Viêm tai giữa tái phát nhiều lần do đâu? Cách phòng ngừa

Viêm tai giữa là căn bệnh khá phổ biến, thường gặp ở trẻ em. Nếu được chữa trị sớm, bệnh sẽ không gây nhiều vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe. Tuy nhiên, nó lại có thể tái phát nhiều lần. Hiểu rõ nguyên nhân khiến bệnh tái phát sẽ giúp bạn xác định được các biện pháp điều trị và phòng ngừa phù hợp. 

Tìm hiểu nguyên nhân khiến viêm tai giữa tái phát nhiều lần và cách phòng bệnh
Tìm hiểu nguyên nhân khiến viêm tai giữa tái phát nhiều lần và cách phòng bệnh

Tại sao viêm tai giữa hay tái phát?

Viêm tai giữa là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng tai giữa bị nhiễm trùng do sự xâm nhập và gây hại của các vi khuẩn. Đây là căn bệnh mà ai cũng có thể gặp phải. Nhưng đối tượng thường gặp nhất là trẻ em. Việc điều trị viêm tai giữa thường khá dễ dàng. Ngoài ra, nó sẽ không gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe nếu được chữa trị sớm.

Thông thường, viêm tai giữa được chia thành 3 giai đoạn, bao gồm: Giai đoạn xung huyết, giai đoạn ứ mủ, giai đoạn vỡ mủ. Ở mỗi dạng sẽ được chỉ định cách điều trị khác nhau. Nếu để bệnh diễn tiến trong thời gian dài, việc điều trị sẽ càng trở nên khó khăn và có thể mắc nhiều biến chứng khác.

Tuy nhiên, viêm tai giữa lại có thể tái phát nhiều lần. Vậy thì tại sao viêm tai giữa hay tái phát?

Bệnh viêm tai giữa tái phát nhiều lần có thể là do các nguyên nhân sau đây:

+ Để bệnh kéo dài :

Người bệnh chủ quan không đi thăm khám sớm. Để bệnh kéo dài và nặng lên, gây khó khăn cho việc điều trị.

+ Điều trị sai cách: 

Vì viêm tai giữa được chia thành nhiều giai đoạn khác nhau. Mỗi giai đoạn sẽ có những phương pháp chữa trị riêng. Nếu áp dụng các biện pháp điều trị không phù hợp, không những giúp bệnh lâu khỏi mà còn tăng nguy cơ khiến viêm tai giữa tái phát nhiều lần.

+ Chăm sóc không đúng cách: 

Vệ sinh tai không đúng cách là một trong những yếu tố khiến bệnh viêm tai giữa tái phát
Vệ sinh tai không đúng cách là một trong những yếu tố khiến bệnh viêm tai giữa tái phát

Sau khi thấy bệnh thuyên giảm đa số người bị viêm tai giữa sẽ không đi tái khám hoặc khám định kỳ theo lịch. Đồng thời, họ cũng không tuân theo những dặn dò của bác sĩ về lưu ý trong sinh hoạt hàng ngày. Điều này cũng có thể khiến bệnh dễ tái phát. Ngoài ra, dùng  tăm bông, tay, các vật cứng không sạch để cho vào tai cũng là một yếu tố làm tai bị tổn thương.

+ Chữa trị không triệt để: 

Đây được cho là nguyên nhân hàng đầu khiến bệnh viêm tai giữa tái phát nhiều lần. Sử dụng thuốc không đúng thời gian và liều lượng được chỉ định. Hoặc ngưng dùng thuốc đột ngột khi thấy triệu chứng bệnh có dấu hiệu thuyên giảm là những nguyên nhân có thể gây nên tình trạng trên.

+ Hệ miễn dịch bị suy yếu:

Người có tiền sử mắc các bệnh lý làm suy giảm hệ miễn dịch như tiểu đường, ung thư, HIV… có nguy cơ cao bị viêm tai giữa “làm phiền” lần nữa. Bởi hệ miễn dịch suy giảm có nghĩa là khả năng tiết ra các kháng thể để bảo vệ cơ thể bị giảm đi,… Chính vì vậy mà các vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây bệnh.

Trên đây là những nguyên nhân có thể khiến bệnh viêm tai giữa tái phát nhiều lần. Nắm rõ thông tin về vấn đề này sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc đề ra các biện pháp phòng bệnh cho bản thân.

Thông tin thêm: Bệnh viêm tai giữa có lây không?

Cần làm gì để phòng tránh viêm tai giữa tái phát?

Nếu đang băn khoăn viêm tai giữa có tái phát không thì câu trả lời là có. Thậm chí nó còn được cho là căn bệnh rất dễ tái phát. Nhưng nếu biết cách phòng ngừa, bạn có thể hoàn toàn tránh được nguy cơ viêm tai giữa tái phát nhiều lần. Dưới đây là những biện pháp mà bạn có thể áp dụng:

1. Điều trị sớm và đúng cách

Đây được cho là việc làm vô cùng quan trọng nếu muốn ngăn ngừa bệnh viêm tai giữa tái phát. Vì nếu không  được thăm khám và chữa trị sớm, bệnh sẽ ngày càng nặng. Lúc này áp dụng các biện pháp điều trị cũng trở nên khó khăn hơn. Ngoài ra, bạn cũng cần phải chữa trị đúng cách, giúp bệnh nhanh khỏi. Cụ thể, khi bị viêm tai giữa sẽ được điều trị như sau:

  • Nếu ở giai đoạn xung huyết: Điều trị nội khoa bằng các loại thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau, hạ sốt, giảm phù nề. Ngoài ra, các loại thuốc kháng viêm cũng sẽ được chỉ định.
  • Giai đoạn ứ mủ: Người bệnh có thể được chỉ định tiến hành rạch màng nhĩ để dẫn lưu mủ ra bên ngoài. Đồng thời, kết hợp với các loại thuốc uống có tác dụng toàn thân khác.
  • Giai đoạn vỡ mủ: Nếu đến giai đoạn này, các dịch mủ trong tai giữa  bị vỡ, làm rách màng nhĩ và chảy ra ngoài. Với những trường hợp này, bác sĩ sẽ sẽ kê cho bạn dùng các loại thuốc nhỏ tai và thuốc uống khác nhau để khắc phục.

Lưu ý là hãy sử dụng thuốc đúng theo liều lượng đã được quy định. Tuyệt đối không được tăng hoặc giảm liều khi không có sự chỉ định của bác sĩ. Bạn cũng không nên ngưng thuốc đột ngột, kể cả khi thấy bệnh đã giảm. Ngoài ra, sau khi sử dụng mà thấy bệnh không khỏi, hãy đi tái khám để được chỉ định cách chữa trị hiệu quả hơn.

Phát hiện và điều trị sớm viêm tai giữa sẽ làm giảm được nguy cơ bệnh tái phát
Phát hiện và điều trị sớm viêm tai giữa sẽ làm giảm được nguy cơ bệnh tái phát

2. Vệ sinh tai sạch sẽ

Cách này sẽ giúp loại bỏ bụi bẩn và các vi khuẩn xâm nhập vào tai và gây hại. Tuy nhiên, bạn cũng cần tránh việc dùng bông gòn hoặc các vật cứng không đảm bảo vệ sinh để cho vào bên trong tai.

3. Hạn chế tối đa nguy cơ mắc các bệnh tai – mũi – họng

Các bệnh lý về tai mũi họng thường có mối liên hệ với nhau. Do đó, để ngăn nguy cơ viêm tai giữa tái phát nhiều lần, hãy hạn chế để cơ thể mắc các chứng bệnh này. Đặc biệt là vào những thời điểm giao mùa hoặc có thời tiết lạnh. Tuy nhiên, nếu không may mắc bệnh thì cần phải điều trị triệt để, đừng để bệnh kéo dài.

4. Ăn uống hợp lý

Nên ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi. Ngoài ra, cũng cần tăng cường bổ sung các thực phẩm và vitamin để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Chúng sẽ hạn chế được nguy cơ bị vi khuẩn tấn công và gây hại.

5. Bảo vệ đôi tai

Tránh để nước hoặc các bụi bẩn vào tai. Nếu là trẻ nhỏ, khi nôn trớ, cho nằm với tư thế đầu thấp. Điều này sẽ tránh được dịch nôn tràn vào tai.

Ap suất không khí thay đổi đột ngột cũng sẽ dễ làm tai bị tổn thương. Do đó, nếu thích lặn hoặc đi máy bay nhiều bạn cũng cần có các biện pháp để giảm thiểu vấn đề này.

Ngoài việc dùng thuốc, thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng bệnh. Do đó, bạn hãy tham khảo những thông tin trên đây để có thể tự đề ra các biện pháp phòng tránh bệnh viêm tai giữa tái phát.

ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kì lời khuyên, tham vấn, chẩn đoán y khoa.

Có thể bạn quan tâm

Lạ kỳ chữa viêm tai giữa bằng lông nhím

Nhím là động vật hoang dã nhưng hiện nay người ta đã thuần và nuôi tại nhà để cung cấp...

Trẻ bị viêm tai giữa có nên rửa mũi bằng ống xi lanh không?

Tai - mũi - họng là là các cơ quan thông với nhau. Bất kỳ sự tổn thương trong cơ...

Viêm tai giữa không đặc hiệu là gì?

Viêm tai giữa không đặc hiệu hay còn gọi là viêm tai giữa nung mủ không đặc hiệu. Bệnh lý...

Viêm tai giữa giai đoạn xung huyết có thể gây giảm thính lực

Viêm tai giữa giai đoạn xung huyết là một dạng của viêm tai giữa cấp tính. Bệnh có thể làm...

Chữa viêm tai giữa bằng cây sậy là một trong những cách điều trị bằng y học cổ truyền.

Chữa viêm tai giữa bằng cây sậy

Điều trị bệnh viêm tai giữa bằng các bài thuốc Đông y là một cách thức được nhiều người áp...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *