Viêm bàng quang nên ăn gì và kiêng gì để chống chọi với bệnh?

Một số nghiên cứu cho thấy mối quan hệ mật thiết giữa chế độ ăn với bệnh viêm bàng quang. Ăn uống không giúp điều trị dứt điểm bệnh nhưng việc ăn uống lành mạnh có thể giúp cải thiện triệu chứng viêm. Như vậy, bệnh nhân bị viêm bàng quang nên ăn gì kiêng gì là tốt nhất?

Viêm bàng quang ăn gì?
Viêm bàng quang nên ăn gì, kiêng gì?

Viêm bàng quang nên ăn gì?

Người bị bệnh viêm bàng quang nên ăn những thức ăn sau đây để rút ngắn thời gian điều trị bệnh:

1. Nước

Nước rất cần thiết và giữ vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa thực phẩm tạo thành năng lượng và giúp cơ thể hấp thu dinh dưỡng dễ dàng. Bên cạnh đó, chúng giúp loại bỏ độc tố và chất thải thừa ra ngoài cơ thể. Đồng thời, nước còn giúp làm loãng nước tiểu, hạn chế gây kích thích ở bàng quang, giảm nguy cơ viêm nhiễm.

Theo các chuyên gia, vi khuẩn sẽ thích nghi và phát triển tốt ở những nơi ứ đọng nước tiểu. Chính vì vậy, việc uống nhiều nước chính là cách làm trống bàng quang thường xuyên hơn. Điều này có nghĩa là vi khuẩn sẽ không có thời gian gây nhân lên và phát triển trong bàng quang, giúp kiểm soát bệnh.

2. Rau quả xanh và trái cây tươi

Rau quả xanh và trái cây tươi như rau bông cải, rau bina hoặc cải xoăn là một trong những lựa chọn đặc biệt tốt giúp hỗ trợ điều trị viêm bàng quang. Những thực phẩm này giúp cung cấp chất dinh dưỡng (vitamin, khoáng chất và protein,…) và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể đối phó với vi khuẩn gây bệnh.

Dưa hấu, nho, lê và các loại thực phẩm khác như ngô, đậu xanh hoặc hành củ,… đều là những loại quả có tác dụng lợi tiểu có thể giúp làm giảm chứng tiểu nhiều, tiểu gấp hoặc tiểu buốt do viêm bàng quang gây ra. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có thể bổ sung rau cần vào bữa ăn hàng ngày để làm giảm nồng độ acid uric trong máu, ngăn ngừa bội nhiễm đường tiết niệu.

3. Sữa chua

Người bệnh có thể cải thiện triệu chứng viêm bàng quang bằng cách bổ sung sữa chua vào khẩu phần ăn hàng ngày. Loại thực phẩm lên men tự nhiên này giúp cung cấp lượng lớn vi khuẩn có lợi cho hệ đường ruột, giúp loại bỏ vi khuẩn gây viêm.

4. Sử dụng nhiều nước ép

Dùng nước ép điều trị bệnh viêm bàng quang được xem là biện pháp tự nhiên an toàn hơn kháng sinh. Theo kết quả của một số nghiên cứu cho thấy, nước ép hoa quả có tác dụng ngăn không cho vi khuẩn gây bệnh bám vào niêm mạc đường tiết niệu. Khi đó, vi khuẩn sẽ bị tống vào đường tiểu và thải ra ngoài, giúp cải thiện triệu chứng do viêm bàng quang gây ra.

Viêm bàng quang nên ăn gì?
Thường xuyên uống nước ép việt quất mỗi ngày sẽ giúp làm giảm triệu chứng viêm bàng quang.

Theo nghiên cứu ở Hoa Kỳ và Scandinavia cho biết, thường xuyên sử dụng khoảng 200 ml nước ép dâu, dâu tằm hoặc việt quốc 2 lần mỗi ngày có thể giảm viêm bàng quang. Nguyên nhân là do chúng chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có đặc tính kháng khuẩn giúp ngăn chặn vi khuẩn bám vào thành bàng quang. Bên cạnh đó, những thức uống tự nhiên này có tác dụng chống viêm, giúp kiểm soát nhiễm trùng.

Bên cạnh lợi ích tuyệt vời đó, bác sĩ cũng khuyến cáo bệnh nhân không nên uống quá nhiều nước ép dâu, việt quất. Bởi chúng có tính acid nhẹ, nếu bổ sung liều lượng cao có thể gây kích thích niêm mạc bàng quang khiến bệnh chuyển nặng.

5. Tỏi

Tỏi có chứa lượng lớn hoạt chất kháng sinh tự nhiên, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây viêm bàng quang. Chính vì vậy, người bệnh nên bổ sung tỏi thường xuyên trong khẩu phần ăn hàng để cải thiện triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, tỏi thường có mùi hăng gây ảnh trở ngại trong sinh hoạt chung với cộng động. Vì vậy, để khắc phục, sau khi ăn tỏi, người bệnh nên uống một ngụm sữa tươi.

6. Thực phẩm giàu vitamin C

Vitamin C có tính chất oxy hóa mạnh giúp loại bỏ gốc tự do và giảm viêm, giảm đau ở những người bị viêm bàng quang. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, bệnh nhân không nên bổ sung quá nhiều thực phẩm giàu vitamin C. Bởi chúng có thể làm tăng acid trong bàng quang dẫn đến tình trạng kích thích niêm mạc bàng quang, gây viêm.

→Mách bạn: Cây mã đề chữa viêm bàng quang – Cách dùng và lưu ý

Viêm bàng quang nên kiêng ăn gì?

Một số thực phẩm như dưa muối, đồ hộp, đồ chua,… có thể khiến bệnh viêm bàng quang trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy, người bệnh không nên bổ sung chúng vào khẩu phần ăn hàng ngày, tránh bệnh chuyển nặng và gây biến chứng.

1. Thực phẩm muối chua

Bệnh nhân nên hạn chế ăn các loại thực phẩm muối chua như cải bắp muối, dưa cà muối hoặc dưa chuột muối. Bởi chúng có thể gây kích thích bàng quang dẫn đến viêm.

2. Protein và các chế phẩm từ sữa

Sữa và các chế phẩm từ sữa (ngoại trừ sữa chua) như pho mát, kem chua, pho mai xanh,… đều có thể là nguyên nhân khiến triệu chứng viêm bàng quang không những không khỏi mà ngày càng nặng thêm. Ngoài các thức ăn này, xúc xích, đậu phụ, giăm bông, cá hun khói cũng có thể là yếu tố nguy cơ khiến bệnh chuyển nặng.

3. Thức uống chứa chất kích thích

Cà phê, rượu, bia, soda hoặc một số thức uống có cồn khác có thể gây kích ứng bàng quang dẫn đến viêm. Chính vì vậy, bệnh nhân nên tránh xa những thức uống này.

Viêm bàng quang nên kiêng gì?
Người bị viêm bàng quan tốt nhất nên hạn chế ăn các loại hạt.

Ngoài những đồ ăn, thức uống kể trên, người bệnh viêm bàng quang cũng nên kiêng ăn những thức ăn sau đây để giúp kiểm soát bệnh.

  • Ngũ cốc, hạt và đậu: Đậu lima, quả óc chó, đậu phộng, đậu nành, hạt phỉ, bột đậu, quả hồ đào, quả hồ trăn, đậu đen,…
  • Đồ ăn nhẹ hoặc thức ăn chế biến sẵn, đóng hộp: Theo các chuyên gia, các loại thực phẩm chế biến nói chung thường chứa nhiều gia vị và chất bảo quản có thể khiến bệnh viêm bàng quang ngày càng nghiêm trọng. Vì vậy, bệnh nhân nên tránh xa các loại thức ăn chế biến sẵn như cơm hộp, gà rán, khoai lang chiên,…
  • Gia vị và các loại nước sốt: Tiêu, ớt, giấm hoặc các chất làm ngọt nhân tạo, chất làm mềm thịt,… đều có thể gây kích ứng bàng quang. Do đó, để nhanh chóng khỏi bệnh, người bệnh nên hạn chế sử dụng.

Viêm bàng quang thường gây ra nhiều triệu chứng đau nhức và khó chịu. Ngoài sử dụng thuốc, việc nên kiêng gì, ăn gì đối với người bị viêm bàng quang giúp cải thiện tốt các triệu chứng của bệnh. Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên thay đổi chế độ sinh hoạt hàng ngày để khắc phục và phòng ngừa viêm bàng quang tái phát.

Có thể bạn quan tâm

Những điều nên biết về ung thư bàng quang giai đoạn 2

Ung thư bàng quang giai đoạn 2 là tình trạng tế bào ung thư đã xâm lấn vào thành bàng...

Người bệnh viêm bàng quang nên khám chữa bệnh ở những bệnh viện uy tín, có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, có cơ sở vật chất hiện đại, chất lượng cao.

Chữa viêm bàng quang ở đâu, bệnh viện nào tốt?

Người bệnh viêm bàng quang có thể chữa bệnh ở những cơ sở y tế uy tín, đã được Bộ...

Tìm hiểu về các bệnh liên quan đến bàng quang thường gặp

3 Bệnh về bàng quang thường gặp nhất và cách phòng ngừa

Sỏi bàng quang, viêm bàng quang, ung thư bàng quang… là những bệnh về bàng quang phổ biến. Mỗi một...

viêm bàng quang tiểu ra máu

Viêm bàng quang tiểu ra máu và cách xử lý cấp tốc

Viêm bàng quang tiểu ra máu là dấu hiệu cho thấy rằng bệnh đang có xu hướng chuyển nặng mà...

Ung thư bàng quang giai đoạn 3

Ung thư bàng quang giai đoạn 3 điều trị như thế nào?

Ung thư bàng quang được hình thành bởi các tế bào ác tính trong mô của bàng quang. Bệnh tiến...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *