Ung thư bàng quang sống được bao lâu? Người bệnh nên làm gì?
Ung thư bàng quang sống được bao lâu? Người bệnh nên làm gì là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Bởi việc mắc bệnh khiến họ cảm thấy sợ hãi và lo lắng khi đây là một bệnh lý nguy hiểm, có khả năng gây tử vong nếu không sớm phát hiện và điều trị kịp thời.
Tiên lượng và tỷ lệ mắc bệnh ung thư bàng quang
Ung thư bàng quang là một bệnh lý có khả năng minh họa rõ mối liên hệ giữ ung thư và sự lão hóa. Bởi căn bệnh này xảy ra phổ biến nhất ở những người cao tuổi. Đối với nam giới độ tuổi trung bình trong chẩn đoán ung thư là 69 tuổi và 71 tuổi đối với phụ nữ. Bên cạnh đó ung thư bàng quang là một trong những căn bệnh ác tính xuất hiện rất phổ biến. Chẳng hạn như chúng xuất hiện phổ biến thứ tư đối với nam giới và thứ tám đối với phụ nữ.
Tuy nhiên trong một nghiên cứu ở Mỹ, người ta phát hiện ra rằng, tỷ lệ mắc bệnh ung thư bàng quang ở những người 85 tuổi cao gấp 10 lần so với các nhóm trẻ tuổi hơn. Chính vì thế chúng ta có thể thấy rằng độ tuổi càng cao càng liên quan đến kết quả chẩn đoán tồi tệ của bệnh lý. Thế nhưng giai đoạn và cấp độ trong chẩn đoán vẫn là yếu tố quyết định chính của tiên lượng – diễn tiến và kết cục có thể xảy ra đối với một bệnh nhân bị ung thư.
Ung thư bàng quang sống được bao lâu?
Khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư bàng quang, người bệnh sẽ có cảm giác sợ hãi và lo lắng, đặc biết nếu đó là giai đoạn di căn (giai đoạn 4). Độ tuổi càng cao, nguy cơ mắc bệnh ung thư ở các giai đoạn nguy hiểm càng tăng cao. Bên cạnh đó bạn có khả năng rơi vào giai đoạn nguy hiểm (giai đoạn cao) nếu như bệnh ung thư được chẩn đoán một cách hời hợt. Những khối u đã xâm lấn vào cơ bắp, các hạch bạch huyết ở giai đoạn cao đều có khả năng tiến triển và di căn mạnh mẽ hơn so với những giai đoạn thấp.
Tỷ lệ sống sót sau 5 năm có thể cho bạn biết bao nhiêu phần trăm số bệnh nhân sống ít nhất 5 năm sau khi đã chẩn đoán và phát hiện bệnh ung thư. Theo ước tính tỷ lệ sống 5 năm chung cho những bệnh nhân bị ung thư bàng quang là 77%. Tỷ lệ sống tổng thể 10 năm đối với bệnh nhân là 70%. Tỷ lệ sống 15 năm chung đối với bệnh nhân là 65%.
Tuy nhiên việc ước tính thời gian sống sót và tỷ lệ sống còn phụ thuộc rất nhiều vào những yếu tố khác, bao gồm loại bệnh và các giai đoạn ung thư bàng quang. Theo thống kê (đã dựa trên những yếu tố quyết định) tỷ lệ sống sót cụ thể của loại ung thư này được dề cập như sau:
- Tỷ lệ sống sót sau 5 năm ở những bênh nhân bị ung thư bàng quan không lan rộng ra khỏi lớp trên của thành bàng quang là 95%. Theo nghiên cứu, khoảng ½ số người bị ung thư được chẩn đoán ở giai đoạn này.
- Tỷ lệ sống sót trong 5 năm của bệnh nhân bị ung thư bàng quang có khối u xâm lấn nhưng chưa lan rộng ra ngoài bàng quang là 69%.
- Tỷ lệ sống sót sau 5 năm ở những bệnh nhân bị ung thư bàng quang di căn đến các bộ phận xa của cơ thể như các mô, các hạch bạch huyết và những cơ quan lân cận là 6%. Khoảng 4% bệnh nhân mắc bệnh được chẩn đoán ở giai đoạn này.
- Tỷ lệ sống sót tương đối trong 5 năm ở bệnh nhân bị ung thư bàng quang di căn là 5%. Điều này có nghĩa bệnh nhân có thể sống được 5 năm sau khi chẩn đoán.
Xác xuất tổng thể phát triển ung thư xâm lấn theo độ tuổi bao gồm: Tăng từ 0,01% – 0,02% đối với những bệnh nhân có độ tuổi nhỏ hơn 40 tuổi và tăng lên từ 1,2% – 3,7% đối với những bệnh nhân trên 70 tuổi.
Thông thường tỷ lệ sống và tuổi thọ tương đối thường được so sánh dựa trên những người mắc bệnh ung thư bàng quang có độ tuổi như thế nào, giới tính là nam hay nữ và những người trong dân số nói chung. Phương pháp này sẽ dẫn đến một sự ước tính chính xác hơn về mức độ sống còn của bệnh nhân.
Tuy nhiên người bệnh cần nhớ tỷ lệ sống sót chỉ là con số ước tính và tỉ lệ sống sót của mỗi người đều khác nhau. Bởi khả năng sống sót đối với một người mắc bệnh ung thư bàng quang còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, chẳng hạn như: Tình trạng sức khỏe nói chung, tuổi tác, giai đoạn ung thư bàng quang, mức độ phát triển bệnh lý… Những yếu tố này đóng vai trò rất quan trọng trong việc xác định thời gian sống của một người khi mắc phải căn bệnh này.
Nên làm gì khi bị ung thư bàng quang?
Khi nhận thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng bất thường hoặc những dấu hiệu liên quan đến bệnh ung thư bàng quang như: Cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, khó tiểu hoặc không thể đi tiểu, không có khả năng làm trống hoàn toàn bàng quang, đau khi tiểu, đau xương, bàn chân sưng to, giảm cân không rõ nguyên nhân… Bạn cần nhanh chóng bệnh viện và chia sẻ với bác sĩ về tình trạng sức khỏe của bạn ở hiện tại. Khi đó bác sĩ chuyên khoa sẽ kiểm tra, chẩn đoán và đề ra hướng điều trị kịp thời. Điều này sẽ giúp người bệnh hạn chế được những rủi ro và các biến chứng không mong muốn. Đồng thời nâng cao tỷ lệ sống sót sau điều trị ung thư bàng quang.
Ngoài ra, trong thời gian điều trị bệnh ung thư bàng quang bạn cũng cần lưu ý những điều sau đây để có thể kiểm soát tốt những triệu chứng, ngăn chặn quá trình phát triển bệnh và tác dụng phụ của việc điều trị.
Uống nhiều nước
Thông qua nhiều cuộc nghiên cứu, các nhà y học đã chỉ ra rằng việc uống nhiều nước không chỉ giúp bạn ngăn ngừa sự xuất hiện của bệnh ung thư bàng quang mà còn giúp người bệnh ngăn chặn sự phát triển của bệnh lý và những triệu chứng đi kèm.
Chế độ ăn lành mạnh
Bệnh ung thư bàng quang thường tạo nên những sự mệt mỏi và các phương pháp điều trị bệnh bao gồm: Phẫu thuật, hóa trị, xạ trị… có thể gây nên tình trạng giảm cân không chủ ý. Khi đó bạn có thể ăn ít ở mỗi bữa và chia ba bữa ăn chính hằng ngày thành những bữa ăn nhỏ, thêm những bữa ăn phụ. Bởi việc ăn suốt cả ngày có thể giúp cơ thể của bạn duy trì được mức năng lượng cần có. Một chế độ ăn uống lành mạnh có thể bao gồm: Trái cây và rau quả tươi, các loại ngũ cốc, một số protein, những loại thực phẩm ít hoặc không có đường và chất béo bão hòa.
Một nghiên cứu cho thấy việc ăn nhiều trái cây và rau quả tươi không chỉ tốt cho bệnh nhân bị ung thư bàng quang mà còn tốt cho những người bình thường. Bởi thành phần và những dưỡng chất trong loại thực phẩm này có khả năng bảo vệ cơ thể của bạn, giúp bạn chống lại bệnh ung thư bàng quang và một số bệnh ung thư khác.
XEM THÊM: Ung thư bàng quang nên ăn gì để hỗ trợ trị bệnh?
Không hút thuốc
Thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây nên các bệnh ung thư nguy hiểm, trong đó có bệnh ung thư bàng quang. Chính vì thế trong quá trình điều trị, bạn không nên sử dụng thuốc lá hoặc xì gà để tránh gây hại cho cơ thể và khiến bệnh tình của bạn trở nên trầm trọng hơn.
Bài tập thể dục nhẹ nhàng
Những bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, tập yoga… an toàn cho hầu hết những bệnh nhân bị ung thư bàng quang hoặc những loại ung thư khác. Những bài tập nhẹ nhàng có thể giúp người bệnh giảm căng thẳng, giảm áp lực cho cơ thể, đồng thời giúp tăng cường tâm trạng và làm giảm mệt mỏi cho cơ thể. Tuy nhiên tốt nhất bạn nên tham khảo và kiểm tra sức khỏe cùng với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn những bài tập phù hợp.
Thuốc giảm đau
Thuốc giảm đau là một yếu tố quan trọng trong quá trình điều trị bệnh ung thư bàng quang. Tùy thuộc vào từng giai đoạn bệnh và mức độ phát triển bệnh lý, những cơn đau và vị trí đau cũng khác nhau. Chính vì thế bạn cần xác định rõ ràng và thảo luận với bác sĩ về những cơn đau. Điều này sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác, đồng thời kê đơn thuốc giảm đau phù hợp, mang lại hiệu quả cao.
Việc sống với ung thư bàng quang (đặc biệt ung thư giai đoạn 4) và đưa ra quyết định điều trị thường rất khó khăn. Tuy nhiên điều này sẽ có lợi hơn nếu bạn có được càng nhiều thông tin càng tốt về căng bệnh này.
Bên cạnh những chuyên gia chăm sóc sức khỏe, các nhóm vận động nói chung được xem là một nguồn thông tin tuyệt vời. Các nhóm vận động này có thể bao gồm: Thành viên trong gia đình, bạn bè, những người khác bị ung thư bàng quang giai đoạn di căn (giai đoạn 4) thường có thể cung cấp thông tin và hỗ trợ cho bạn về mặt cảm xúc. Điều này giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn. Một người có tinh thần thoải mái, không căng thẳng, không áp lực sẽ hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị bệnh ung thư, giúp cơ thể và những triệu chứng không phát triển theo chiều hướng xấu.
Ung thư bàng quang ở từng giai đoạn, đặc biệt là giai đoạn 4 có thể khác nhau đối với mỗi người và tỉ lệ sống sót chỉ là con số được ước tính. Bên cạnh đó quá trình điều trị thường mang lại kết quả tốt trong việc tiêu diệt bệnh lý và rất hiệu quả trong việc làm giảm các triệu chứng bệnh, mang lại một cuộc sống tốt cho tất cả mọi người. Chính vì thế khi nhận thấy cơ thể có nhiều dấu hiệu bất thường, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị kịp thời, nâng cao tỷ lệ sống sót.
Bài viết trên đây là những thông tin xoay quanh vấn đề “Ung thư bàng quang sống được bao lâu? Người bệnh nên làm gì?”. Tuy nhiên những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo. Do đó nếu có thắc mắc về vấn đề nào, người bệnh nên liên hệ trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp cụ thể. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán và phương pháp điều trị thay cho bác sĩ có chuyên môn.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
- Chẩn đoán và phác đồ điều trị ung thư bàng quang
- Ung thư bàng quang có thể di truyền từ người thân không?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!