Thuốc bôi trị viêm da cơ địa loại nào tốt nhất?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Các loại thuốc bôi trị viêm da cơ địa có tác dụng làm giảm và hỗ trợ phục hồi tổn thương da rất tốt. Đồng thời khắc phục tình trạng ngứa ngáy, sưng viêm, ngăn ngừa và điều trị bội nhiễm kích hoạt trên vùng da bị bệnh. Bài viết dưới đây sẽ cập nhật thông tin về 11 loại thuốc bôi trị viêm da cơ địa tốt nhất hiện nay.

TOP 11 loại thuốc bôi trị viêm da cơ địa tốt nhất

Viêm da cơ địa là bệnh lý da liễu mãn tính có tiến triển dai dẳng, khó điều trị dứt điểm nhưng lại dễ tái phát nhiều lần. Ở giai đoạn cấp tính của bệnh thì thường xuất hiện tổn thương da đỏ, sưng viêm, phù nề và tiết dịch.

thuốc bôi trị viêm da cơ địa
Sử dụng thuốc bôi ngoài da là phương pháp điều trị chính với bệnh viêm da cơ địa

Khi đã tiến triển sang giai đoạn mãn tính thì da thường dày sừng, khô ráp và nứt nẻ. Dù ở giai đoạn nào thì tổn thương trên bề mặt da cũng sẽ kích hoạt cùng tình trạng ngứa ngáy rất khó chịu.

Tùy vào biểu hiện triệu chứng và mức độ cùng giai đoạn diễn tiến của bệnh mà bác sĩ sẽ kê toa thuốc phù hợp. Tuy nhiên, để điều trị bệnh viêm da cơ địa thì thuốc bôi ngoài da là nhóm được ưu tiên hơn. Dưới đây là 11 loại thuốc bôi trị viêm da cơ địa hiện đang được sử dụng rất phổ biến:

1. Thuốc bôi Dipolac trị bệnh viêm da cơ địa

Đây là loại thuốc bôi thuộc nhóm Corticoid bôi ngoài da được dùng rất phổ biến trong điều trị bệnh viêm da cơ địa. Thuốc có tác dụng làm giảm viêm da và giảm ngứa nhờ khả năng chống dị ứng tương đối mạnh.

chữa viêm da cơ địa bằng thuốc bôi
Dipolac là loại thuốc điều trị ngoài da có thể đáp ứng tốt với triệu chứng bệnh viêm da cơ địa

Cần lưu ý khi sử dụng bởi thuốc có thể làm phát sinh các tác dụng ngoại ý như nổi ban đỏ, mề đay hay làm giảm sắc tố da. Khi bôi thuốc chỉ bôi 1 lớp mỏng nhẹ và không băng kín vùng da cần điều trị. Thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ đang trong thai kỳ hay trong thời gian cho bé bú.

2. Chữa bệnh viêm da cơ địa bằng thuốc Gentrisone

Đây cũng là một loại thuốc bôi ngoài da được dùng phổ biến, có thể đáp ứng với nhiều vấn đề da liễu khác nhau. Thuốc Gentrisone không chỉ được dùng trong điều trị viêm da cơ địa mà còn được dùng chữa nấm da, lang ben hay viêm da nhiễm trùng.

Thuốc có tác dụng làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm da, làm giảm ngứa da, khô da và hỗ trợ chữa lành tổn thương da rất tốt. Tuyệt đối không dùng trong trường hợp bị viêm da do nhiễm virus Herpes Zoster, đối tượng đã hay đang điều trị bệnh giang mai.

3. Thuốc bôi trị viêm da cơ địa Korcin

Thuốc Korcin là sản phẩm của Công ty cổ phần dược Hậu Giang, thường được kê toa trong điều trị bệnh viêm da cơ địa. Bên cạnh đó thuốc còn đáp ứng tốt với triệu chứng chốc lở, viêm da tiếp xúc, chàm bội nhiễm, viêm nang lông…

Thành phần Chloramphenico trong thuốc là một loại kháng sinh có tác dụng ức chế hoạt động của vi khuẩn rất tốt. Đồng thời có thể tiêu diệt vi khuẩn với nồng độ cao. Còn thành phần Dexamethasone có thể hấp thu tốt qua da với công dụng chống viêm, chống dị ứng và ức chế miễn dịch.

4. Thuốc Kedermfa chữa bệnh viêm da cơ địa

Kedermfa là loại thuốc bôi ngoài da có thể đáp ứng với bệnh viêm da cơ địa nhờ công dụng kháng khuẩn, chống nấm và chống ký sinh trùng. Thuốc còn giúp làm giảm ngứa trong trường hợp bị kích ứng hay bị côn trùng cắn.

thuốc điều trị tại chỗ chữa viêm da cơ địa
Bác sĩ có thể chỉ định thuốc Kedermfa để hỗ trợ chữa lành tổn thương da do viêm da cơ địa

Ngoài việc có thể đáp ứng triệu chứng viêm da cơ địa thì thuốc Kedermfa còn được sử dụng trong khắc phục các vấn đề da liễu khác như viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc, hắc lào hay các thể của bệnh chàm. Cần chú ý với tác dụng phụ của thuốc như gây nổi mụn nước hay khiến da có cảm giác bị châm chích.

Tham khảo thêm: Những cách chữa viêm da dị ứng phổ biến hiện nay

5. Thuốc bôi da Fucidin H trị viêm da cơ địa

Đây là loại thuốc bôi ngoài da có sự kết hợp giữa corticosteroid (hydrocortisone) và kháng sinh (axit fusidic). Cơ chế hoạt động của thuốc là ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Đồng thời hỗ trợ cải thiện các tình trạng mẩn ngứa, đóng vảy hay sưng loét trên da.

Thuốc chống chỉ định với đối tượng bị nấm da, mụn trứng cá, lao da hay giang mai. Tuyệt đối không bôi thuốc lên bộ phận sinh dục hay vùng hậu môn. Đồng thời tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ khi gặp các triệu chứng khó thở, phát ban nghiêm trọng, sưng mặt và cổ họng trong quá trình sử dụng Fucidin H.

6. Chữa viêm da cơ địa bằng thuốc Fucicort

Thuốc Fucicort có thành phần chính là betamethasone và Fusidic acid. Thuốc có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và chống dị ứng rất tốt nên có thể đáp ứng với triệu chứng bệnh viêm da cơ địa. Ngoài ra thuốc còn được dùng phổ biến trong điều trị bệnh vẩy nến hay viêm da tiết bã.

Không sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai, những người bị viêm da quanh miệng hay nhiễm trùng da do nấm và virus lao. Thuốc có thể gây ra một số các tác dụng ngoại ý như thay đổi sắc tố da, khô da hay gây phồng rộp ngoài da.

trị viêm da cơ địa bằng thuốc bôi
Thuốc Fucicort có công dụng kháng khuẩn, làm giảm viêm và chống dị ứng rất tốt

7. Thuốc hồ trị bệnh viêm da cơ địa

Thuốc hồ cũng là một loại thuốc bôi ngoài da có tác dụng trị bệnh viêm da cơ địa rất tốt. Có thể bao gồm hồ nước, hồ Brocq và hồ Tetraped.

Thuốc hồ được bào chế ở dạng hỗn dịch, có thể bao gồm glycerin, bột talc và kẽm oxide. Ngoài điều trị viêm da cơ địa thì thuốc hồ còn có thể đáp ứng tốt với các bệnh da liễu khác như chàm hay viêm da dị ứng.

Riêng với bệnh viêm da cơ địa ở giai đoạn cấp và bán cấp, thuốc hồ sẽ có tác dụng làm dịu vùng da nhiễm bệnh. Đồng thời hỗ trợ làm mềm da và làm giảm sưng nóng. Thuốc được khuyến cáo sử dụng với liều 2 lần/ngày cho tới khi tổn thương da khô hẳn.

8. Kẽm oxide 10% chữa bệnh viêm da cơ địa

Kẽm oxide 10% có tác dụng bảo vệ da và làm dịu tổn thương da, trợt loét, đồng thời giúp kháng khuẩn nhẹ. Loại thuốc bôi ngoài da có chứa kẽm oxide thường được dùng với mục đích hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa với liều khuyến cáo 2 – 3 lần/ ngày.

Tuy nhiên kẽm oxide 10% sẽ không được chỉ định với những người mẫn cảm với pyrazol , hay vùng da tổn thương bị nhiễm khuẩn. Ngoài ra trước khi sử dụng thuốc cần chú ý vô trùng da bằng các loại dung dịch sát khuẩn nhằm tránh nguy cơ bội nhiễm.

thuốc bôi chữa viêm da cơ địa
Kẽm Oxyde 10% có tác dụng sát khuẩn nhẹ, làm dịu và bảo vệ da rất tốt

9. Dung dịch Hexamidine và Chlorhexidine

Dung dịch Hexamidine và Chlorhexidine là 2 loại thuốc bôi ngoài da có công dụng kháng khuẩn nhẹ. Chúng được các bác sĩ chuyên khoa đánh giá là có thể đáp ứng tốt trong điều trị viêm da cơ địa ở giai đoạn cấp.

Thời điểm thích hợp nhất để dùng 2 loại thuốc bôi này là sau khi mụn nước vỡ ra, da bị trợt loét. Dung dịch Hexamidine và Chlorhexidine sẽ giúp làm giảm viêm nhẹ, đồng thời hỗ trợ làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn.

10. Chữa viêm da cơ địa với thuốc Tacrolimus

Tacrolimus là thuốc bôi ức chế miễn dịch có thể được dùng trong điều trị viêm da cơ địa, viêm da dị ứng và các thể bệnh chàm. Loại thuốc này được chỉ định cho những người bị viêm da cơ địa không thể sử dụng các loại thuốc khác hay đã điều trị với thuốc khác nhưng không có kết quả.

Thuốc Tacrolimus có khả năng chống viêm tương tự như các thuốc có chứa corticoid nhưng lại không gây teo da, mỏng da hay giãn mao mạch. Tuy nhiên cần lưu ý bởi loại thuốc này thường làm tăng độ nhạy cảm của da với ánh sáng mặt trời. Ngoài ra, nếu sử dụng kéo dài có khả năng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và xuất hiện khối u ác tính ở da.

11. Thuốc bôi da có chứa Fusidic acid trị viêm da cơ địa

Fusidic acid là hoạt chất kháng sinh bôi ngoài da được sử dụng phổ biến. Thuốc bôi da có chứa Fusidic acid có thể đáp ứng tốt với trường hợp bệnh viêm da cơ địa xuất hiện bội nhiễm.

Fusidic acid thường được chỉ định sử dụng kết hợp với thuốc chống viêm steroid hay các loại thuốc kháng khuẩn dùng ngoài da. Đặc tính của Acid Fusidic là có thể thấm rất tốt vào da, nhờ đó mà có khả năng thâm nhập sâu vào bên dưới lớp biểu bì và mô bên dưới da.

Thuốc bôi trị viêm da cơ địa
Fusidic acid có thể đáp ứng với trường hợp viêm da cơ địa bội nhiễm

Cần thận trọng khi sử dụng thuốc bôi da có chứa Fusidic acid bởi nó có thể gây tương tác với một số thuốc khác. Điển hình như Atorvastatin, Pravastatin, Ritonavir, Simvastatin, Saquinavir…

Tham khảo thêm: Điều trị bệnh viêm da dị ứng bao lâu thì khỏi hoàn toàn?

Lưu ý khi sử dụng thuốc bôi trị viêm da cơ địa

So với các loại thuốc uống thì thuốc bôi ngoài da thường ít có nguy cơ phát sinh các tác dụng phụ nghiêm trọng. Với điều trị bệnh viêm da cơ địa thì thuốc bôi là nhóm thuốc chính và được ưu tiên nhiều hơn.

Tuy nhiên, trong trường hợp sử dụng không đúng cách thì các tác dụng ngoại ý vẫn có thể phát sinh. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, khi sử dụng thuốc bôi trị viêm da cơ địa cần chú ý đến các vấn đề sau đây:

  • Tất cả các loại thuốc bôi chữa bệnh viêm da cơ địa chỉ được dùng khi có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.
  • Cần vệ sinh tay cũng như vùng da tổn thương trước khi thoa thuốc để tránh nguy cơ phát sinh bội nhiễm.
  • Đối với các loại thuốc bôi ức chế miễn dịch và thuốc bôi có chứa corticoid thì tuyệt đối không sử dụng trong thời gian dài. Bởi đây chính là 2 nhóm thuốc dễ gây ra các tác dụng phụ hay biến chứng nghiêm trọng.
  • Một số loại thuốc bôi chữa viêm da cơ địa có thể làm mỏng da hay làm tăng mức độ nhạy cảm của da với ánh nắng mặt trời. Chính vì thế, trong thời gian sử dụng thuốc cần chú ý bảo vệ da và hạn chế tiếp xúc lâu với ánh nắng có cường độ mạnh.
  • Nếu gặp phải các vấn đề bất thường trong quá trình điều trị viêm da cơ địa với thuốc bôi, hãy báo ngay cho bác sĩ để được xử lý kịp thời.

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về 11 loại thuốc bôi trị viêm da cơ địa tốt nhất thường được bác sĩ kê toa. Tùy thuộc và biểu hiện triệu chứng và mức độ bệnh mà khả năng đáp ứng của từng loại thuốc là khác nhau. Tốt nhất bạn nên chủ động thăm khám để được bác sĩ kiểm tra và kê toa thuốc phù hợp.

Có thể bạn quan tâm

Bật mí cách chữa viêm da cơ địa bằng lá chè xanh ít ai biết

Đỏ da và ngứa rát là triệu chứng đặc trưng ở người bị bệnh viêm da cơ địa. Lá chè...

Kinh nghiệm chữa viêm da cơ địa nhiều năm nhanh khỏi

Viêm da cơ địa là bệnh mãn tính, khó kiểm soát, có thể tiến triển dai dẳng đến nhiều năm....

Bệnh viêm da cơ địa có lây không? Chuyên gia giải đáp

Bệnh viêm da cơ địa có lây không là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bởi viêm da cơ...

Kem dưỡng ẩm, trị viêm da cơ địa cho bé tốt nhất

Kem dưỡng ẩm, trị viêm da cơ địa cho bé tốt nhất

Kem dưỡng ẩm cho bé viêm da cơ địa loại nào tốt là thắc mắc của nhiều bà mẹ. Bởi...

Viêm da cơ địa ở mặt có chữa khỏi được không?

Viêm da cơ địa ở mặt gây ra những triệu chứng dai dẳng, khó chịu như da khô rát, ửng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *