Nổi Mẩn Đỏ Ngứa Ở Cổ Là Bệnh Lý Gì? Cách Khắc Phục Tốt Nhất

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Da liễuPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Nổi mẩn đỏ và ngứa ở cổ có thể là do da gặp phải một kích thích bất kỳ từ môi trường bên ngoài, hoặc là dấu hiệu cảnh báo của một số căn bệnh, đặc biệt là các bệnh về da liễu. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm những nguy cơ bệnh lý có thể mắc phải và cách điều trị hiệu quả nhờ thảo dược tự nhiên lành tính.

nổi mẩn đỏ và ngứa ở cổ
Nổi mẩn đỏ và ngứa ở cổ có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý

Triệu chứng cổ ngứa nổi mẩn đỏ

Nổi mẩn đỏ và ngứa ở cổ có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào. Bệnh nhân có thể cảm nhận rõ các nốt mẩn đỏ nổi dày trên vùng cổ, có thể tập trung thành mảng hoặc rải rác khắp cổ kèm theo ngứa ngáy khó chịu. Cùng với triệu chứng nổi mẩn đỏ và ngứa ở cổ, tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà bạn có thể xuất hiện thêm các triệu chứng khác như:

  • Đỏ da
  • Đau
  • Sưng
  • Xuất hiện mụn nước
  • Da khô

Đôi khi tình trạng cổ ngứa nổi mẩn kéo dài, ngứa dữ dội, việc bạn chà xát hay gãi vào vùng da đó sẽ khiến nó càng ngứa hơn. Hành động gãi liên tục có thể làm hỏng da, khiến da bị nhiễm trùng.

Bị nổi mẩn ngứa ở cổ là do bệnh gì?

Hiện tượng nổi mẩn ngứa ở cổ có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Đó có thể là tình trạng mẫn cảm trên da xảy ra cấp tính và tự hết sau một vài giờ hoặc một vài ngày. Tuy nhiên, đó cũng có thể là triệu chứng cảnh báo một số căn bệnh. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất gây nổi mẩn ngứa ở cổ.

  • Vệ sinh: tắm rửa không đúng cách, quá nhiều hoặc quá ít
  • Môi trường: thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, thời tiết môi trường quá lạnh hoặc quá nóng, thay đổi đột ngột. Hay cổ ngứa nổi mẩn là do hệ thống sưởi ấm, làm mát trong nhà làm giảm độ ẩm không khí.
  • Kích thích: quần áo từ len, vải polyester hay hóa chất như xà phòng, chất tẩy rửa là nguyên nhân khiến da vùng cổ bị ngứa, nổi mẩn đỏ.
  • Phản ứng dị ứng: xảy ra với thực phẩm, mỹ phẩm, kim loại, thực vật có độc, thuốc,…
  • Một số bệnh ngoài da như bệnh chàm, vẩy nến, ghẻ, mề đay
  • Rối loạn thần kinh: các bệnh tiểu đường, đa xơ cứng, bệnh giời leo là nguyên nhân gây nổi mẩn đỏ và ngứa ở cổ
  • Các vấn đề về tuyến giáp, thiếu máu thiếu sắt, bệnh gan,…có thể là nguyên nhân khiến cổ ngứa nổi mẩn.

Khi nào bạn nên đi khám bác sĩ?

Một số tình trạng nổi mẩn ngứa ở cổ sẽ biến mất sau khoảng vài giờ đến vài ngày, không cần điều trị y tế. Nhưng có một số trường hợp, bạn cần nhanh chóng thăm khám với bác sĩ:

  • Tình trạng kéo dài hơn hai tuần, triệu chứng không cải thiện
  • Ngứa dữ dội khiến bạn mất tập trung trong công việc, gây khó ngủ
  • Mẩn ngứa ở cổ xuất hiện đột ngột, không thể giải thích rõ ràng nguyên nhân
  • Lây lan hoặc ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể
  • Đi kèm với một số triệu chứng khác như mệt mỏi cực đổ, sụt cân, thay đổi thói quen đại tiện, sốt, khó thở, giảm cân, đau đầu,…

Chẩn đoán nổi mẩn ngứa ở cổ

Để biết chính xác triệu chứng nổi mẩn đỏ và ngứa ở cổ là do bệnh lý nào gây nên. Trước khi điều trị, bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân gây bệnh bằng cách thực hiện một số xét nghiệm như:

  • Xét nghiệm máu: Công thức máu toàn phần có thể cung cấp bằng chứng về nguyên nhân gây ngứa bên trong, chẳng hạn như thiếu sắt.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp, gan và thận: Rối loạn gan hoặc thận và bất thường tuyến giáp, chẳng hạn như cường giáp, có thể gây ngứa nổi mẩn
  • X-quang ngực: Dấu hiệu của bệnh tiềm ẩn liên quan đến da ngứa, chẳng hạn như các hạch bạch huyết mở rộng, có thể được nhìn thấy bằng cách sử dụng tia X.

Điều trị nổi mẩn đỏ và ngứa ở cổ

Hầu hết các trường hợp nổi mẩn đỏ và ngứa ở cổ đều là biểu hiện của các bệnh viêm nhiễm ngoài da hoặc tình trạng dị ứng. Với những trường hợp như vậy, bệnh nhân cần thăm khám với bác sĩ để được điều trị sớm, tránh để tổn thương lan rộng, gây nhiễm trùng, lở loét hoặc phát triển thành mãn tính. Hai phương pháp điều trị phổ biến nhất hiện nay là Tây y và Đông y.

Điều trị bằng Tây y

Tây y chủ yếu sử dụng các loại thuốc để điều trị triệu chứng bệnh và làm lành vùng tổn thương do viêm nhiễm gây ra. Một số loại thuốc thường được kê đơn bao gồm:

  • Thuốc chống ngứa không kê đơn (OTC)
  • Các chất dưỡng ẩm như Cetaphil , Eucerin hoặc CeraVe
  • Kem làm mát hoặc gel như kem dưỡng da Calamine
  • Tránh gãi
  • Thuốc dị ứng như diphenhydramine (Benadryl)
điều trị nổi mẩn đỏ và ngứa ở cổ
Điều trị nổi mẩn đỏ và ngứa ở cổ đúng cách để giảm triệu chứng

Nhưng nếu tình trạng ngứa ngáy, viêm nhiễm không thuyên giảm, bác sĩ có thể kê đơn một số thuốc gồm:

  • Kem corticosteroid
  • Các chất ức chế calcineurin như tacrolimus (Protopic) và pimecrolimus (Elidel)
  • Các chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc như fluoxetine (Prozac) và sertraline (Zoloft)
  • Quang trị liệu sử dụng các bước sóng khác nhau của tia cực tím.

Điều trị bằng bài thuốc Đông y

Khác với Tây y, Đông y tuân thủ theo nguyên tắc điều trị từ gốc, chú trọng xử lý bệnh từ bên trong cơ thể, loại bỏ căn nguyên gây bệnh, từ đó làm thuyên giảm các triệu chứng bên ngoài da và phục hồi làn da khỏe mạnh.

Theo Đông y, các căn bệnh viêm nhiễm ngoài da chủ yếu do cơ thể bị tấn công bởi các yếu tố ngoại tà như phong hàn, thấp, nhiệt… lâu ngày gây ra huyết táo, không sinh dưỡng được da, dẫn tới khô rát, ngứa ngáy, nổi mẩn…

Để điều trị bệnh, Đông y sử dụng các bài thuốc có thành phần thảo dược thiên nhiên lành tính, được nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng kỹ lưỡng, không chỉ mang lại hiệu quả cao mà còn rất an toàn cho sức khỏe, không gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm.

Trên đây là những thông tin về tình trạng nổi mẩn đỏ và ngứa ở cổ, thông tin chỉ mang tính chất tham khảo. Hãy luôn thăm khám và điều trị với bác sĩ chuyên môn để được chữa trị hiệu quả nhất.

Có thể bạn quan tâm:

Thuocdantoc.vn không đưa ra lời khuyên hay chẩn đoán, phương pháp điều trị thay cho bác sĩ chuyên khoa.

Tìm hiểu thêm một số trường hợp được miễn, hoãn nghĩa vụ quân sự

Bị vảy nến có đi nghĩa vụ quân sự được không?

Bị vảy nến có đi nghĩa vụ quân sự được không là thắc mắc của nhiều thanh thiếu niên. Theo...

Thanh bì Dưỡng can thang – Bài thuốc Nam đệ nhất “đánh bay” bệnh á sừng từ gốc

Thanh bì Dưỡng can thang là bài thuốc Nam duy nhất hiện nay có công thức thành phần ưu việt...

bệnh ghẻ nước

Ghẻ nước là gì? Có tự khỏi không? Cách điều trị

Ghẻ nước là bệnh da liễu thường gặp có thể khắc phục nhanh nếu sớm can thiệp điều trị. Tuy...

Bật mí cách trị chàm sữa bằng lá trà xanh cực hiệu nghiệm

Chàm sữa là bệnh lý da liễu phổ biến ở đối tượng trẻ em và trẻ sơ sinh từ 2...

Rụng tóc ở trẻ em: Những thông tin mà mẹ không nên bỏ qua

Tình trạng rụng tóc ở trẻ em có thể là hiện tượng sinh lý bình thường nhưng trong một số...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *