Viêm da cơ địa ở mặt có chữa khỏi được không?
Viêm da cơ địa ở mặt gây ra những triệu chứng dai dẳng, khó chịu như da khô rát, ửng đỏ, bong tróc… ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ. Căn bệnh này thường tái phát liên tục thành từng đợt khiến người bệnh lo lắng không biết viêm da cơ địa ở mặt có chữa khỏi được không. Nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này và gợi ý những phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
Tổng quan về bệnh viêm da cơ địa ở mặt
Viêm da cơ địa ở mặt (Facial Atopic Dermatitis) là một tổn thương ngoài da gây khô, đỏ da, bong tróc, nổi mụn, khó chịu. Do đặc tính da mặt nhạy cảm, mỏng, thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố kích ứng nên khó điều trị, dễ tái phát. Đa phần viêm da cơ địa ở mặt gặp nhiều ở trẻ em và phụ nữ.

Viêm da cơ địa ở mặt gây nhiều khó chịu cho bệnh nhân. Trường hợp nặng, da mặt có thể bị viêm, sưng phù, chảy dịch, dễ nhiễm khuẩn. Viêm da nhiễm khuẩn, bội nhiễm dễ lan sang các khu vực lân cận như vùng cổ, lan ra sau tai,… Nếu tiến triển nặng, bệnh có thể là điều kiện gây bùng phát các vấn đề khác về sức khỏe như:
- Tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công làm bùng phát bệnh viêm mũi dị ứng.
- Có nguy cơ dẫn đến tình trạng viêm kết mạc mắt.
- Gia tăng tỷ lệ mắc các bệnh dị ứng, bệnh mạn tính như hen suyễn.
- Người mắc bệnh trong thời gian dài thường xuyên mệt mỏi, có thể gặp ảnh hưởng về giấc ngủ và gây ra nhiều khó chịu khác trong sinh hoạt.
- Triệu chứng ngoài da gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, công việc.
Tìm hiểu thêm: Viêm da cơ địa ở đầu và cách chữa đơn giản, hiệu quả
Dấu hiệu viêm da cơ địa ở mặt tái đi tái lại
Nhìn chung, viêm da cơ địa ở mặt dễ gây nhầm lẫn với các bệnh ngoài da, dị ứng khác. Bệnh nhân mắc viêm da cơ địa ở mặt có thể gặp phải một số vấn đề như:
- Da mặt xuất hiện tổn thương, thay đổi tính chất lớp biểu bì da.
- Da mất độ ẩm, khô, nổi mẩn đỏ, đôi khi xuất hiện mề đay.
- Sau một thời gian, vùng da khô, ửng đỏ có thể xuất hiện mụn nước khiến cho da trở nên sần sùi.
- Bệnh nhân luôn có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu nhất là về đêm và khi thời tiết chuyển mùa.
- Từ giai đoạn nổi mụn nước trở đi, bệnh nhân dễ gặp phải tình trạng nhiễm khuẩn, chảy dịch tiết từ mụn nước, đóng vảy tiết,…

Nguyên nhân gây viêm da cơ địa ở mặt
Viêm da cơ địa trên mặt hiện chưa rõ nguyên nhân chính xác. Theo nhiều bác sĩ chuyên khoa, bệnh bắt nguồn từ các yếu tố nội sinh và ngoại sinh. Có thể kể đến 1 số nguyên nhân sau:
- Viêm da cơ địa do di truyền
- Do đặc tính của da mặt nhạy cảm hơn vùng da khác.
- Tình trạng dị ứng
- Cơ thể thiếu nước
- Da không được vệ sinh thường xuyên.

Viêm da cơ địa ở mặt có chữa khỏi được không? Chữa bằng cách nào?
Viêm da cơ địa là bệnh viêm da mãn tính, dễ tái phát, khó điều trị do liên quan đến cơ địa dị ứng. Tuy nhiên, người bệnh hoàn toàn có thể loại bỏ triệu chứng, ngăn ngừa tái phát nếu có phương pháp điều trị, dự phòng hiệu quả.
Hiện có nhiều cách chữa viêm da cơ địa. Tuy nhiên không phải cách chữa nào cũng đem lại hiệu quả như mong muốn. Vì vậy, người bệnh nên thăm khám để được bác sĩ tư vấn giải pháp phù hợp nhất. Đồng thời, khám chữa sớm để tăng khả năng khỏi bệnh, tránh biến chứng. Một số cách chữa viêm da cơ địa ở mặt phổ biến như:
1. Dùng thuốc trị viêm da cơ địa ở mặt
Trong điều trị viêm da cơ địa ở mặt, bệnh nhân có thể được chỉ định một số loại thuốc gồm:
- Nhóm thuốc Steroid: Steroid là nhóm thuốc phổ biến trong điều trị bệnh ngoài da, với mức độ hoạt lực khác nhau. Trong đó, kem hydrocortisone là nhóm thuốc hoạt lực khá nhẹ, phù hợp với vùng da bị đỏ, ngứa, kích ứng do viêm da cơ địa ở mặt. Thuốc được chỉ định dùng ngắn ngày, theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh kích ứng, tác dụng phụ.
- Nhóm thuốc ức chế Calcineurin: Nhóm thuốc này giúp hạn chế tình trạng bùng phát các đợt viêm da. Thay thế việc điều trị bằng steroid trong điều viêm da cơ địa vùng mặt, cổ, các nếp gấp.
- Nhóm thuốc kháng khuẩn, chống nấm: Được sử dụng cải thiện tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm vi nấm ngoài da. Ngoài ra, nhóm thuốc này cũng được sử dụng trong phòng ngừa đợt viêm nhiễm mới.

Thuốc Tây đem lại hiệu quả nhanh, giảm triệu chứng ngay sau vài ngày áp dụng. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý đến các tác dụng phụ như teo da, rạn da, giãn mạch, lão hóa… Đồng thời, không tùy tiện sử dụng thuốc, lạm dụng thuốc trong thời gian dài. Tốt nhất tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc.
Tìm hiểu thêm: Thuốc bôi trị viêm da cơ địa loại nào tốt nhất?
2. Chữa viêm da cơ địa bằng mẹo dân gian
Để cải thiện triệu chứng viêm da ở mặt, người bệnh có thể áp dụng 1 số các chữa tại nhà theo dân gian sau:
- Kinh nghiệm chữa viêm da cơ địa ở trẻ em bằng lá trà xanh: Lấy 1 năm lá trà xanh rửa sạch, đun sôi với nước. Rửa mặt 2 – 3 lần/ tuần vào buổi sáng khi nước trà còn ấm. Giã nát lá trà xanh, lọc lấy nước và bôi lên vùng da mặt bị viêm da cơ địa 2 – 3 lần/ ngày. Thực hiện liên tục trong 5 – 6 tuần.
- Chữa viêm da cơ địa bằng tỏi: Rửa sạch vài nhánh tỏi, giã nát, vắt lấy nước và bôi lên vùng da bị viêm 1 lần/ ngày, không bôi nhiều hơn tránh tình trạng nóng rát. Áp dụng trong 3 – 4 tuần để cải thiện triệu chứng.
- Rau răm giảm viêm da cơ địa: Rửa sạch rau răm, xay nhuyễn rồi đắp lên mặt 30 phút. Sau đó, rửa lại bằng nước sạch. Mỗi ngày đắp 1 lần liên tục trong 2 tuần. Không áp dụng với trẻ em, phụ nữ mang thai vì rau răm khá nóng, dễ gây kích ứng da.
Việc áp dụng các cách chữa viêm da cơ địa ở mặt tại nhà có ưu điểm là an toàn nếu thực hiện đúng cách. Tuy nhiên, các cách này chỉ giúp cải thiện triệu chứng.
Việc áp dụng theo cảm tính, không có công thức chuẩn có thể ảnh hưởng đến kết quả điều trị, tăng nguy cơ biến chứng bội nhiễm. Thảo dược tự nhiên chưa được tinh chế chứa 1 lượng lớn tinh dầu và có cả độc tố. Nhiều thảo dược không phù hợp với da nhạy cảm, trẻ em, phụ nữ mang thai.
Viêm da cơ địa ở mặt kiêng gì? ăn gì? Và cần lưu ý những gì trong điều trị?
Với đặc thù là bệnh lý dễ tái phát, người mắc bệnh viêm da cơ địa cần chú ý xây dựng chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, biện pháp dưỡng ẩm phù hợp bao gồm:
- Những thực phẩm bệnh nhân viêm da cơ địa ở mặt nên kiêng
Người bị viêm da cơ địa nên kiêng ăn các loại thực phẩm lạ miệng, có tính lạnh, dễ gây kích ứng, dị ứng, tăng phản ứng viêm, ngứa như: Hải sản (tôm, cua, mực, ghẹ…), thịt đỏ, nhộng tằm, đồ ăn và gia vị cay nóng, đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, rượu bia, thuốc lá, chất kích thích…
Đồng thời, người bệnh tránh sử dụng nước quá nóng trên da mặt vì dễ gây khô da, hạn chế sử dụng sữa rửa mặt, mỹ phẩm tránh tình trạng dị ứng mỹ phẩm. Không nên gãi ngứa nhiều khiến tổn thương nặng hơn…
- Những thực phẩm bệnh nhân viêm da cơ địa nên ăn
Để hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa ở mặt, người bệnh nên bổ sung các loại thực phẩm lành mạnh rau xanh, củ quả tươi chứa nhiều vitamin A, E, C, kẽm như: Các loại rau có màu xanh đậm, rau họ cải, súp lơ xanh, đu đủ, xoài, cam, chanh, cà rốt, đậu hà lan, ngũ cốc nguyên hạt… Bổ sung protein từ thịt lợn, omega 3 từ cá hồi, dầu cá, dầu anh thảo, dầu hạt lanh… Uống nhiều nước để cấp ẩm cho da.
- Quan tâm dưỡng ẩm da – yếu tố quan trọng trong chăm sóc và điều trị viêm da cơ địa
Dưỡng ẩm giúp giảm khô, ngứa da, cải thiện tình trạng bong tróc do viêm da cơ địa ở mặt gây ra. Những biện pháp dưỡng ẩm thường được áp dụng gồm: Sử dụng kem dưỡng phù hợp, các loại thuốc mỡ, kết hợp với các loại dung dịch dưỡng ẩm ngoài da. Làm sạch da nhẹ nhàng, đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ.
Có thể bạn quan tâm
- Hướng dẫn chọn sữa rửa mặt cho người bị viêm da cơ địa
- Bị viêm da cơ địa môi và cách xử lý an toàn