5 Cách Chữa Á Sừng Bằng Lá Lốt Hiệu Quả Nhanh
Chữa bệnh á sừng bằng lá lốt là một trong những mẹo dân gian giúp giảm tình trạng da bị sừng hóa, thô ráp, nứt nẻ, từ đó mang lại làn da đều màu và chắc khỏe. Đây là một trong những phương pháp chữa bệnh á sừng an toàn, ít gây ra tác dụng phụ, người bệnh có thể áp dụng điều trị trong thời gian dài.
Công dụng của lá lốt trong việc chữa bệnh á sừng
Không chỉ được biết đến là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, lá lốt còn là vị thuốc dân gian với nhiều công dụng chữa các bệnh lý khác nhau. Ở một số địa phương, lá lốt được có tên gọi khác là lá lốp hay lá nốt.
Đây là một lá cây thuộc họ Hồ tiêu (Piperaceae) với danh pháp khoa học là Piper lolot. Cây lá lốt thường mọc hoang hoặc được trồng trong vườn nhà tại các khu vực ẩm ướt, nhiều ánh sáng. Cây cao khoảng 30 – 40cm, lá mọc đơn, hình tim và có mùi thơm đặc trưng.
Trong Y học cổ truyền, lá lốt có vị cay nồng, tính ấm, có tác dụng giảm đau, chống phong hàn, trị chứng đầy hơi, khó tiêu. Trong khi đó, ở một số tài liệu của y học hiện đại còn cho biết, trong lá lốt có chứa nhiều thành phần có tác dụng sát khuẩn, chống viêm, kháng viêm, giảm đau, giúp cải thiện các bệnh ngoài da và ngăn ngừa các nguy cơ bội nhiễm, rất phù hợp dùng để chữa bệnh á sừng.
Hướng dẫn 5 cách chữa bệnh á sừng bằng lá lốt tại nhà
Chữa bệnh á sừng bằng lá lốt là một trong những bài thuốc dân gian được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Cho đến hiện này, khá nhiều người bệnh tin tưởng và áp dụng điều trị mỗi ngày. Tham khảo 5 cách dùng lá lốt trị bệnh á sừng được chia sẻ dưới đây:
Cách 1: Bài thuốc uống từ lá lốt
Uống nước lá lốt là một phương pháp trị bệnh từ sâu bên trong cơ thể. Khi đó, các thành phần hoạt chất có lợi sẽ thấm sâu vào các mô giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây hại, đồng thời giúp cải thiện cấu trúc da. Bên cạnh đó, ngoài công dụng chữa bệnh á sừng, nước sắc từ lá lốt còn có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, mát gan và lợi tiểu.
Cách thực hiện:
- Đem một nắm lá lốt (khoảng 50gr) rửa sạch bằng nước muối pha loãng để loại bỏ tạp chất và bụi bẩn, sau đó vớt ra để ráo nước;
- Thái lá lốt đã được làm sạch thành từng đoạn nhỏ rồi đem sao vàng;
- Cho toàn bộ phần lá đã được sao vào trong nồi cùng với 500 ml nước rồi bắc lên bếp và tiến hành đun cho đến khi lượng nước cô đặc lại còn khoảng 150 – 200ml;
- Chắt lọc lấy phần nước và chia thành 2 phần nhỏ để uống hết trong ngày.
Cách 2: Đắp lá lốt
Đối với các vùng da bị á sừng trên diện tích nhỏ, người bệnh có thể sử dụng bài thuốc đắp từ lá lốt để cải thiện tình trạng da bị nứt nẻ, bong tróc, khô ráp. Việc đắp trực tiếp lá lốt lên vùng da bị tổn thương được giới chuyên môn đánh giá khá cao, bởi khi đó, các hoạt chất được thẩm thấu tại chỗ, giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây hại, từ đó mang lại một làn da chắc khỏe và đều màu.
Cách thực hiện:
- Đem 40gr lá lốt tươi ngâm cùng với nước muối pha loãng khoảng 10 phút rồi rửa lại thêm một lần với nước sạch, sau đó vớt ra để ráo;
- Cho toàn bộ lá lốt đã được làm sạch vào trong máy xay sinh tố, thêm 2 muỗng muối tinh luyện và tiến hành xay nhuyễn. Tiến hành xay cho đến khi hỗn hợp đạt được độ sệt nhất định;
- Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị á sừng rồi dùng khăn bông lau khô nước;
- Đắp một lượng hỗn hợp lá lốt và muối vừa đủ lên vùng da bị tổn thương. Giữ yên khoảng 30 phút để hỗn hợp khô dần rồi rửa lại bằng nước mát;
- Thực hiện mỗi ngày 2 lần vào mỗi buổi sáng và tối. Kiên trì điều trị cho đến khi bệnh tình thuyên giảm hoàn toàn.
Tham khảo thêm: Top 12 cách trị á sừng tại nhà ai cũng có thể áp dụng
Cách 3: Nấu nước lá lốt để tắm hoặc ngâm rửa
Nếu tình trạng á sừng xuất hiện với diện tích lớn, nhiều vị trí khác nhau hay các vùng nhạy cảm thì bài thuốc đắp thường không dễ thực hiện. Thay vào đó, người bệnh nên nấu nước để tắm hoặc ngâm rửa vùng da bị tổn thương. Đây cũng chính là cách làm được phần đông người bệnh lựa chọn.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch một nắm lá lốt tươi bằng nước muối pha loãng rồi vớt ra để ráo;
- Cho tất cả lá lốt đã được làm sạch vào trong nồi cùng với 3 lít nước. Bắc lên bếp và tiến hành đun cho đến khi các tinh chất của lá lốt tan hoàn toàn trong nước;
- Đổ toàn bộ nước ra thau lớn, pha thêm một ít nước lạnh sau cho độ ấm của nước không quá nóng hay quá lạnh. Người bệnh sử dụng phần nước vừa được chuẩn bị để tắm hoặc ngâm rửa vùng da bị á sừng;
- Áp dụng mỗi ngày 1 lần và kiên trì thực hiện cho đến khi bệnh tình khỏi hẳn.
Cách 4: Xông hơi nước lá lốt
Xông hơi bằng lá lốt cũng là một liệu pháp trị bệnh được nhiều người bị á sừng lựa chọn. Khi đó, nhiệt độ nóng cùng với hơi nước mang các hoạt chất giúp thấm nhanh vào trong lớp bì, từ đó giúp cải thiện tình trạng bong tróc, ức chế và tiêu diệt một số vi khuẩn gây hại. Ngoài ra, cách làm này còn mang lại cảm giác dễ chịu, giúp người bệnh thư giãn và giảm bớt sự căng thẳng.
Cách thực hiện:
- Đem một nắm lá lốt tươi rửa sạch qua nhiều lần nước để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất, sau đó vớt ra để ráo;
- Dùng tay vò nát toàn bộ lá lốt rồi cho vào nồi cùng với 2 – 3 lít nước. Bắc lên bếp và tiến hành đun khoảng 5 – 7 phút, thêm một thìa muối để tăng tính sát khuẩn;
- Tắt bếp và đổ nước ra chậu lớn rồi tiến hành ngồi xông. Khi xông hơi, người bệnh nên để vùng da bị tổn thương sát chậu nước để các tinh dầu có trong lá lốt thấm vào da;
- Thực hiện mỗi ngày 1 – 2 lần và kiên trì thực hiện ít nhất 5 – 7 ngày.
Cách 5: Chế biến lá lốt thành món ăn
Ngoài việc uống nước sắc, đắp thuốc, xông hơi hay tắm, ngâm rửa vùng da bị tổn thương, người bệnh cũng có thể dùng lá lốt để chế biến thành một số món ăn như bò nướng lá lốt, canh lá lốt thịt băm, canh lá lốt đậu hũ non,… Những món ăn từ lá lốt có thể giúp cải thiện các triệu chứng bệnh nhờ dược tính đi sâu và thấm vào máu qua đường tiêu hóa.
Không những vậy, cách làm này còn giúp bổ sung cho cơ thể những dưỡng chất cần thiết để cải thiện hệ miễn dịch, nâng cao sức khỏe.
Tham khảo thêm: Bí quyết chữa á sừng bằng dầu dừa lành tính
Chữa bệnh á sừng bằng lá lốt cần lưu ý những vấn đề gì?
- Trường hợp bị dị ứng hoặc quá mẫn cảm với một số thành phần có trong lá lốt tuyệt đối không nên sử dụng. Việc cố ý sử dụng có thể làm gia tăng tác dụng phụ;
- Nên lựa chọn nguồn nguyên liệu sạch, tốt nhất nên thu hái các cây mọc hoang. Không nên sử dụng lá lốt bị sâu đục, lá ngả vàng, dập úng hoặc chứa nhiều thuốc trừ sâu;
- Phương pháp chữa bệnh á sừng bằng lá lốt chỉ phù hợp cho các trường hợp tổn thương ở mức độ nhẹ. Các trường hợp da bị nhiễm trùng nặng, hầu như cách làm này không mang lại tác dụng chữa bệnh như mong muốn. Do đó, người bệnh nên tìm đến bác sĩ da liễu để có những phác đồ điều trị phù hợp;
- Kiên trì điều trị liên tục trong khoảng thời gian dài cho đến khi bệnh tình thuyên giảm hoàn toàn;
- Nếu cảm thấy bản thân xuất hiện một số triệu chứng bất thường, khi đó, người bệnh nên tạm ngưng việc sử dụng bài thuốc từ lá tốt, đồng thời kết hợp với việc theo dõi tình trạng sức khỏe để có những giải pháp khắc phục khác;
- Để phát huy tối đa công dụng chữa bệnh, ngoài việc sử dụng các bài thuốc từ lá lốt, người bệnh nên kết hợp sử dụng một số sản phẩm chăm sóc da hoặc thuốc đặc trị. Lưu ý, nên sử dụng sản phẩm chăm sóc da hoặc thuốc đặc trị theo sự hướng dẫn của nhân viên y tế.
Biện pháp chăm sóc tại nhà
Song song, để bệnh tình được đẩy lùi một cách nhanh chóng, ngoài việc sử dụng lá lốt đúng liều lượng và đúng cách, người bệnh cũng nên xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Lời khuyên của chuyên gia:
- Tuyệt đối không được gãi quá mạnh lên vùng da bị á sừng. Điều này có thể khiến cho da bị trầy xước, thậm chí gây chảy máu, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho một số vi khuẩn, nấm gây hại sinh trưởng và lây lan sang các vùng da lành khác;
- Luôn giữ cho cơ thể được sạch sẽ bằng cách tắm rửa mỗi ngày. Người bệnh có thể sử dụng một số sản phẩm tắm gội chuyên dùng cho người bị á sừng, đa phần các sản phẩm này được chiết xuất từ các nguyên liệu có trong tự nhiên;
- Nên sử dụng trang phục thoải mái, rộng rãi để tránh tình trạng ma sát mạnh hay khó thoát mồ hôi. Tốt nhất, bạn nên sử dụng quần áo bằng chất liệu cotton hút ẩm;
- Không nên ngâm tay chân quá lâu trong nước. Khi rửa chén bát hoặc giặt giữ, nên đeo bao tay bảo hộ để tránh làm tổn thương do da;
- Không tiếp xúc với các chất tẩy rửa, hóa chất, xà phòng có tính axit. Nếu đặc thù công việc cần tiếp với các loại chất này, bạn cần trang bị một số vật dụng bảo hộ cần thiết;
- Tăng cường bổ sung cho cơ thể những thực phẩm chứa nhiều vitamin C và vitamin E, đặc biệt là rau xanh, củ quả, trái cây tươi hay các loại nước ép.
Trên đây là 5 cách dùng lá lốt chữa bệnh á sừng đơn giản nhưng không kém phần hiệu quả, người bệnh có thể tham khảo và áp dụng điều trị ngay tại nhà. Tuy nhiên, trước khi áp dụng phương pháp này, người bệnh cần biết chính xác mức độ bệnh lý đang mắc phải, từ đó có những phương pháp điều trị phù hợp. Trong quá trình áp dụng, nếu bệnh tình có xu hướng chuyển biến tiêu cực, người bệnh cần nhanh chóng tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ.
Có thể bạn quan tâm
- Gợi ý 6 cách chữa á sừng bằng lá trầu không hiệu quả bất ngờ
- Mẹo chữa bệnh á sừng bằng tỏi cực hiệu quả
Hỏi đáp cùng chuyên gia
Ngoài lá lốt ra còn cách nào chữa á sừng hiệu quả hơn không, nghe người ta dùng lá lốt hiệu quả nên tôi cũng thử dùng liên tục đến gần 2 tháng nay rồi mà chỉ thấy đỡ được ít đúng là da có đỡ khô hơn nhưng không đáng kể, vẫn bị bong tróc rất nhiều
Dùng tỏi bác nhé, lúc bôi có hơi đau rát nhưng hiệu quả cực kì tốt, tôi mới dùng nửa tháng mà hiệu quả rõ rồi, nhưng lưu ý cách này không bôi lên vùng vết thương hở nhé
Á sừng nó được liệt vào bệnh da liễu mãn tính, những cách dân gian nó chỉ giúp giảm nhẹ phần nào thôi, tôi là con bệnh lâu năm nên không còn lạ gì nữa, tôi bị á sừng chắc phải cỡ chục năm rồi nên hầu như cách nào cũng từng thử qua, không biết mọi người bị á sừng thì thế nào chứ tôi là bị ở toàn bộ lòng bàn tay và bàn chân kể cả đầu ngón, nó bong tróc nứt nẻ chảy máu đến nỗi mất hết các vân ngón, ở nhà dùng các phương pháp dân gian chán chê không khỏi lại đổi hướng sang bênh viện, ra đến da liễu trung ương cũng chỉ khỏi đâu vài ba tháng nó lại tái lại, tóm lại ai chỉ đâu cũng dùng thử, mãi cho đến tận cuối năm ngoái được một người quen mách cho thuốc thanh bì dưỡng can thang của trung tâm thuốc dân tộc thì mới thực sự có hiệu quả, chưa biết có dứt điểm hẳn được không nhưng trước mắt là ngưng thuốc đến cả năm nay nhưng chưa có dấu hiệu bị lại, thú thật là lúc bắt đầu dùng thuốc này tôi cũng không quá hi vọng đâu vì đây không phải lần đầu tôi dùng đông y, chỉ khác là ở đây họ kết hợp cả thuốc uống bên trong và bôi rửa bên ngoài, dùng tầm 10-15 ngày thì các triệu chứng ngoài da có biểu hiện cải thiện, da đỡ khô và tình trạng bọn tróc giảm dần cho đến hết tháng thứ 3 thì khỏi hoàn toàn cho đến tận bây giờ luôn, chia sẻ lại biết đâu có người cần đến, thấy trên trang chuyên khoa da liễu cũng đánh giá thuốc này khá tốt đấy
Á sừng mà cũng phải dùng thuốc uống hả, bình thường tôi đi bác sĩ họ toàn kê mỗi thuốc bôi thôi, lần đầu tiên nghe vụ thuốc uống này
Hồi mình đi khám gặp bác sĩ Tuyết Lan của trung tâm thuốc dân tộc thấy bác sĩ kê thuốc uống cho dùng thấy lạ lắm, hỏi thì bác sĩ nói bệnh á sừng theo đông y nguyên nhân gây ra từ bên trong cơ thể, bác sĩ có giải thích rất kĩ nhưng do nhiều từ chuyên môn nên mình không hiểu lắm, đại loại là có yếu tố cơ địa, vì vậy nếu chỉ dùng thuốc ngoài da thì chỉ giúp giải quyết triệu chứng tạm thời thôi, muốn dứt điểm băt buộc phải dùng đến thuốc uống, mà đúng là đợt đấy mình dùng thuốc bác sĩ kê một liệu trình là khỏi đến 2 -3 năm nay rồi đấy
Địa chỉ trung tâm này ở đâu vậy, lần này chuyển qua dùng đông y xem thế nào, dùng thuốc tây lúc dùng rõ tốt mà dừng thuốc cái lại đâu vào đấy
Trung tâm thuốc dân tộc có đến mấy cơ sở liền, ở hà nội và sài gòn đều có, tôi ở hà nội nên hay đến cơ sở ở ngách 8/11 lên quang đạo, cạnh sân vận động mỹ đình ấy , hình như còn 1 cơ sở ở nguyễn thị định, thanh xuân nữa thì phải
Chào bạn Minh Triều,
Với bệnh lý á sừng ,thuốc tây chỉ có hiệu qủa trong việc cải thiện các triệu chứng của bệnh, tuy nhiên không có tác dụng trong điều trị lâu dài.
Hiện tại Trung tâm có bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang có thành phần từ thảo dược tự nhiên. Bài thuốc điều trị vào căn nguyên gốc rễ của bệnh giúp ổn định bệnh lâu dài, ngăn ngừa tái phát.
Trung tâm Thuốc dân tộc có 3 cơ sở:
Cơ sở 1: Biệt thự B31 ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân
Hotline: (024)7109 6699
Cơ sở 2 : Số 7 Ngách 8/11 Đường Lê Quang Đạo, Phú Đô, Nam Từ Liêm (Cạnh SVĐ Mỹ Đình)
Hotline:1900 638325
Cơ sở 3: Số 145 Hoa Lan, phường 2, quận Phú Nhuận, TP. HCM
Hotline: (028)7109 6699
Cảm ơn bạn !
Có ai dùng lá lốt trị á sừng mà bị lên mụn nước không ah, bình thường mình chỉ bị khô da và bong tróc nhẹ, không hiểu sao đắp lá lốt 3 hôm thì hôm nay thấy bị lên mụn nước dày đặc và chảy cả nước dịch, mình sợ nên ngừng không dám đắp nữa
Có khi do bạn chưa làm sạch sẽ hoàn toàn lá mà đã đắp hoặc lá nhiễm thuốc trừ sâu, như biểu hiện của bạn là bị nhiễm trùng rồi đấy, nên đến bác sĩ khám càng sớm càng tốt, để lâu nó ăn vào thịt là nguy hiêm lắm
Mình có thói quen dùng những loại lá giân gian kể cả đắp hay uống đều là vườn nhà tự trồng hoặc đi xin ở mấy nhà người quen biết rõ nguồn gốc, về còn cẩn thận ngâm nước muối loãng rồi mới dám dùng, cứ bảo các phương pháp dân gian nó lành tính nhưng đó là ngày xưa thôi
Mọi người dùng rồi thì chỉ mình cách nào hiệu quả, mình bị á sừng nặng, bong hết da tay, đi làm căn cước không lấy được vân tay nên không làm được
Lá lốt mình dùng rồi và thấy không hiệu quả bằng nha đam đâu, bạn lột vỏ lấy thịt nha đam đắp hàng ngày, đảm bảo 1 tháng là da dẻ khác hẳn, không thì có thể vào bài này tham khảo thêm https://thuocdantoc.vn/benh/cach-tri-a-sung-tai-nha
Tôi thấy đăp lá lốt hiệu quả mà, cả tôi và mẹ đều bị á sừng, dùng lá lốt giã đắp hàng ngày kết hợp với đun nước sắc để ngâm, khỏi thì không khỏi hẳn nhưng cải thiện đến 70%
Bệnh á sừng này có di truyền hay lây không vậy, nhà mình cũng 2 mẹ con bị, mà con mới 5 tuổi thôi, da 10 đầu ngón tay bong tróc nứt toác chảy máu, lại đang mùa khô lạnh nên con đau lắm, chữa đủ cách rồi mà không có khỏi
Lây thì không nhưng có di truyền, nhà tôi 6 người thì đến 3 người bị, mà cái giống bệnh di truyền này rất khó chữa
Có cách nào chữa được dứt điểm bệnh á sừng không các bác, em dùng rất nhiều cách rồi mà chẳng thấy ăn thua, lá lốt cũng từng dùng rồi, công việc em phải giao tiếp nhiều mà tay lúc nào cũng tróc vảy tự ti quá, em bị từ năm 2015 đế bây giờ
Bạn dùng dầu dừa bôi ngoài da, ngày 2 lần, cách đây mấy năm tôi dùng dầu dừa mà khỏi tiệt luôn đến nay, không biết nếu bị mạn tính thì dùng có hiệu quả không nhưng tôi mới bị dùng ngay thì thấy rất nhạy
Tham khảo thử bài thuốc đông y thanh bì dưỡng can thang đi bạn, mẹ mình bị á sừng nhờ dùng thuốc này mà khỏi đấy, nhưng đừng chỉ ỷ lại vào mỗi thuốc, bác sĩ dặn ngoài dùng thuốc ra còn phải ăn uống kiêng khem với kiêng tiếp xúc với các chất hóa học tẩy rửa, nhà cũng mong lần này mẹ chữa dứt điểm được hẳn thì tốt quá chứ bị bệnh này tuy không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng thẩm mỹ rất nhiều
Tui cũng đang dùng thuốc này, dùng 2 tháng da phục hồi được đến 7 8 phần rồi, chỉ còn những chỗ bị nặng là còn hơi bong da nhẹ, còn những vùng khác là da lành hoàn toàn và bắt đầu lên da non rồi
Thuốc có dùng cho trẻ nhỏ được không vậy bạn, con mình 8 tuổi đã bị á sừng rồi, mình không dám dùng thuốc tây cho con sợ con còn nhỏ da nhạy cảm, thuốc tây nhiều tác dụng phụ lắm, không biết thuốc đông y này thì thế nào
Chào bạn Phạm Anh,
Bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang có thành phần từ thảo dược tự nhiên an toàn với mọi đối tượng kể cả trẻ em. Tất cả quy trình thu hái, bảo quản và bào chế dược liệu của Trung tâm Thuốc dân tộc được tiến hành nghiêm ngặt theo quy định của Bộ Y tế. Do đó, bài thuốc đảm bảo an toàn tuyệt đối. Trong số các bệnh nhân đã sử dụng bài thuốc, chưa ghi nhận trường hợp nào gặp tác dụng phụ.
Để bác sĩ có thể nắm rõ tình trạng bệnh của con và đưa ra liệu trình điều trị chi tiết giúp bạn, bạn vui lòng để lại số điện thoại hoặc liên hệ hotline: (024) 7109 6699 các bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể nhé.
Cảm ơn bạn !
Lá lốt với lá trà xanh thì lá nào dùng tốt hơn vậy mọi người ?
Mình đang dùng thuốc của bệnh viện kê, giờ muốn dùng lá lốt thì có thể dùng song song với thuốc bôi tây y được không hay phải ngừng hẳn thuốc
Dùng xen kẽ với thuốc bôi bạn nhé, lá lốt này lành tính nên không ảnh hưởng gì đến tác dụng của thuốc đâu, như mình bôi thuốc cả ngày, còn tối thì vệ sinh sạch da đắp lá lốt
Tôi dùng lá lốt chẳng cần đến thuốc luôn, thấy thuốc còn không tốt bằng lá lốt, vừa uống nước sắc vừa ngâm rửa, giờ da ổn hơn nhiều rồi, tôi thấy dùng lá lốt này rất tốt
Bạn dùng lá lốt bao lâu thì khỏi thế ?
Tôi dùng đến 3 tuần rồi mà vẫn chưa thấy cải thiện mấy sốt ruột quá
Lá lốt nó chỉ có tác dụng với trường hợp nhẹ hoặc mới bị, nếu đã nặng hoặc bị lâu năm rồi thì bắt buộc phải dùng đến thuốc, những cách khác chỉ là hỗ trợ thêm
Da mình bị á sừng nhưng do điều trị sai cách nên bị bưng mủ nhiễm trùng, xin hỏi hiện tại mình dùng lá lốt điều trị có hiệu quả nữa không
Chào bạn Xuân Lộc,
Phương pháp chữa bệnh á sừng bằng lá lốt chỉ phù hợp cho các trường hợp tổn thương ở mức độ nhẹ. Các trường hợp da bị nhiễm trùng nặng, hầu như cách làm này không mang lại tác dụng chữa bệnh. Vì vậy bạn nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa để có những phác đồ điều trị phù hợp
Để bác sĩ có thể nắm rõ tình trạng bệnh của con và đưa ra liệu trình điều trị chi tiết giúp bạn, bạn vui lòng để lại số điện thoại hoặc liên hệ hotline: (024) 7109 6699 các bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể nhé.
Cảm ơn bạn !