Bài thuốc từ ké đầu ngựa chữa viêm mũi dị ứng có tốt không?

Viêm mũi dị ứng là bệnh lý phổ biến, gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và chất lượng đời sống. Ké đầu ngựa (thương nhĩ tử) có tính sát trùng, sát khuẩn, tiêu viêm, giải độc, giảm phản ứng dị ứng…có khả năng khắc phục triệu chứng khó chịu do bệnh mang lại.

chưa viêm mũi dị ứng bằng ké đầu ngựa
Ké đầu ngựa (thương nhĩ tử) có khả năng khắc phục triệu chứng khó chịu của viêm mũi dị ứng.

Tác dụng của ké đầu ngựa trong việc trị viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng là hiện tượng niêm mạc mũi bị sưng, viêm khi tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên (các chất này thường vô hại như mạt bụi, thời tiết, nước hoa, khói, phấn hoa…). Bệnh đặc trưng bởi các triệu chứng hắt xì, sổ mũi, ngạt mũi, chảy nước mắt, nước mũi, quầng thâm tại mắt…

Hiện nay, việc điều trị viêm mũi dị ứng chủ yếu là tránh xa các dị nguyên, sử dụng một số thuốc xịt mũi, thuốc nhỏ làm thông mũi, thuốc kháng histamin đường uống. Bên cạnh giải pháp tây y, một số bài thuốc Đông y trị viêm mũi dị ứng như dùng ké đầu ngựa cũng được nhiều người áp dụng và nhận được hiệu ứng tốt.

Ké đầu ngựa (tên khoa học Xanthium strumarium, họ Asteraceae) là cây mọc hoang tại nhiều vùng quê ở Việt Nam. Cây còn có các tên gọi khác như: xương nhĩ, mac nháng (Tày). Đây là cây thân thảo, cao từ  50 – 80 cm, thân hình trụ, cứng. Lá cây ké có hình tim tam giác, mọc so le với nhau. Quả có hình trứng, có sừng nhọn hai đầu và phủ đầy gai góc.

Ké dầu ngựa đem phơi hoặc sấy khô được gọi là thương nhĩ tử. Trong Đông Y, thương nhĩ tử có tính ấm, vị cay đắng, hơi độc, đi vào kinh phế, có khả năng trừ thấp, khu phong, lợi tiểu, tiêu viêm, giảm đau. Với tác dụng dược lý như trên, ké đầu ngựa được dùng để chủ trị 3 nhóm bệnh chính:

  • Bệnh ngoài da
  • Bệnh xương khớp
  • Bệnh viêm.

Một số nghiên cứu Tây y cho biết, trong thành phần của ké đầu ngựa có chứa các thành phần hóa học: Alcaloid, chất béo, iod, saponin, vitamin C. Đây là những chất có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau, hưng phấn hô hấp, ức chệ hệ miễn dịch (chống dị ứng), giảm ho…, thích hợp trong việc khắc phục triệu chứng bệnh viêm mũi dị ứng.

Một số bài thuốc trị viêm mũi dị ứng bằng ké đầu ngựa

Ké đầu ngựa có thể được dùng độc vị hoặc phối hợp với những vị thuốc khác trong điều trị bệnh viêm mũi dị ứng. Bạn có thể tham khảo một số bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng bằng ké đầu ngựa ngay sau đây:

chữa viêm mũi dị ứng bằng thương nhĩ tử
Ké dầu ngựa đem phơi hoặc sấy khô được gọi là thương nhĩ tử, có thể dùng độc vị hoặc phối hợp với vị thuốc khác trị bệnh.

Bài thuốc 1: Độc vị quả ké

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Ké đầu ngựa.

Cách thực hiện hiệu quả:

  • Ké đầu ngựa đem sao cho đến khi có màu xám thì tắt bếp, đem tán thành bột mịn.
  • Ngày dùng thuốc 3 lần, mỗi lần 3 gam. Điều trị liên tục trong vòng 2 tuần (1 liệu trình), sau đó nghỉ vài hôm rồi tiếp tục bắt đầu một liệu trình mới.
  • Bệnh nhân thường cải thiện triệu chứng hoặc khỏi bệnh sau 2 – 3 liệu trình điều trị.

Bài thuốc 2: Thương nhĩ tử tán

Bài thuốc giúp chữa được chứng không phân biệt rõ mùi vị, đau nhức vùng trán, chảy nước mũi, nước mũi có màu vàng đục.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 8 gam ké đầu ngựa
  • 15 gam tân di
  • 30 gam bạch chỉ
  • 1.5 gam bạc hà

Cách thực hiện hiệu quả:

  • Đem tán tất cả các nguyên liệu trên thành bột mịn.
  • Dùng 6 gam mỗi ngày, chiêu thuốc bằng nước lá chè và nước sắc hành trắng làm thang, dùng sau khi ăn.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sử dụng thuốc trên đem sắc uống trong ngày. Tuy nhiên, trước khi sắc cần dùng vải sạch bọc tân di lại để tránh lông của vị thuốc lẫn vào nước sắc gây ngứa. Vị thuốc bạc hà thêm vào sau cùng – khi nước đã sắc xong.

Căn cứ vào tình trạng bệnh, bạn có thể gia giảm thêm thuốc và các nguyên liệu khác cho phù hợp, đảm bảo hiệu quả điều trị như sau:

  • Nước mũi màu vàng, đặc, có mùi khó chịu, nhức đầu, đau nặng vùng trán, bổ sung thêm: 20 gam thạch cao sống, 20 gam kim ngân hoa, 8 gam cúc hoa đem nấu với lá trà và hành trắng (làm thang).
  • Nước mũi chảy nhiều, bệnh phát nghiêm trọng hơn khi trời lạnh” tía tô, kinh giới, bạc hà mỗi vị từ 8 – 10 gam.

Một số lưu ý khi dùng ké đầu ngựa chữa bệnh viêm mũi dị ứng

Trong quá trình dùng ké đầu ngựa chữa bệnh viêm mũi dị ứng, người bệnh cần lưu ý một số điều sau:

  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ Đông y trước khi dùng.
  • Áp dụng thường xuyên, đều đặn, đúng lộ trình và  liệu trình để bài thuốc phát huy tác dụng.
  • Sau một thời gian điều trị, nếu nhận thấy bệnh không thuyên giảm hoặc có biểu hiện tiến triển, cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn điều trị.

Trên đây là một số thông tin về cách chữa viêm mũi dị ứng bằng ké đầu ngựa. Đây là vị thuốc dân gian an toàn, rẻ, cách thực hiện không quá phức tạp. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn khi sử dụng, nên tham khảo ý kiến của người có chuyên môn trước.

Thông tin trong bài viết mang tính chất tổng hợp và tham khảo. Bạn đọc lưu ý rằng, phương pháp chữa viêm mũi dị ứng bằng ké đầu ngựa không thay thế hoàn toàn phương pháp chữa bệnh bằng thuốc. bởi cách chữa này sử dụng 1 loại thảo dược đơn lẻ, hiệu quả sẽ không cao như các phương pháp chữa bệnh khác. Tốt nhất, người bệnh vẫn nên thăm khám kỹ lưỡng, sử dụng thuốc đặc trị theo hướng dẫn của chuyên gia.

Tìm hiểu về bệnh viêm mũi dị ứng máy lạnh và cách phòng ngừa

Bí kíp hạn chế viêm mũi dị ứng máy lạnh bạn nên biết

Thường xuyên mở điều hòa khi ngủ hoặc khi làm việc cũng có thể gây bệnh viêm mũi dị ứng. Nó gây ra không ít phiền toái và khó chịu...

Những cách giảm khô mũi bạn có thể áp dụng ngay tại nhà

Khô mũi gây nên nhiều khó chịu và đôi khi làm người bệnh đau đớn. Dưới đây là một số...

Bệnh viêm mũi dị ứng có chữa dứt điểm được không?

Viêm mũi dị ứng có xu hướng tái phát khi tiếp xúc với các tác nhân dị ứng. Mặc dù...

Tìm hiểu về chứng viêm mũi dị ứng gây hôi miệng và cách khắc phục

Viêm mũi dị ứng gây hôi miệng: Nguyên nhân và cách khắc phục

Viêm mũi dị ứng gây hôi miệng là tình trạng thường gặp. Nó gây ra không ít phiền toái cho...

Bị viêm mũi dị ứng uống thuốc gì nhanh khỏi, ít hại?

Viêm mũi dị ứng là bệnh lý về đường hô hấp khá phổ biến hiện nay. Bệnh lý này không...

hướng dẫn sử dụng thuốc xịt mũi

Chi tiết cách sử dụng thuốc xịt mũi bạn cần nắm rõ

Thuốc xịt mũi từ lâu đã không còn xa lạ với những ai bị viêm mũi dị ứng (hoặc các...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *