Tìm hiểu bàng quang tăng hoạt là gì và cách điều trị

Theo một thống kê tại Mỹ, có khoảng 33 triệu người mắc phải triệu chứng bàng quang tăng hoạt, trong đó có đến 40% nữ giới và 30% nam giới. Điều này cho thấy bàng quang tăng hoạt là một căn bệnh khá phổ biến, vì vậy mọi người nên tìm hiểu về bệnh để có thể bảo vệ bản thân.

Bàng quang tăng hoạt là gì?

Bàng quang tăng hoạt là tình trạng bàng quang hoạt động quá mức dẫn đến những cảm giác như đau tiểu đột ngột, tiểu khó kiểm soát thậm chí tiểu không tự chủ.

Những người gặp phải bàng quang tăng hoạt luôn cảm thấy tự ti trong giao tiếp, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, các hoạt động xã hội cũng bị hạn chế theo.

Vì vậy, ngay từ khi có những dấu hiệu của bàng quang tăng hoạt hãy điều trị ngay để kiểm soát được tình trạng bệnh.

Bàng quang tăng hoạt
Bàng quang tăng hoạt thường gây ra tình trạng tiểu khó kiểm soát, ảnh hướng đến chất lượng cuộc sống người bệnh

Nguyên nhân gây bàng quang tăng hoạt

Nguyên nhân gây nên bàng quang tăng hoạt chính là cơ bàng quang co thắt không tự nguyện, khi lượng nước tiểu trong bàng quang rất thấp nhưng vẫn tạo ra cảm giác muốn đi tiểu ngay lập tức.

Bên cạnh đó, một số tác nhân sau cũng có thể gây nên bàng quang tăng hoạt:

  • Nạp quá nhiều chất lỏng vào cơ thể.
  • Sử dụng thuốc làm gia tăng sản xuất lượng nước tiểu.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu cấp tính.
  • Xuất hiện các hiện tượng bất thường trong bàng quang như khối u hoặc sỏi.
  • Các yếu tố cản trở sự thoát ra của bàng quang như: tuyến tiền liệt mở rộng, táo bón,…
  • Rối loạn thần kinh cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.
  • Người mắc bệnh tiểu đường cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Chức năng nhận thức bị suy giảm ngăn cản quá trình diễn giải các tín hiệu được gửi từ não.
  • Sử dụng quá nhiều chất kích thích như cafe, bia, rượu,…
  • Tuổi tác càng cao thì nguy cơ mắc bàng quang tăng hoạt cũng tăng lên.

Dấu hiệu của bàng quang tăng hoạt

Để xác định xem bạn có bị bàng quang hoạt động quá mức hay không nên dựa vào tần suất và mức độ đi tiểu của bạn. Nếu các triệu chứng sau diễn ra thường xuyên và liên tục bạn nên gặp bác sĩ ngay vì rất có thể bạn đã bị bàng quang tăng hoạt:

  • Cảm giác muốn đi tiểu khẩn cấp và khó kiểm soát được thời gian.
  • Tiểu không tự chủ
  • Thường xuyên đi tiểu hơn cụ thể nhiều hơn 8 lần trong 24 giờ.
  • Tiểu đêm: bạn thường phải thức dậy nhiều lần vào ban đêm để đi tiểu.

Những tình trạng như trên nếu thỉnh thoảng xảy ra thì điều này không đồng nghĩa với việc bạn đã mắc phải bàng quang tăng hoạt. Chỉ khi nào bạn bị liên tục và nhiều lần thì mới xác định được.

Dấu hiệu của bàng quang tăng hoạt
Thường xuyên muốn đi tiểu khẩn cấp và khó kiểm soát là triệu chứng điển hình của chứng bàng quang tăng hoạt

Cách chẩn đoán bệnh bàng quang tăng hoạt

Phân tích mẫu nước tiểu

Bác sĩ sẽ thu thập và kiểm tra xem mẫu nước tiểu của bạn có dấu hiệu nào bất thường hay không từ đó đưa ra nhận định và đưa ra kết luận cho bạn.

Nội soi bàng quang

Sử dụng thiết bị nội soi để nội soi bàng quang của bạn. Điều này giúp bác sĩ xác định xem các bàng quang của bạn có dấu hiệu nào bất thường như khối u hay sỏi.

Đo lượng nước tiểu còn lại trong bàng quang

Xét nghiệm này sẽ cho biết bàng quang bạn có rỗng hoàn toàn sau khi đi tiểu hay không. Nếu lượng nước tiểu còn đọng lại nó có thể gây ra triệu chứng giống như bàng quang tăng hoạt.

Đo lưu lượng nước tiểu

Do lượng nước tiểu và tốc độ lúc bạn đi tiểu bằng thiết bị chuyên dụng sẽ cho kết quả xem bạn có mắc phải bàng quang tăng hoạt.

Phân tích áp lực trong bàng quang

Bằng một thử nghiệm chuyên môn, bác sĩ sẽ đo được áp lực của bàng quang và khu vực xung quanh khi làm đầy bàng quang. Nếu bàng quang chịu áp lực nhỏ hoặc các cơ thắt không tự nguyện, bàng quang cứng thì bạn đã mắc phải bàng quang tăng hoạt.

Sau khi thực hiện một trong những cách chuẩn đoán trên, bác sĩ sẽ sử dụng kết quả này để phân tích và đưa ra phác đồ điều trị cho bạn.

Điều trị bàng quang tăng hoạt như thế nào?

1. Can thiệp bằng hành vi

Can thiệp bằng hành vi giúp kiểm soát được bàng quang tăng hoạt. Những phương pháp này mang lại hiệu quả cao và đặc biệt không có tác dụng phụ.

  • Vật lý trị liệu sàn chậu

Thực hiện các bài tập vật lý trị liệu giúp ích cho sàn chậu và bàng quang giúp người mắc phải bàng quang tăng hoạt có thể kiểm soát được việc đi tiểu khẩn cấp, tần suất đi tiểu và tiểu đêm.

  • Kiểm soát cân nặng

Thừa cân cũng là một tác nhân gây ảnh hưởng đến bàng quang. Vì vậy nếu bạn đang thừa cân hãy giảm cân để có thể giảm được các triệu chứng bàng quang tăng hoạt.

  • Sử dụng miếng lót thấm nước

Để tránh được những trường hợp bị són tiểu không mong muốn, bạn hãy sử dụng một miếng lót hoặc miếng thấm để bảo vệ quần áo không bị ướt và tránh được những sự cố không mong muốn khi hoạt động.

  • Tập luyện cho bàng quang

Tập luyện cho bàng quang có khả năng giữ được nước tiểu lâu hơn. Bằng cách bạn thắt chặt cơ sàn chậu để giữ nước tiểu khoảng 30 phút ở những lần đầu và dần dần tăng thời gian lên để bàng quang có thể thích nghi được.

  • Thiết lập lịch trình đi vệ sinh

Tập thói quen đi vệ sinh theo lịch trình đã được lập sẵn sẽ giúp bạn kiểm soát được số lần đi tiểu, thời gian đi,…thay vì phải chờ đợi khi nào có cảm giác buồn tiểu mới đi.

Điều trị bàng quang tăng hoạt
Nên tập thói quen đi vệ sinh theo lịch trình đã được lập sẵn để khắc phục tình trạng bàng quang tăng hoạt

2. Sử dụng thuốc

Các loại thuốc điều trị thường có hai tác dụng là giảm các triệu chứng và giảm các cơ thôi thúc, tiểu không tự chủ. Những loại thuốc này gồm:

  • Tolterodine (Detrol, Detrol LA).
  • Oxybutynin (Ditropan XL).
  • Oxybutynin trong miếng dán da (Oxytrol).
  • Gel oxybutynin (Gelnique, Gelnique 3%).
  • Trospio (Sanctura).
  • Solifenacin (Vesicare).
  • Darifenacin (Enablex).
  • Mirabegrón (Myrbetriq).
  • Thuốc giun đũa (Toviaz).

Khi dùng thuốc này thường gây ra các tác dụng phụ như khô mắt, khô miệng. Vì vậy, khi dùng thuốc bạn nên nhai kẹo không đường để giảm khô miệng và dùng thuốc nhỏ mắt để giảm khô mắt.

3. Tiêm bàng quang

Phương pháp này sử dụng độc tố onabotulinic loại A để tiêm vào các mô bàng quang với liều lượng nhỏ sẽ có hiệu quả trong việc điều trị chứng tiểu không tự chủ nghiêm trọng.

Thông thường nó sẽ có tác dụng kéo dài khoảng sáu đến 8 tháng vì vậy bạn phải tiêm thêm lần nữa sau thời gian trên.

Khi lựa chọn phương pháp này rất có thể bạn sẽ gặp phải tình trạng bí tiểu.

4. Kích thích thần kinh

Phương pháp này làm thay đổi tín hiệu của dây thần kinh đến bàng quang giúp cải thiện các triệu chứng của bàng quang tăng hoạt.

Kích thích thần kinh được thực hiện bằng cách đặt một điện cực nhỏ dưới da mông hoặc bụng dưới để gửi các xung giúp điều chỉnh các tín hiệu cho bàng quang.

5. Phẫu thuật

Đây là phương pháp được sử dụng sau cùng nếu như các phương pháp khác đều không hiệu quả.

  • Phẫu thuật để tăng khả năng của bàng quang

Bác sĩ sẽ tiến hành sử dụng một đoạn ruột để làm ống thông thay thế cho bàng quang. Sau đó tạo một lỗ mở trên thành bụng để nước chứa nước tiểu.

  • Phẫu thuật cắt bỏ bàng quang

Đây là lựa chọn cuối cùng được bác sĩ chỉ định vì bàng quang tăng hoạt nghiêm trọng và để lại nhiều biến chứng không thể sử dụng các phương pháp khác. Phẫu thuật sẽ cắt bỏ toàn bộ bàng quang, thay vào đó là một túi da để thay thế bàng quang chứa nước tiểu.

Nên làm gì khi bị bàng quang tăng hoạt?

Để đầy lùi tình trạng bàng quang tăng hoạt người bệnh nên có một chế độc sinh hoạt tốt, sử dụng thực phẩm an toàn,… Một số lời khuyên cho người bệnh:

  • Không sử dụng các đồ uống có ga vì sẽ làm nặng thêm các triệu chứng của bệnh, gây kích thích các cơ bàng quang.
  • Chỉ nên uống đủ số lượng nước cần thiết cho người bị bàng quang tăng hoạt, uống quá nhiều nước làm gia tăng tần suất đi tiểu.
  • Cafein có thể làm tăng các triệu chứng bàng quang kích hoạt vì vậy không nên sử dụng.
  • Không dùng các thực phẩm gây kích ứng như cam, quýt, cà chua, thực phẩm cay, chất tạo ngọt, đồ uống có cồn,…
  • Các loại tinh dầu như dầu ngọc lan tây, dầu hoa oải hương, dầu bí ngô có khả năng làm dịu các dây thần kinh và cơ bắp.
  • Nên thực hiện và duy trì các bài tập cơ sàn chậu để luyện tập cho bàng quang.
  • Duy trì cân nặng ở mức độ ổn định.

Bàng quang tăng hoạt gây ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý, cuộc sống của người bệnh vì vậy hãy tìm hiểu bệnh để phát hiện và điều trị sớm nhằm đảm bảo chất lượng cuộc sống và sức khỏe tốt nhất

Có thể bạn quan tâm:

Ung thư bàng quang giai đoạn 3

Ung thư bàng quang giai đoạn 3 điều trị như thế nào?

Ung thư bàng quang được hình thành bởi các tế bào ác tính trong mô của bàng quang. Bệnh tiến...

7 cách chữa viêm bàng quang tại nhà ít người biết

Viêm bàng quang là loại nhiễm trùng đường tiết niệu phổ biến nhất. Bệnh hình thành khi vi khuẩn xâm...

Viêm bàng quang ở trẻ em – Xem thường coi chừng mang họa

Viêm bàng quang ở trẻ em có thể gây viêm bể thận, viêm thận và dẫn đến suy thận mãn...

Vị trí và chức năng của bàng quang

Bàng quang là gì? Vị trí, cấu tạo và chức năng

Bàng quang là cơ quan đảm nhiệm chức năng chứa nước tiểu do thận tiết ra trước khi được thải...

Viêm bàng quang có nguy hiểm không khi phát hiện muộn?

Hầu hết các trường hợp viêm bàng quang đều đáp ứng tốt với điều trị nội khoa và dứt điểm...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *