Bí kíp hạn chế viêm mũi dị ứng máy lạnh bạn nên biết
Thường xuyên mở điều hòa khi ngủ hoặc khi làm việc cũng có thể gây bệnh viêm mũi dị ứng. Nó gây ra không ít phiền toái và khó chịu cho người bệnh. Nghiêm trọng hơn, viêm mũi dị ứng máy lạnh còn có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng khác. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể hạn chế được nguy cơ mắc bệnh viêm mũi dị ứng máy lạnh, nếu biết cách phòng ngừa phù hợp.
Biểu hiện của bệnh viêm mũi dị ứng máy lạnh
Viêm mũi dị ứng máy lạnh xảy ra khi lớp niêm mạc của xoang mũi phản ứng với chất kích thích là luồng khí của máy lạnh. Đối với những người bình thường, luồng khí từ máy lạnh sẽ không làm ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Tuy nhiên, với những người mẫn cảm, người già, trẻ nhỏ có sức đề kháng kém thì họ lại không thể thích nghi được với nó. Hệ quả là dẫn đến tình trạng khó chịu cho bệnh nhân. Khi mắc bệnh, viêm mũi dị ứng khi ngủ máy lạnh thường gây ra các triệu chứng sau đây:
- Hắt hơi: Bệnh nhân sẽ bị hắt hơi liên tục nếu tiếp xúc với luồng khí lạnh từ điều hòa. Đặc biệt là khi di chuyển từ những môi trường nóng sang lạnh.
- Sổ mũi, chảy dịch mũi: Đây cũng là biểu hiện thường thấy khi bị viêm mũi dị ứng máy lạnh. Người bệnh thường xuyên bị chảy dịch mũi màu vàng đục hoặc trong. Dịch có thể tiết ra nhiều hoặc ít, tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý của bệnh nhân.
- Ho, đau họng: Các luồng khí từ máy lạnh còn có thể kích thích vùng niêm mạc họng. Điều này sẽ khiến bệnh nhân ho, khạc nhổ liên tục.
- Bị nghẹt mũi: Vì các dịch trong mũi tích tụ nên bệnh nhân sẽ thường xuyên cảm thấy bị nghẹt mũi. Tình trạng này có thể xảy ra một hoặc cả 2 bên, khiến bệnh nhân khó thở. Nếu soi sẽ thấy lớp niêm mạc mũi bị phù nè, có màu tím nhạt. Trong hốc mũi có nhiều dịch trong và loãng.
Ngoài ra, người bệnh còn có thể gặp phải những triệu chứng khác như: Sưng mí mắt, mắt thâm quầng, chóp mũi đỏ, trầy da… Do đó, bạn cần phải đi khám để được chỉ định chữa trị sớm.
Phòng ngừa bệnh viêm mũi dị ứng khi ngủ máy lạnh
Nếu không được chữa trị sớm, viêm mũi dị ứng ngủ máy lạnh cũng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như: Viêm thanh quản, viêm tai giữa, viêm họng, viêm màng não, thấp tim… Vì thế cần phải được áp dụng các phương pháp chữa trị càng sớm càng tốt. Thông thường, bệnh sẽ được chữa trị theo các cách sau:
- Dùng thuốc tây: Thuốc kháng sinh sẽ được chỉ định để bạn sử dụng. Chúng có tác dụng ức chế sự hoạt động và tiêu diệt vi khuẩn, Từ đó làm giảm tình trạng sưng viêm. giảm đau, chảy dịch…
- Điều trị ngoại khoa: Trong trường hợp tình trạng bệnh lý trầm trọng, uống thuốc không hiệu quả, bạn sẽ được chỉ định áp dụng phương pháp DNR để chữa trị. Đây là một phương pháp mới, mang đến nhiều ưu điểm vượt trội. Nó sẽ không gây đau đớn, không chảy máu, không làm tổn thương đến lớp niêm mạc mũi, mang đến tác dụng chữa trị cao.
Song song với việc điều trị, bạn cũng cần phải đề ra các biện pháp để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh cho bản thân. Dưới đây là một số biện pháp ngăn ngừa bệnh viêm mũi dị ứng khi ngủ điều hòa mà bạn nên tham khảo:
- Không để nhiệt độ điều hòa xuống quá thấp. Tốt nhất là nên để ở mức từ 28 độ trở lên. Vì đây là ngưỡng nhiệt độ thích hợp cho cơ thể, đặc biệt là người lớn tuổi và trẻ em.
- Thường xuyên vệ sinh phòng ngủ và phòng làm việc thật sạch sẽ. Điều này sẽ giúp loại bỏ hết các bụi bẩn, vi khuẩn, lông động vật và các chất kích thích khác.
- Không để chó, mèo ngủ chung giường. Cũng không nên cất các loại phấn hoa, thú nhồi bông, các tác nhân dễ gây kích ứng khác trong phòng ngủ.
- Tránh để luồng không khí từ điều hòa thổi trực tiếp vào cơ thể. Bởi luồng gió này thường chứa nhiều bụi bẩn, vi khuẩn. Vì thế nếu gió thổi trực tiếp sẽ khiến bụi bẩn, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào đường thở. Hệ quả là dẫn đến bệnh viêm mũi dị ứng máy lạnh hoặc các bệnh lý hô hấp khác.
- Ăn uống đúng cách, đảm bảo bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, Điều này sẽ giúp bạn tăng cường được sức khỏe, cải thiện hệ miễn dịch. Nó giúp bệnh mau được chữa lành, đồng thời ngăn được nguy cơ mắc các bệnh khác cho bản thân.
- Uống nhiều nước mỗi ngày để bổ sung điện giải cho bản thân. Đồng thời đảm bảo quá trình trao đổi chất được diễn ra bình thường.
- Không nên sử dụng các thực phẩm dễ gây kích ứng như hải sản, thực phẩm cay nóng, đồ ăn dầu mỡ. Nếu là trẻ nhỏ, bạn cần chú ý hơn tới chế độ ăn hàng ngày của bé. Tránh để bé sử dụng những đồ ăn dễ gây kích ứng cho cơ thể.
Hy vọng bạn phần nào hiểu hơn về viêm mũi dị ứng khi ngủ điều hòa và cách phòng ngừa. Vì bệnh có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng, nếu không được chữa trị sớm. Do đó, việc hiểu rõ về bệnh viêm mũi dị ứng ngủ máy lạnh sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc điều trị.
ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!