Người bệnh viêm đường tiết niệu có mang thai được không?

Viêm đường tiết niệu (UTI) thuộc một dạng nhiễm trùng do một số vi khuẩn tấn công vào bàng quang (một phần của đường tiết niệu). Căn bệnh này thường khá phổ biến ở nữ giới và gây ảnh hưởng đến việc thụ thai, sinh con. Vậy người bị viêm đường tiết niệu có mang thai được không?

Bị viêm đường tiết niệu có mang thai được không?
Viêm đường tiết niệu là bệnh lý khá phổ biến ở 90% phụ nữ trưởng thành

Theo một số thống kê của Trung tâm Y tế Wexner thuộc Đại học Bang Ohio, có khoảng 50% phụ nữ bị viêm đường tiết niệu ít nhất 1 lần trong đời. Đây là căn bệnh khá phổ biến ở phụ nữ, không chỉ gây đau đớn mà viêm đường tiết niệu còn để lại một số biến chứng vô cùng nghiêm trọng. Hầu hết, các trường hợp viêm đường tiết niệu đều không thể tự khỏi mà cần có sự tác động của thuốc kháng sinh.

I. Người bệnh viêm đường tiết niệu có mang thai được không?

Viêm đường tiết niệu ở nữ giới có thể lây lan lên buồng trứng, vòi trứng, nghiêm trọng hơn là dẫn đến tắc vòi trứng và gây cản trở cho việc thụ thai, dẫn đến vô sinh hiếm muộn. Hơn nữa, viêm đường tiết niệu còn dẫn đến việc động thai, sinh non, thai lưu,… Và đây được xem là một trong số những biến chứng nghiêm trọng của bệnh viêm đường tiết niệu đối với phụ nữ.

Ngoài ra, nhiễm trùng đường tiết niệu còn có liên quan đến chứng sinh non và nhẹ cân. Nếu niệu khuẩn không được loại bỏ đúng cách thì nguy cơ cơ thể người mẹ bị nhiễm trùng thận rất cao, khoảng 40%. Để kiểm tra chính xác tình trạng viêm niệu khuẩn, bác sĩ sẽ tiến hành các thủ thuật kiểm tra. Nếu nhận thấy bệnh nhân đang bị viêm đường tiết niệu, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng kháng sinh đường uống theo phác đồ điều trị. Sau khi điều trị, bệnh nhân sẽ có 1 lần tái khám để kiểm tra mức độ suy giảm của niệu khuẩn.

Chị em nên điều trị viêm đường tiết niệu sớm để tránh những biến chứng không đáng có. Khi bị viêm đường tiết niệu, nếu không được điều trị sớm và kịp thời bạn có nguy cơ bị vô sinh. Chính vì điều này mà các chuyên gia đầu ngành khuyến cáo bệnh nhân không nên mang thai trong thời gian bị viêm đường tiết niệu. Tốt hơn hết, bạn nên điều trị dứt điểm bệnh trước khi có ý định mang thai và sinh con.

Vì vậy, khi gặp phải một trong số những biểu hiện sau đây, chị em cần phải kiểm tra và điều trị ngay từ sớm để ngăn ngừa biến chứng:

 

  • Vùng kín có biểu hiện đau rát khi đi tiểu hoặc khi quan hệ tình dục.
  • Vùng chậu hoặc vùng bụng dưới có triệu chứng khó chịu, đau nhói.
  • Thường xuyên mắc tiểu, tiểu mất kiểm soát ngay cả khi bàng quang có rất ít nước tiểu.
  • Nước tiểu có mùi hôi, hơi đục hoặc có tia máu.
  • Ngoài ra, bệnh nhân còn có biểu hiện sốt nhẹ, sốt không kéo dài và cũng nhanh dứt điểm.

II. Tại sao phụ nữ mang thai dễ bị viêm đường tiết niệu?

Mặc dù viêm đường tiết niệu có ảnh hưởng đến mang thai và làm tăng nguy cơ của rất nhiều bệnh lý nguy hiểm nhưng chị em cũng đừng nên quá lo lắng. Đa số các nghiên cứu y khoa đầu ngành đều khẳng định, mang thai không phải là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh nhiễm trùng đường tiểu nhưng nó chính là một nhân tố làm tăng nguy cơ gây ra nhiễm trùng thận.

Viêm đường tiết niệu ở phụ nữ mang thai
Viêm đường tiết niệu ở phụ nữ mang thai gây nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và bé

Để lý giải cho vấn đề này, TS. Tamara G. Bavendam, M.D cho biết, khi mang thai cơ thể người phụ nữ kích thích lượng lớn hormone progesterone sản sinh và làm giảm trương lực cơ của niệu quản. Điều này làm cho chúng bị giãn ra và gây ách tắc dòng chảy của nước tiểu. Bên cạnh đó, tử cung đang trong trạng thái mở rộng theo sự phát triển của thai nhi gây chèn ép lên niệu quản và khiến cho dòng chảy của nước tiểu bị chậm hơn so với thông thường.

Một yếu tố nữa đó là khi mang thai, bàng quang của bạn cũng bị mất trương lực. Do đó, việc làm trống bàng quang hoàn toàn rất khó khăn và điều này dễ khiến cho bàng quang bị dội ngược khiến cho lượng lớn nước tiểu chảy ngược lên niệu quản về phía thận.

Mặc khác, khi mang thai, nước tiểu của bạn trở nên ít axit và có nhiều khả năng chứa nhiều glucose và đây là 2 nhân tố làm tăng khả năng phát triển của vi khuẩn. Vì vậy có thể nói, phụ nữ mang thai có khả năng mắc bệnh viêm đường tiết niệu cao hơn so với thông thường.

III. Chị em nên làm gì khi bị viêm đường tiết niệu?

Ngoài những thắc mắc “Người bị viêm đường tiết niệu có mang thai được không?” thì chị em cũng nên chú trọng việc cải thiện và điều trị dứt điểm viêm đường tiết niệu khi có ý định mang thai. Chị em có thể tham khảo một số biện pháp cải thiện sau:

  • Uống đủ nước: Cố gắng cung cấp đủ 2-2,5l nước mỗi ngày, có thể kết hợp nước lọc, nước ép trái cây, canh,… Bổ sung đủ nước sẽ giúp cho đường tiết niệu làm việc hiệu quả hơn.
  • Đi tiểu khi có nhu cầu: Nhiều chị em thường có thói quen nhịn tiểu khi đang dang dở công việc và điều này khiến cho bàng quang bị tắc nghẽn, đường tiểu hoạt động kém hiệu quả.
  • Vấn đề vệ sinh: Sau khi đi vệ sinh, hãy lau sạch từ trước ra sau để hạn chế vi khuẩn trong phân tấn công đến niệu đạo.
  • Vệ sinh khu vực sinh dục: Hãy vệ sinh sạch sẽ cơ quan sinh dục bằng nước và xà phòng nhẹ. Lưu ý là nên vệ sinh khi đi tiểu hoặc trước và sau khi quan hệ tình dục.
  • Cân bằng chế độ dinh dưỡng: Các nghiên cứu y khoa cho biết chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đối với hệ miễn dịch, đặc biệt là đối với bệnh viêm đường tiết niệu. Nam việt quất và các loại quả cùng họ với nó có thể làm giảm sự tăng trưởng của vi khuẩn gây hại và ngăn chặn vi khuẩn tấn công đường tiết niệu. Tuy nhiên, loại thực phẩm này không có tác dụng dứt điểm bệnh hoàn toàn, do đó bệnh nhân vẫn cần phải điều trị theo đơn kê sẵn của bác sĩ.
  • Hạn chế sử dụng thuốc bột, xà phòng có tính tẩy rửa mạnh vì nó có khả năng kích thích niệu đạo và bộ phận sinh dục, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn. Tuyệt đối không nên thụt rửa mạnh khi mang thai tránh tình trạng viêm nhiễm.
Điều trị viêm đường tiết niệu trước khi mang thai
Điều trị viêm đường tiết niệu theo chỉ định của bác sĩ trước khi có ý định mang thai

Bạn đọc tham khảo thêm: Liệu viêm đường tiết niệu có ảnh hưởng đến kinh nguyệt?

Người bệnh viêm đường tiết niệu có mang thai được không? Câu trả lời là có, khi và chỉ khi người bệnh đã điều trị dứt điểm bệnh. Hãy tham khảo lời khuyên của bác sĩ khi phát hiện viêm đường tiết niệu giai đoạn thai kỳ. Thuocdantoc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán thay thế chỉ định của bác sĩ.

Chữa viêm đường tiết niệu tại nhà bằng 6 cách đơn giản

Hàng năm có hàng triệu người bị bệnh viêm đường tiết niệu. Việc dùng thuốc kháng sinh có tác dụng...

Sử dụng nhiều thwucj phẩm giàu vitamin c là cách phòng ngừa viêm đường tiết niệu tái phát hiệu quả

Cần làm gì để phòng tránh viêm đường tiết niệu tái phát nhiều lần?

Có khoảng 30% - 40% phụ nữ đã từng bị viêm đường tiết niệu sẽ có nguy cơ đối mặt...

Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu

Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu ai cũng nên biết để phòng tránh

Tiến sĩ Lisa N. Hawes, phát ngôn viên của Hiệp hội tiết niệu Hoa Kỳ cho biết nguyên nhân gây...

Nếu không được chữa trị sớm, bệnh viêm đường tiết niệu có thể gây vô sinh ở cả nam và nữ giới

Viêm đường tiết niệu gây vô sinh nếu không điều trị kịp thời?

Viêm đường tiết niệu bị vô sinh không là câu hỏi có không ít người đặt ra. Thật không may...

Viêm niệu đạo ở nữ

Viêm niệu đạo ở nữ: Dấu hiệu, cách phân biệt, điều trị

Viêm niệu đạo ở nữ là là căn bệnh phổ biến, hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bệnh...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.