Những phương pháp chẩn đoán viêm loét dạ dày tá tràng

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Bác sĩ có thể nghi ngờ bạn bị loét dạ dày tá tràng thông qua các triệu chứng lâm sàng và có một số yếu tố nguy cơ, chẳng hạn như thường xuyên sử dụng các loại thuốc chống viêm không steroid (ibuprofen và aspirin).

Để giúp chẩn đoán chính xác, bác sĩ sẽ yêu cầu kiểm tra sức khỏe và chỉ định xét nghiệm để tìm kiếm các dấu hiệu loét dạ dày tá tràng hoặc biến chứng có thể đã xảy ra.

chẩn đoán viêm dạ dày tá tràng
Để chẩn đoán viêm loét dạ dày tá tràng, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp như xét nghiệm, nội soi,…

Các phương pháp chẩn đoán viêm loét dạ dày tá tràng

Tiền sử bệnh

Đầu tiên, bác sĩ sẽ đặt ra những câu hỏi về tiền sử bệnh, triệu chứng và các loại thuốc mà bạn đã dùng. Vì vậy, người bệnh nên nói cho bác sĩ biết tất cả các loại thuốc không kê đơn hoặc kê đơn mà bạn đã sử dụng, đặc biệt là loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như:

Kiểm tra sức khỏe

Một cuộc kiểm tra sức khỏe có thể giúp bác sĩ chẩn đoán viêm loét dạ dày tá tràng. Trong đó, bác sĩ sẽ thực hiện một số hình thức kiểm tra như:

  • Kiểm tra sự đầy hơi trong bụng
  • Lắng nghe âm thanh trong bụng bằng ống nghe
  • Kiểm tra xem bạn có đau hay không đau bằng cách gõ nhẹ vào bụng

Các xét nghiệm

Nếu các bác sĩ nghi ngờ rằng bạn bị viêm loét dạ dày tá tràng do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori), bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm như:

  • Xét nghiệm máu: việc thực hiện xét nghiệm này có thể giúp phát hiện kháng thể với vi khuẩn, có thể chỉ ra bạn đang hoặc đã bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori). Tuy nhiên, xét nghiệm máu thường kém chính xác hơn kiểm tra phân và hơi thở.
  • Kiểm tra phân: các bác sĩ sẽ cung cấp một hộp đựng đặc biệt để lấy mẫu phân. Xét nghiệm này có thể phát hiện sự hiện diện của vi khuẩn H. pylori.
  • Xét nghiệm hơi thở: đây là một bài kiểm tra chính xác nhất để xác nhận sự hiện diện của H. pylori trong dạ dày hoặc tá tràng. Để kiểm tra hơi thở u rê, bạn sẽ được cho uống chất lỏng đặc biệt có chứa u rê – đây là một sản phẩm được cơ thể tạo và thải ra khi nó phá vỡ protein. Nếu bạn bị nhiễm H. pylori, chúng sẽ biến u rê thành carbon dioxide. Do đó, nếu nồng độ carbon dioxide trong hơi thở cao hơn bình thường, có thể xác định bạn có H. pylori trong dạ dày hoặc ruột non.

Nội soi đường tiêu hóa trên (GI) và sinh thiết

Bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa hoặc bác sĩ phẫu thuật sẽ dùng máy nội soi để quan sát bên trong đường tiêu hóa.

Bạn có thể được tiêm thuốc an thần nhẹ trước khi thực hiện thủ thuật, thuốc an thần sẽ giúp bạn thư giãn và thoải mái trong suốt quá trình thực hiện. Tuy nhiên, trong một số trường hợp có thể không cần đến thuốc an thần mà chỉ cần gây tê bằng chất lỏng súc miệng hoặc xịt thuốc tê vào sau cổ họng.

Bác sĩ sẽ cẩn thận đưa ống nội soi xuống thực quản, vào dạ dày và tá tràng. Một camera nhỏ gắn trên ống nội soi sẽ gửi hình ảnh đến màn hình, cho phép quan sát lớp lót đường tiêu hóa trên. Máy nội soi cũng bơm không khí vào dạ dày và tá tràng để giúp chúng trở nên dễ nhìn hơn.

Bác sĩ cũng có thể lấy một mảnh mô từ niêm mạc thực quản thông qua nội soi để nghiên cứu tại phòng thí nghiệm.

nội soi chẩn đoán viêm loét dạ dày tá tràng
Nội soi giúp bác sĩ chẩn đoán viêm loét dạ dày tá tràng

Chụp X-quang đường tiêu hóa trên

Chụp X-quang giúp quan sát đường tiêu hóa của bạn. Xét nghiệm này sẽ được thực hiện bởi kỹ thuật viên tại bệnh viện. Bạn không cần phải gây mê, nhưng được cho uống barium rồi đứng hoặc ngồi trước máy X-quang. Barium sẽ bao phủ thực quản, dạ dày và ruột non để bác sĩ có thể nhìn thấy rõ hình dạng của các cơ quan nhờ tia X.

Bạn có thể bị đầy hơi khoảng vài giờ hoặc phân có màu trắng, sáng sau khi thực hiện xét nghiệm này.

CT scan

CT scan là sự kết hợp giữa tia X và công nghệ máy tính để tạo hình ảnh. Người bệnh sẽ được cho uống và tiêm thuốc cản quang và nằm sẽ nằm trên một chiếc bàn trượt vào thiết bị hình đường hầm. CT scan có thể giúp chẩn đoán loét dạ dày đã tạo ra một lỗ trên thành dạ dày hoặc ruột non của bạn.

Trên đây là những cách chẩn đoán chẩn đoán viêm dạ dày tá tràng, nếu có bất cứ thắc mắc nào về các biện pháp này bạn hãy hỏi trực tiếp với bác sĩ.

Có thể bạn quan tâm

Mẹo chữa đau dạ dày bằng rễ sim ít ai biết

Ngày nay, người bệnh thường có xu hướng dùng thuốc Nam hoặc thảo dược tự nhiên để chữa bệnh. Bởi vừa an toàn vừa tránh tác dụng phụ không mong...
Viêm loét dạ dày nặng là gì? Cách điều trị như thế nào?

Viêm loét dạ dày nặng: Dấu hiệu và phương pháp điều trị

Viêm loét dạ dày nặng thường bắt nguồn từ tình trạng niêm mạc dạ dày tổn thương trong thời gian...

Giải thích cơ chế bệnh sinh trong viêm loét dạ dày tá tràng

3 nguyên nhân chính gây bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Dù không phải là bệnh hiếm gặp, thế nhưng có rất ít người biết được chính xác nguyên nhân gây...

Đau Dạ Dày Ăn Ổi Được Không? Cách Ăn Tốt Cho Dạ Dày?

Có khá nhiều người quan điểm rằng người bị đau dạ không nên ăn ổi, đặc biệt là phần hạt,...

Khi khám dạ dày nên siêu âm hay nội soi?

Đi khám dạ dày nên siêu âm hay nội soi cho chính xác nhất?

Khám dạ dày nên siêu âm hay nội soi là vấn đề có không ít người thắc mắc. Lựa chọn...

Mách bạn cách chữa đau dạ dày bằng cây nhọ nồi ( cỏ mực )

Chữa đau dạ dày bằng cây nhọ nồi là một trong những mẹo dân gian được rất nhiều người biết...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *