Viêm bàng quang mãn tính và những điều có thể bạn chưa biết

Có khoảng 12 triệu người ở Hoa Kỳ có nguy cơ mắc chứng viêm bàng quang mãn tính. Theo một số thống kê cho thấy, phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh rất cao nhưng đàn ông, người già và trẻ em cũng là đối tượng không thể chủ quan. Vậy viêm bàng quang mãn tính là gì? Dưới đây là một số thông tin cơ bản về bệnh viêm bàng quang mãn tính bạn đọc có thể tham khảo.

Viêm bàng quang mãn tính
Những điều cần biết về bệnh viêm bàng quang mãn tính

I. Viêm bàng quang mãn tính là gì?

Viêm bàng quang mãn tính (viêm bàng quang kẽ) thuộc một loại viêm nhiễm bắt nguồn từ bàng quang và có khả năng bùng phát trong thời gian dài. Biểu hiện viêm bàng quang mãn tính không chỉ khiến cho vùng xương chậu nóng rát, đau đớn mà còn kích thích đường tiểu làm việc thường xuyên.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm bàng quang, nhưng nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) rất phổ biến. Bởi khi xâm nhập vào bàng quang, niệu đạo là nơi vi khuẩn tấn công đầu tiên. Nhiễm trùng đường tiểu có thể là một vấn đề nguy hiểm nếu chúng ta không có biện pháp ngăn chặn tình trạng vi khuẩn lây lan đến thận.

Nếu bệnh nhân có tiền sử bị nhiễm trùng đường tiết niệu thì nguy cơ gây ra chứng viêm bàng quang mãn tính là đương nhiên. Tuy nhiên, các triệu chứng này có thể tự biến mất sau đó, kể cả khi không được điều trị và dễ dàng tái phát về sau. Nghiêm trọng hơn, viêm bàng quang mãn tính còn gây ra chứng nhiễm trùng thận, nhiễm trùng huyết và có nguy cơ dẫn đến tử vong rất cao. Có thể nói, viêm bàng quang mãn tính rất khó chẩn đoán và điều trị nhưng chúng ta hoàn toàn có thể phòng tránh và cải thiện chúng một cách khoa học.

II. Những điều cần biết về bệnh viêm bàng quang mãn tính

Theo thống kê của The Interstitial Cystitis Association (ICA), viêm bàng quang mãn tính là bệnh lý chiếm khoảng 27% dân số trên thế giới. Có thể thấy, đây là bệnh lý có nguy cơ mắc phải ở rất nhiều người và có khả năng gây ảnh hưởng đến tính mạng nếu không được điều trị đúng cách.

1. Dấu hiệu nhận biết viêm bàng quang mãn tính

Các triệu chứng viêm bàng quang mãn tính hoặc viêm bàng quang kẽ có thể bùng phát và tự biến mất sau đó. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và khả năng biến chứng của viêm bàng quang mà ở mỗi người thường có triệu chứng khác nhau.

Dấu hiệu viêm bàng quang thể mãn tính gồm:

  • Căng tức, bàng quang bị áp lực
  • Thường xuyên mắc tiểu, dù mới từ nhà vệ sinh ra
  • Bị đau niệu đạo
  • Đau đớn, khô rát khi giao hợp
  • Sốt nhẹ
  • Nước tiểu có màu đục hoặc lẫn tia máu

Ở một số trường hợp, bệnh nhân không có biểu hiện nào cụ thể. Hãy thăm khám chuyên khoa khi cơ thể có các dấu hiệu bất thường.

2. Nguyên nhân gây viêm bàng quang mãn tính

Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể khẳng định chính xác nguyên nhân gây viêm bàng quang mãn tính. Tuy nhiên, dựa vào những trường hợp cụ thể, các chuyên gia đã tóm lược một số nguyên nhân dựa trên các triệu chứng bùng phát chẳng hạn như:

Nguyên nhân gây viêm bàng quang mãn tính
Nguyên nhân gây viêm bàng quang mãn tính được bác sĩ chuyên khoa tìm kiếm và đưa ra hướng giải quyết
  • Cơ thể bị mất nước, uống không đủ nước.
  • Thụt rửa sâu.
  • Quan hệ tình dục không an toàn làm lây nhiễm vi khuẩn, virus.
  • Nhịn tiểu trong thời gian dài.
  • Mặc đồ lót quá chật.
  • Vệ sinh vùng kín không đúng cách, nhất là trong giai đoạn kinh nguyệt.
  • Mắc các bệnh lý liên quan đến đường tiểu.

3. Chẩn đoán viêm bàng quang mãn tính

Bởi vì các dấu hiệu gây viêm bàng quang thường không rõ ràng và không có chuyên môn nên việc chúng ta tự nhận diện và chẩn đoán bệnh thường không chính xác. Viêm bàng quang mãn tính có nguy hiểm không? Bệnh nhân nên nhờ đến sự hỗ trợ chẩn đoán của bác sĩ chuyên khoa. Thông qua nghiệp vụ và các xét nghiệm mà bác sĩ có thể khẳng định tình trạng sức khỏe của bạn. Các xét nghiệm này giúp tầm soát chính xác tình trạng viêm bàng quang kẽ và ung thư bàng quang.

Xét nghiệm nước tiểu:

Môi trường nước tiểu có lượng lớn vi khuẩn có nguy cơ gây nhiễm trùng rất cao. Để phát hiện ra tình trạng viêm nhiễm này, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn tiểu trong cốc để đưa đi xét nghiệm. Nếu phát hiện được các tác nhân gây bệnh trong quá trình phân tích, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng kháng sinh.

– Nội soi bàng quang:

Phương pháp nội soi bàng quang được thực hiện để quan sát tình trạng bên trong thông qua một đường ống nhỏ có camera nhỏ và ánh sáng. Bác sĩ tiến hành đưa đường ống vào bên trong bàng quang thông qua niệu đạo để quan sát, sau đó đưa thêm một ống dẫn nước tiểu ra khỏi bàng quang.

4. Phác đồ điều trị viêm bàng quang mãn tính

Đến nay, y khoa hiện đại vẫn chưa tìm thấy giải pháp điều trị viêm bàng quang mãn tính dứt điểm. Hầu hết, các chuyên gia đều kết hợp các phương pháp điều trị với nhau để làm giảm biến chứng và ngăn ngừa bệnh tái phát. Sau đây là một số biện pháp hỗ trợ điều trị viêm bàng quang mãn tính thường được chỉ định đó là:

–  Điều trị nội khoa

Bệnh nhân viêm bàng quang mãn tính có thể được chỉ định sử dụng một số loại thuốc kê toa nhằm giải quyết tạm thời các triệu chứng:

Điều trị viêm bàng quang mãn tính
Điều trị viêm bàng quang mãn tính bằng thuốc giảm đau
  • Pentosan polysulfate natri (Elmiron): Tác dụng sửa chữa các tổn thương, làm giảm áp lực trong bàng quang. Sản phẩm này đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm phê duyệt cho tình trạng viêm bàng quang mãn tính (viêm bàng quang kẽ). Lưu ý: Không nên sử dụng pentosan cho các trường hợp đang mang thai hoặc đang có kế hoạch mang thai.
  • Thuốc kháng viêm không steroid như: naproxen, aspirin, ibuprofen và một số loại thuốc kháng viêm khác.
  • Thuốc chống trầm cảm amitriptyline giúp làm thư giãn bàng quang và hạn chế các cơn đau tức.
  • Thuốc kháng histamin như Claritin: làm giảm tần suất tiết niệu.

Điều trị viêm bàng quang mãn tính bằng thuốc nội khoa là giải pháp cải thiện phổ biến nhất. Nó có khả năng làm giảm các triệu chứng ban đầu và làm gián đoạn các tín hiệu đau đớn lan truyền bởi các dây thần kinh trong bàng quang. Việc điều trị này thường mất khoảng 2 – 4 tuần để cải thiện.

Ngoài ra, cách chữa bệnh viêm bàng quang mãn tính còn được thay thế bằng dung dịch dimethyl sulfoxide (Rimso-50), còn được gọi là DMSO. Dung dịch này được giữ trong bàng quang khoảng 15 phút và thường áp dụng để ngăn ngừa các cơn co thắt khẩn cấp, giảm viêm. Chu kỳ điều trị khoảng 6 – 8 tuần.

– Phương pháp kích thích thần kinh điện:

Kỹ thuật kích thích dây thần kinh xuyên da (TENS) bằng xung điện giúp các dây thần kinh ở bàng quang được kích thích. TENS giúp làm giảm các triệu chứng thông qua việc tăng cường lưu thông máu đến bàng quang, cơ xương chậu và kiểm soát bàng quang, kích hoạt giải phóng các chất làm giảm nhẹ cơn đau.

– Cân bằng chế độ dinh dưỡng:

Viêm bàng quang mãn tính có nguy cơ nghiêm trọng hơn khi sử dụng đồ ăn, đồ uống không phù hợp. Các loại thực phẩm nên hạn chế tối đa khi bạn bị viêm bàng quang mãn tính đó là:

  • Bia, rượu, thuốc lá, chất kích thích
  • Cà chua
  • Gia vị cay, nóng
  • Socola
  • Thực phẩm có chứa cafffein
  • Các thực phẩm có chứa tính axit cao như cam, quýt,…

Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa về vấn đề dinh dưỡng khi bị chẩn đoán viêm bàng quang mãn tính.

ĐỌC NGAY: Viêm bàng quang nên ăn gì và kiêng gì để cải thiện bệnh?

Bỏ hút thuốc:

Mặc dù thuốc lá không phải là nguyên nhân chủ yếu gây viêm bàng quang nhưng chắc chắn nó có liên quan đến việc làm ung thư bàng quang. Do đó, hãy loại bỏ thuốc lá ngay từ bây giờ để làm giảm hoặc cải thiện bớt các triệu chứng.

– Thể thao điều độ:

Duy trì thói quen luyện tập thể dục thể thao có thể giúp bạn kiểm soát được triệu chứng. Bên cạnh đó, hãy thay đổi thói quen nhịn tiểu để tránh nguy cơ làm bệnh bùng phát. Hãy thử các bài tập thể dục đơn giản như sau:

  • Đi bộ
  • Tập yoga
  • Đạp xe
  • Thể dục nhịp điệu

Các nhà vật lý trị liệu có thể hướng dẫn bạn một số bài tập để tăng cường cơ xương chậu và cơ bàng quang. Hãy nói chuyện với bác sĩ và nhà trị liệu vật lý khi bạn có nhu cầu.

– Thư giãn:

Hãy học cách đối phó với những căng thẳng trong cuộc sống để làm giảm tình trạng viêm bàng quang mãn tính. Khi bị căng thẳng, hãy ngồi thiền hoặc chia sẻ với người thân để được giúp đỡ.

– Phẫu thuật:

Phẫu thuật xâm lấn để điều trị viêm bàng quang mãn tính là giải pháp sau cùng được áp dụng để mở rộng kích thước bàng quang đồng thời loại bỏ hoặc điều trị các tổn thương bên trong. Phương pháp phẫu thuật được xem xét áp dụng cho các trường hợp điều trị nội khoa thất bại. Bác sĩ chuyên khoa sẽ thảo luận về vấn đề này trước khi điều cử một giải pháp thực sự phù hợp.

Viêm bàng quang mãn tính được cải thiện bằng chế độ dinh dưỡng
Viêm bàng quang mãn tính được cải thiện bằng chế độ dinh dưỡng khoa học

Viêm bàng quang mãn tính thực sự là một bệnh lý nguy hiểm khi không được phát hiện và điều trị đúng cách. Hãy trang bị kiến thức cơ bản về bệnh để kịp thời khắc phục. Tốt hơn hết, bệnh nhân vẫn nên thăm khám sức khỏe định kỳ và tuân theo chỉ định điều trị của bác sĩ. Thuocdantoc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán thay thế chỉ định của bác sĩ.

HỮU ÍCH

Viêm bàng quang nên ăn gì và kiêng gì để chống chọi với bệnh?

Một số nghiên cứu cho thấy mối quan hệ mật thiết giữa chế độ ăn với bệnh viêm bàng quang....

Viêm bàng quang có nguy hiểm không khi phát hiện muộn?

Hầu hết các trường hợp viêm bàng quang đều đáp ứng tốt với điều trị nội khoa và dứt điểm...

viêm bàng quang tiểu ra máu

Viêm bàng quang tiểu ra máu và cách xử lý cấp tốc

Viêm bàng quang tiểu ra máu là dấu hiệu cho thấy rằng bệnh đang có xu hướng chuyển nặng mà...

Viêm bàng quang ở nữ giới có dấu hiệu như thế nào? Điều trị ra sao?

Do giải phẫu hệ thống sinh sản đặc biệt nên viêm bàng quang thường xuất hiện ở nữ giới nhiều...

Dày thành bàng quang: Nguyên nhân, triệu chứng & cách điều trị

Nếu không được điều trị sớm thì bệnh dày thận bàng quang có thể biến chứng sang nhiễm trùng bàng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *