếu tình trạng nhiễm trùng không tự khỏi. Loại thuốc này cũng hay được dùng khi triệu chứng viêm tai giữa diễn ra thường xuyên.
Một điều cần lưu ý là người bệnh cần phải uống đầy đủ các liều kháng sinh, ngay khi triệu chứng nhiễm trùng đã khỏi. Như vậy mới hạn chế được tình trạng lờn thuốc kháng sinh, gây khó khăn cho việc chữa trị ở những lần sau.
Hầu hết bác sĩ đều rất ngần ngại đối với việc chỉ định dùng thuốc kháng sinh cho phụ nữ đang mang thai vì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Vì vậy bác sĩ hay dùng loại kháng sinh an toàn. Người bệnh cũng không nên tự ý dùng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc trong suốt quá trình điều trị
# Các loại thuốc không kê đơn
Tuy là thuốc không cần kê đơn nhưng cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng. Thông thường sẽ có một số loại như sau:
- Thuốc Ipuprofen: thuốc giảm đau thông thường hay dùng để điều trị các triệu chứng viêm tai giữa.
- Thuốc nhỏ tai: có tác dụng giảm sưng, chống nhiễm trùng khá tốt. Thuốc này hiện nay có bán rất phổ biến tại các nhà thuốc.
- Thuốc thông mũi: nhiễm trùng tai lâu ngày sẽ dẫn đến hiện tượng dị ứng và ảnh hưởng đến vùng mũi. Các sản phẩm thông mũi cũng khá hữu dụng trong các trường hợp này.
# Phẫu thuật
Đây là biện pháp cuối cùng được chỉ định khi các biện pháp khác không có hiệu quả. Tức là dùng thuốc mà vẫn không có sự chuyển biến gì, thậm chí các biểu hiện bệnh có xu hướng nặng hơn. Lúc này, bác sĩ sẽ áp dụng việc phẫu thuật để loại bỏ chất nhầy ra khỏi tai và làm giảm bớt các triệu chứng bệnh.
Nhưng việc phẫu thuật thường được thực hiện sau khi sinh để tránh khỏi những biến chứng xấu nhất có thể gây ảnh hưởng cho cả mẹ và bé.
2. Dùng các phương pháp điều trị tại nhà
Sau khi đã được bác sĩ tiến hành kiểm tra và xác định viêm tai giữa chỉ ở mức độ nhẹ thì người bệnh có thể dùng các phương pháp điều trị tại nhà. So với việc dùng thuốc thì hướng điều trị này an toàn và ít để lại biến chứng hơn. Tuy nhiên có nhược điểm là hiệu quả chậm và chỉ áp dụng được cho trường hợp bệnh nhẹ. Vì vậy, nếu thấy phù hợp với phương pháp này thì bạn có thể áp dụng một trong những cách sau:
# Dùng giấm
Cả giấm táo hay giấm trắng đều có tác dụng tiêu diệt được các loại vi khuẩn. Vì hoạt chất trong nguyên liệu này có thể loại bỏ vi khuẩn hiệu quả. Bạn chỉ cần tiến hành theo trình tự như sau:
- Lấy một muỗng giấm và một muỗng nước trộn cho thật đều.
- Nằm nghiêng qua một bên, để phần tai bị tổn thương ở phía trên.
- Lấy tăm bông cho vào hỗn hợp giấm rồi đặt lên vùng tai bị nhiễm bệnh.
- Để yên khoảng 15 phút rồi quay đầu sang hướng ngược lại để giấm chảy ra ngoài.
- Áp dụng 2 lần mỗi ngày, trong khoảng 2-3 ngày sẽ thấy cải thiện rõ rệt.
# Dùng muối
Tình trạng viêm tai giữa có thể thuyên giảm nhờ đặt lên tai túi muối ấm hoặc chai nước ấm.
Đầu tiên bạn cần cho 100g muối lên chảo, đảo cho nóng rồi bỏ vào một túi vải thật sạch. Đặt túi khi còn nóng lên tai cho đến khi túi nguội hẳn. Ngoài giảm đau thì cách này cúng làm giảm áp lực vùng trên tai khá hiệu quả.
# Dùng dầu oliu
Cho khoảng 2 giọt oliu vào vùng tai bị viêm tai giữa. Để yên trong vài phút rồi nghiêng một bên cho dầu chảy ra ngoài. Áp dụng hàng ngày cho đến khi các triệu chứng giảm hẳn.
Các mẹ không nên quá lo lắng khi không may bị viêm tai giữa khi mang thai. Thay vào đó hãy bình tĩnh để tìm ra phương pháp điều trị thật sự phù hợp. Việc lo lắng không những không cải thiện được bệnh mà còn làm cho tình trạng bệnh ngày càng trầm trọng hơn.
ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.
Tham khảo thêm:
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!