Viêm bàng quang có nên quan hệ tình dục?

Bên cạnh những nguyên nhân như mãn kinh, mang thai, sử dụng thuốc hóa trị, vệ sinh vùng kín kém,… viêm bàng quang có thể phát sinh do quan hệ tình dục. Trong phạm vi bài viết, chúng tôi sẽ trình bày thắc mắc về vấn đề: Viêm bàng quang có nên quan hệ tình dục?

Viêm bàng quang có nên quan hệ tình dục
Viêm bàng quang có nên quan hệ tình dục?

Bị viêm bàng quang có nên quan hệ tình dục hay không?

Viêm bàng quang là tình trạng niêm mạc ở thành bàng quang bị sưng viêm. Bệnh lý này chủ yếu xuất hiện ở nữ giới do niệu quản, âm đạo và trực tràng của phụ nữ rất gần nhau.

Bên cạnh những nguyên nhân như mãn kinh, mang thai, vệ sinh vùng kín kém, tiền sử nhiễm trùng đường tiết niệu,… viêm bàng quang có thể là hệ quả do hoạt động tình dục.

Khi quan hệ, niệu đạo có thể bị kéo giãn dẫn đến tình trạng vi khuẩn xâm nhập và đi sâu vào bên trong bàng quang. Ngoài ra khi hoạt động tình dục, vi khuẩn từ âm đạo có thể đi vào niệu quản và gây ra tổn thương thành bàng quang.

Trạng thái hưng phấn khi quan hệ có thể kích thích nữ giới tiết ra endorphin. Thành phần này gây ức chế miễn dịch tại chỗ và tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển trong âm đạo/ niệu đạo.

Nếu đang điều trị viêm bàng quang, các chuyên gia không khuyến khích bạn quan hệ tình dục. Hoạt động tình dục có thể khiến vi khuẩn đi sâu vào bên trong hoặc lây lan ra các cơ quan xung quanh. Điều này có thể khiến tình trạng chuyển biến nghiêm trọng hơn.

Ngoài ra khi quan hệ, niệu quản có thể bị kéo giãn và đau đớn khi tiểu tiện. Bên cạnh đó, tác động từ bạn tình có thể gây áp lực lên bàng quang và kích thích các triệu chứng phát sinh. Viêm bàng quang do vi khuẩn cũng có thể lây qua bạn tình nếu không sử dụng các biện pháp bảo vệ (bao cao su).

Nam giới bị viêm bàng quang cũng không nên quan hệ tình dục. Vi khuẩn có thể đi ngược từ bàng quang xuống niệu quản và lây sang cho bạn tình.

Như vậy trong thời gian điều trị viêm bàng quang, bạn nên hạn chế quan hệ tình dục để tránh tình trạng lây nhiễm và khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

→Xem thêm: 7 cách chữa viêm bàng quang tại nhà ít người biết

Phòng ngừa viêm bàng quang sau khi quan hệ tình dục

Viêm bàng quang có thể là hệ quả do hoạt động tình dục. Do đó bạn nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa để hạn chế tình trạng tái phát.

bi viem bang quang co quan he duoc khong
Phòng ngừa viêm bàng quang sau khi quan hệ tình dục

Các biện pháp phòng ngừa viêm bàng quang sau khi quan hệ tình dục, bao gồm:

1. Dùng kháng sinh

Trong trường hợp bạn thường xuyên bị viêm bàng quang sau khi quan hệ, bác sĩ có thể đề nghị bạn dùng một liều kháng sinh ngay sau khi thực hiện hoạt động tình dục.

Nếu viêm bàng quang tái phát nhiều lần, việc sử dụng kháng sinh dài hạn cũng có thể được thực hiện.

2. Tiểu tiện trước và sau khi quan hệ

Đi tiểu trước và sau khi quan hệ sẽ giúp đẩy vi khuẩn ra khỏi bàng quang và niệu quản. Điều này giảm thiểu nguy cơ viêm bàng quang và lây nhiễm các vi khuẩn sang bạn tình.

3. Thận trọng với các biện pháp tránh thai

Dung dịch diệt tinh trùng hay màng ngăn tránh thai cũng có thể là nguyên nhân khiến bàng quang bị tổn thương và sưng viêm.

Bạn có thể thực hiện các biện pháp tránh thai khác như dùng bao cao su, thuốc tránh thai. Hoặc liên hệ với bác sĩ để được tư vấn sản phẩm dịu nhẹ và ít kích ứng.

4. Vệ sinh vùng kín sau khi quan hệ tình dục

Vệ sinh vùng kín sau khi quan hệ tình dục có thể giảm nguy cơ mắc bệnh viêm bàng quang. Bạn nên dùng khăn sạch lau từ trước ra sau để hạn chế tình trạng vi khuẩn lây lan từ trực tràng vào niệu đạo.

Bên cạnh đó, cần chú ý các sản phẩm vệ sinh vùng kín bởi đây có thể là nguyên nhân khiến niêm mạc bàng quang nhạy cảm và sưng viêm.

5. Hoạt động tình dục lành mạnh

Bạn chỉ nên quan hệ từ 3 – 5 lần/ tuần. Tần suất quan hệ nên giảm dần khi độ tuổi lên cao. Hoạt động tình dục quá dày đặc có thể gây tổn thương lên âm đạo, kéo giãn niệu đạo và tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập.

Để việc điều trị viêm bàng quang đạt kết quả tối ưu, bạn nên hạn chế quan hệ tình dục trong thời gian này. Bên cạnh đó, cần chủ động thực hiện những biện pháp phòng ngừa để hạn chế tình trạng tái phát.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế.

Có thể bạn quan tâm

Ung thư bàng quang

Ung thư bàng quang có thể di truyền từ người thân trong gia đình?

Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ cho biết, ung thư bàng quang có thể có liên kết di truyền từ những...

người bị ung thư bàng quang nên ăn gì

Ung thư bàng quang nên ăn gì để “đối phó” với bệnh?

Người bị ung thư bàng quang sẽ cần phải quan tâm đến chế độ ăn uống của mình, đặc biệt...

viêm bàng quang xuất huyết và những điều cần biết

Hiểu hơn về viêm bàng quang xuất huyết và cách điều trị

Viêm bàng quang xuất huyết là từ y khoa dùng để chỉ những tổn thương ở lớp niêm mạc bên...

Hội chứng bàng quang kích thích

Hội chứng bàng quang kích thích là gì?

Hội chứng bàng quang kích thích là thuật ngữ y khoa chỉ sự hoạt động quá mức của bàng quang...

Hình ảnh siêu âm viêm bàng quang

Siêu âm bàng quang như thế nào? Các thông tin cần biết

Siêu âm bàng quang giúp xác định được các bất thường, đặc điểm hình thái của bàng quang. Vậy phương...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *