Phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống cổ bằng châm cứu

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI BÁC SĨ DOÃN HỒNG PHƯƠNG – Khoa Vật Lý Trị LiệuGiám đốc Chuyên môn Trung tâm Đông Phương Y Pháp – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Châm cứu được chứng minh có thể loại bỏ và kiểm soát cơn đau ở bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ. Phương pháp này hoạt động trên cơ chế kích thích não bộ sản sinh endorphin – một thành phần giảm đau tự nhiên.

châm cứu điều trị thoái hóa đốt sống lưng
Tìm hiểu phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống cổ bằng châm cứu

Tìm hiểu về phương pháp châm cứu

Châm cứu là liệu pháp điều trị được hình thành cách đây 3000 năm ở Trung Quốc. Liệu pháp này không sử dụng thuốc mà tác động đến các huyệt vị quan trọng để làm giảm cơn đau và các triệu chứng đi kèm.

Châm cứu sử dụng các kim châm chuyên dụng, thường có kích thước nhỏ để châm vào các huyệt vị có mối liên hệ với cơ quan đau nhức. Tác động từ kim châm sẽ kích thích dây thần kinh truyền tín hiệu đến não bộ và thúc đẩy sản sinh endorphin – một thành phần giảm đau tự nhiên trong cơ thể.

Chính vì vậy, liệu pháp này thường được áp dụng để làm giảm cơn đau xương khớp cấp và mãn tính. Ngoài ra, châm cứu cũng được áp dụng đối với trường hợp đau nhức do căng thẳng.

Bên cạnh tác dụng giảm đau, châm cứu còn có khả năng kích thích tuần hoàn máu và thư giãn cơ bắp. Hiện nay ngoài việc châm cứu thủ công, một số chuyên viên còn sử dụng dòng điện hoặc nhiệt truyền vào kim châm để tăng tác dụng điều trị.

Phương pháp này có khả năng cải thiện cơn đau và một số triệu chứng kèm theo (như tê bì, căng cơ,…) nhưng ít gây tổn thương lên các cơ quan trong cơ thể.

Tuy nhiên châm cứu có thể gây ra nhiễm trùng nếu chuyên viên không vệ sinh kim châm đúng cách. Bên cạnh đó châm cứu không đúng huyệt hoặc tác động kim châm quá sâu còn có thể gây tổn thương nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong.

Điều trị thoái hóa đốt sống cổ bằng châm cứu có tác dụng gì?

Thoái hóa đốt sống cổ là thuật ngữ đề cập đến tình trạng đốt sống ở cổ bị thoái hóa và bào mòn. Bệnh lý này có xu hướng phát sinh ở những người cao tuổi – thường trên 55 tuổi.

Thoái hóa đốt sống cổ là hệ quả do lão hóa gây ra, do đó không có phương pháp nào có thể chữa trị dứt điểm. Bệnh nhân buộc phải sống chung với bệnh và thực hiện các biện pháp nhằm kiểm soát cơn đau, đồng thời làm chậm quá trình thoái hóa lên các đốt sống khác.

Vì là bệnh lý mãn tính nên cơn đau và triệu chứng do thoái hóa đốt sống cổ gây ra thường có xu hướng kéo dài và dai dẳng. Việc sử dụng thuốc có thể làm giảm cơn đau nhanh chóng, tuy nhiên lạm dụng thuốc trong một thời gian dài có thể gây ra các tác dụng không mong muốn.

chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng châm cứu
Châm cứu giúp làm giảm cơn đau, cải thiện tê bì, cứng cơ và tăng cường tuần hoàn máu

Để giảm thiểu tác hại của thuốc điều trị, bệnh nhân có thể áp dụng một số biện pháp giảm đau khác – như châm cứu. Châm cứu có thể làm giảm cơn đau, cải thiện tê bì, cứng cơ, tăng cường tuần hoàn máu, giảm căng thẳng, chèn ép lên dây thần xung quanh cổ và vai gáy.

Thực hiện châm cứu kết hợp với các biện pháp điều trị nội khoa, đồng thời thiết lập chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, luyện tập hợp lý sẽ giúp người bệnh kiểm soát tốt các triệu chứng do thoái hóa đốt sống cổ gây ra.

Các huyệt trong châm cứu chữa thoái hóa đốt sống cổ

Các huyệt thông dụng thường được châm cứu để cải thiện cơn đau và triệu chứng do bệnh thoái hóa đốt sống cổ gây ra, bao gồm:

  • Huyệt Đại chùy: Huyệt thứ 14 của Đốc mạch (GV 14). Huyệt nằm ở vị trí lõm trên đốt sống cổ thứ 1.
  • Huyệt Kiên trung du: Huyệt thứ 15 của kinh Tiểu trường. Nằm trên đường nối giữa huyệt Đại chùy và Kiên Tỉnh, cách tuyến giữa lưng khoảng 2 thốn – ngang đốt sống cổ thứ 7.
  • Huyệt Thần môn: Huyệt thứ 7 của kinh Tâm. Huyệt nằm ở trên lằn chỉ cổ tay, ngay phía dưới xương trụ.
  • Huyệt Phế du: Huyệt thứ 13 của kinh Bàng quang. Huyệt nằm ở gai đốt sống lưng số 2, đo ngang ra khoảng 1.5 tấc.
  • Huyệt Khúc trạch: Huyệt thứ 3 của kinh Tâm bào. Huyệt nằm ở nếp gấp lớn và ngay vị trí lõm ở trong khuỷu tay.

Những điều cần lưu ý khi điều trị thoái hóa đốt sống cổ bằng châm cứu

Trước khi thực hiện châm cứu, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

  • Phụ nữ đang có thai không nên thực hiện châm cứu. Tác động vào những huyệt quan trọng có thể gây sảy thai.
  • Bệnh nhân đang điều trị nhiễm trùng, rối loạn đông máu hoặc đang điều trị bằng thuốc chống đông máu không nên thực hiện châm cứu.
  • Một số bệnh nhân có thể gặp phải các triệu chứng như hoa mắt, tay chân lạnh, toát mồ hôi, thậm chí bị ngất do châm cứu. Để giảm tình trạng này, bạn nên nghỉ ngơi khoảng 10 – 15 phút trước khi châm.
  • Khi châm cứu không nên để bụng quá đói hoặc quá no. Thời điểm châm cứu nên cách bữa ăn ít nhất 2 giờ đồng hồ.
  • Bệnh nhân sử dụng thuốc chống đông máu hoặc Aspirin nên thông báo với chuyên viên châm cứu. Châm cứu có thể gây chảy máu (thường chỉ chảy một lượng máu rất ít). Tuy nhiên với bệnh nhân sử dụng những loại thuốc trên, lượng máu có thể chảy không ngừng và dẫn đến tình trạng mất máu quá nhiều.
  • Các vết bầm tím có thể xuất hiện ở vị trí châm. Tuy nhiên tình trạng này không gây nguy hiểm, bạn có thể làm tan vết bầm bằng cách chườm ấm.
  • Phụ nữ đang trong giai đoạn hành kinh nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi châm cứu.
  • Chỉ châm cứu theo liệu trình. Lạm dụng châm cứu có thể gây tê, liệt dây thần kinh.
  • Bệnh nhân có tinh thần không ổn định (lo âu, hoảng loạn, trầm cảm,…) không nên thực hiện châm cứu
  • Mỗi liệu trình châm cứu thường kéo dài trong 15 – 20 ngày, mỗi lần châm khoảng 15 – 20 phút. Sau khi châm, người bệnh nên nghỉ ngơi và hạn chế vận động. Hoạt động mạnh sau khi châm có thể khiến vị trí châm chảy máu nhiều và bầm tím nghiêm trọng hơn.

Châm cứu đem lại nhiều lợi ích đối với bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ. Tuy nhiên nếu áp dụng không đúng cách, châm cứu có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn. Để chủ động ngăn ngừa các tình huống rủi ro, bạn nên trao đổi với bác sĩ trước khi quyết định thực hiện phương pháp này.

Bên cạnh châm cứu, người bệnh nên kết hợp với chế độ luyện tập và lối sống lành mạnh để tác động tích cực đến tiến triển của bệnh.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Rắn lục là loài có nọc rất độc

Dùng bột rắn lục chữa thoái hóa cột sống có thực sự hiệu quả?

Thông thường khi nghe đến rắn bạn sẽ cảm thấy lo sợ về độc tố của nó. Mặc dù rắn...

8 Cách chữa thoái hóa đốt sống lưng bằng thuốc nam hiệu quả

Chữa thoái hóa đốt sống lưng bằng thuốc Nam là biện pháp hữu ích vừa giúp tiết kiệm chi phí...

Thoái hóa đốt sống cổ là gì? Cách chẩn đoán và điều trị

Thoái hóa đốt sống cổ thường xảy ra ở những người cao tuổi. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng...

Mổ thoái hóa đốt sống cổ – những điều cần biết trước khi mổ

Phẫu thuật thoái hóa đốt sống cổ có thể giúp người bệnh giảm đau, thường là cơn đau do tổn...

Phác đồ điều trị thoái hóa cột sống

Phác đồ điều trị thoái hóa cột sống [cập nhật]

Hiện nay việc điều trị thoái hóa cột sống được áp dụng các kỹ thuật tiên tiến, hiện đại. Để...