Viêm bàng quang ở nữ giới có dấu hiệu như thế nào? Điều trị ra sao?

Do giải phẫu hệ thống sinh sản đặc biệt nên viêm bàng quang thường xuất hiện ở nữ giới nhiều hơn nam giới. Bên cạnh đó, viêm bàng quang ở nữ còn phát sinh do các nguyên nhân như mang thai, mãn kinh, có tiền sử nhiễm trùng đường tiết niệu,… Để phát hiện và điều trị kịp thời, bạn cần chú ý những dấu hiệu tiềm ẩn của cơ thể.

viêm bàng quang ở nữ giới
Các dấu hiệu nhận biết viêm bàng quang ở nữ giới

Thống kê đến hết năm 2020 đã có hơn 2 triệu sản phẩm Detox Orgreen được khách hàng sử dụng và phản hồi tích cực. Hầu hết người dùng đều đánh giá cao hiệu quả giải độc, hạ men gan của Detox Orgreen...

Viêm bàng quang ở nữ giới có dấu hiệu như thế nào?

Viêm bàng quang là thuật ngữ đề cập đến tình trạng niêm mạc bàng quang bị sưng viêm. Tình trạng này có xu hướng xuất hiện chủ yếu ở nữ giới do giải phẫu hệ thống sinh sản.

Ở nữ giới, hậu môn, niệu đạo và âm đạo rất gần nhau. Do đó, vi khuẩn từ hậu môn, âm đạo có thể xâm nhập vào niệu đạo và di chuyển bàng quang.

1. Dấu hiệu nhận biết

Khi viêm bàng quang ở nữ giới xuất hiện, bạn sẽ nhận thấy các dấu hiệu sau:

viêm bàng quang cấp ở phụ nữ
Viêm bàng quang có thể gây ra các triệu chứng như đau bụng dưới, nóng rát khi đi tiểu, tiểu nhắt,…
  • Đau rát khi đi tiểu
  • Luôn cảm thấy buồn tiểu
  • Không thể thải trừ hoàn toàn lượng nước tiểu trong bàng quang
  • Tăng tần suất đi tiểu vào ban đêm
  • Khó tiểu
  • Tiểu nhắt
  • Máu trong nước tiểu
  • Đau bụng dưới

Bên cạnh những triệu chứng ở đường tiết niệu, một số trường hợp bệnh nặng có thể phát sinh những triệu chứng toàn thân, như:

  • Sốt
  • Ớn lạnh
  • Mệt mỏi
  • Đau sườn

2. Nguyên nhân

Như đã đề cập ở trên, nguyên nhân chủ yếu gây ra viêm bàng quang ở nữ giới là do khoảng cách từ hậu môn đến niệu quản ngắn. Bên cạnh đó, có một số yếu tố khác có thể tăng nguy cơ mắc bệnh lý này, bao gồm:

  • Quan hệ tình dục: Hoạt động tình dục có thể đẩy vi khuẩn từ âm đạo lây lan qua niệu quản và đi sâu vào bàng quang.
  • Tiền sử nhiễm trùng đường tiết niệu: Người từng có tiền sử nhiễm trùng đường tiết niệu có nguy cơ cao mắc phải bệnh viêm bàng quang.
  • Sử dụng biện pháp tránh thai: Dùng bao cao su có chất diệt tinh trùng hay sử dụng màng ngăn có thể gây kích ứng và tổn thương bàng quang.
  • Vi khuẩn Escherichia coli (E. coli): E. coli là vi khuẩn chủ yếu gây ra viêm bàng quang (chiếm khoảng 75 – 95%). Một số trường hợp ít phổ biến hơn có thể do các vi khuẩn như Klebsiella pneumonia, Proteus mirabilis và Straphylococcus saprophyticus,…
  • Do các bệnh lý khác: Người mắc bệnh đái tháo đường, suy thận hoặc có cấu trúc bất thường ở đường tiết niệu có nguy cơ cao mắc bệnh viêm bàng quang.
  • Thuốc: Sử dụng một số loại thuốc trong thời gian dài có thể gây tổn thương ở các cơ quan thải trừ thuốc (thận, bàng quang,…).
  • Dị ứng sản phẩm: Các sản phẩm dành riêng cho vùng kín (dung dịch vệ sinh phụ nữ, thuốc diệt tinh trùng, gel bôi trơn,…) có thể là nguyên nhân gây viêm bàng quang.
  • Mang thai: Viêm bàng quang khi mang thai là tình trạng rất phổ biến. Tử cung đè nén lên bàng quang chính là nguyên nhân trực tiếp khiến thành bàng quang bị tổn thương.
  • Sử dụng ống thông tiểu trong một thời gian dài: Việc sử dụng ống thông tiểu trong một thời gian dài có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển trong đường tiết niệu.
  • Mãn kinh: Phụ nữ mãn kinh rất dễ gặp phải tình trạng viêm bàng quang do nội tiết tố giảm mạnh.

3. Biến chứng

Khi được điều trị kịp thời và đúng cách, viêm bàng quang ít khi dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên nếu chậm trễ trong việc điều trị, tình trạng có thể chuyển biến nặng nề và gây ra các biến chứng như:

  • Nhiễm trùng thận: Vi khuẩn ở niêm mạc bàng quang có thể đi ngược lên thận và gây nhiễm trùng ở cơ quan này. Nhiễm trùng thận hay còn gọi là viêm bể thận. Nhiễm trùng thận không được điều trị kịp thời có thể làm hư thận vĩnh viễn.
  • Máu trong nước tiểu: Với bệnh nhân viêm bàng quang, tiểu máu vi thể có thể xuất hiện trong nước tiểu và chỉ nhìn thấy qua kính hiển vi. Tuy nhiên với trường hợp viêm bàng quang do dùng thuốc hóa trị, bạn có thể nhận thấy nước tiểu có màu đỏ, nâu hoặc hồng.

Chẩn đoán viêm bàng quang ở nữ giới

Trước khi thực hiện các xét nghiệm, bác sĩ sẽ xác định xem bạn có thai hay không. Bên cạnh đó, bạn cần trình bày rõ các triệu chứng lâm sàng, tiền sử bệnh lý của bản thân và gia đình để bác sĩ khoang vùng các khả năng có thể xảy ra.

nguyên nhân viêm bàng quang ở phụ nữ
Xét nghiệm nước tiểu giúp bác sĩ xác định sự hiện diện của các dấu hiệu nhiễm trùng (máu, vi khuẩn, mủ,…)

Sau khi nghi ngờ bạn bị viêm bàng quang, bác sĩ có thể đề nghị:

  • Phân tích nước tiểu: Mẫu nước tiểu có thể giúp bác sĩ xác định sự hiện diện của các dấu hiệu nhiễm trùng (máu, vi khuẩn, mủ,…). Trong trường hợp có hiện diện vi khuẩn, nuôi cấy nước tiểu có thể được thực hiện nhằm xác định loại vi khuẩn gây bệnh.
  • Nội soi bàng quang: Nội soi là phương pháp sử dụng ống nhỏ có chứa camera để quan sát các cơ quan bên trong cơ thể. Ống nội soi được đưa qua niệu quản và đi sâu vào bàng quang. Hình ảnh từ nội soi cho phép bác sĩ quan sát được các dấu hiệu bất thường ở cơ quan này.
  • Sinh thiết: Bác sĩ cũng có thể sinh thiết mô bàng quang thông qua phương pháp nội soi.
  • Xét nghiệm hình ảnh: Siêu âm, X-quang, CT, MRI có thể được thực hiện nếu không tìm thấy dấu hiệu nhiễm trùng. Hình ảnh từ các xét nghiệm này có thể giúp bác sĩ phát hiện các nguyên nhân tiềm ẩn như khối u hay cấu trúc bất thường.

Điều trị viêm bàng quang ở nữ giới

Viêm bàng quang ở nữ giới được điều trị vào nguyên nhân cụ thể.

Đối với trường hợp bị viêm bàng quang do vi khuẩn, bác sĩ sẽ đề nghị bạn dùng kháng sinh. Nếu bệnh lý do các nguyên nhân khác, phương pháp sẽ được chỉ định tùy vào từng trường hợp.

1. Điều trị viêm bàng quang do vi khuẩn

Kháng sinh là lựa chọn tối ưu trong điều trị viêm bàng quang do vi khuẩn. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ dựa vào triệu chứng cụ thể, loại vi khuẩn và tình trạng sức khỏe để chỉ định loại thuốc thích hợp.

bệnh viêm bàng quang ở nữ giới
Thốc kháng sinh là lựa chọn tối ưu trong điều trị viêm bàng quang do vi khuẩn

Các triệu chứng thường thuyên giảm sau khoảng vài ngày dùng thuốc. Tuy nhiên bạn cần dùng thuốc từ 3 – 7 ngày để điều trị dứt điểm nhiễm trùng. Ngưng thuốc đột ngột có thể khiến nhiễm trùng tái phát trở lại.

Nếu bạn bị viêm bàng quang tái phát, bác sĩ có thể đề nghị bạn dùng kháng sinh trong thời gian lâu hơn. Trong trường hợp viêm bàng quang tái phát thường xuyên, bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm nhằm xác định có cấu trúc bất thường ở đường tiết niệu hay không.

2. Điều trị viêm bàng quang không nhiễm trùng

Nếu bạn quá nhạy cảm với thành phần trong các sản phẩm như sữa tắm, chất diệt tinh trùng, dung dịch vệ sinh phụ nữ,… Bạn cần loại bỏ những sản phẩm này và liên hệ với bác sĩ để được tư vấn sản phẩm dịu nhẹ, ít kích ứng.

Trong trường hợp viêm bàng quang do dùng thuốc trong một thời gian dài. Bạn có thể trao đổi với bác sĩ để thay thế bằng một phương pháp khác. Nếu bạn đang điều trị ung thư, bác sĩ có thể làm giảm triệu chứng viêm bàng quang bằng các loại thuốc giảm đau.

Viêm bàng quang do mang thai sẽ thuyên giảm sau khi sinh nở. Để cải thiện các triệu chứng trong thời gian thai kỳ, bạn nên luyện tập thể thao và uống nhiều nước để đào thải vi khuẩn ra bên ngoài.

Nếu bị viêm bàng quang do mãn kinh, bác sĩ có thể đề nghị bạn sử dụng kem estrogen chuyên biệt cho âm đạo để cải thiện.

Khắc phục viêm bàng quang ở nữ giới ngay tại nhà

Triệu chứng của viêm bàng quang có thể gây ra cảm giác khó chịu và mệt mỏi. Để cải thiện các triệu chứng này, bạn có thể thực hiện những biện pháp sau đây:

viêm bàng quang nữ giới
Uống nhiều nước giúp làm loãng nước tiểu và giảm các triệu chứng do viêm bàng quang gây ra
  • Chườm nóng: Sử dụng túi chườm đặt ở bụng dưới có thể làm giảm cơn đau có mức độ nhẹ đến trung bình. Nên thực hiện mỗi khi cơn đau xuất hiện hoặc thực hiện đều đặn 2 lần/ ngày.
  • Uống nhiều nước: Bổ sung đủ nước sẽ làm loãng nước tiểu và tăng tần suất đi tiểu. Khi tiểu tiện, vi khuẩn có thể đi theo nước tiểu ra bên ngoài và làm giảm triệu chứng ở bàng quang.
  • Sử dụng thuốc giảm đau không kê toa: Trong trường hợp biện pháp chườm nóng không cải thiện được cơn đau, bạn có thể sử dụng thuốc không kê toa để khắc phục. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng thuốc khi thực sự cần thiết và không dùng thuốc hơn 10 ngày nếu không có yêu cầu từ bác sĩ.

Viêm bàng quang thường xảy ra ở nữ giới và có xu hướng tái phát nhiều lần. Do đó bên cạnh việc điều trị, bạn cần thực hiện những biện pháp phòng tránh để hạn chế tình trạng tái phát.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Cách phục hồi chức năng bàng quang tốt nhất 2023

Hầu hết người bệnh có thể tự phục hồi chức năng bàng quang tại nhà bằng cách thay đổi lối...

Hình ảnh siêu âm viêm bàng quang

Siêu âm bàng quang như thế nào và thông tin cần biết

Siêu âm bàng quang giúp xác định được các bất thường, đặc điểm hình thái của bàng quang. Vậy phương...

Cần phải xây dựng kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm bàng quang như thế nào?

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm bàng quang nhanh khỏi

Bệnh nhân bị viêm bàng quang nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách có thể gây ra...

7 cách chữa viêm bàng quang tại nhà ít người biết

Viêm bàng quang là loại nhiễm trùng đường tiết niệu phổ biến nhất. Bệnh hình thành khi vi khuẩn xâm...

Viêm bàng quang có nguy hiểm không khi phát hiện muộn?

Hầu hết các trường hợp viêm bàng quang đều đáp ứng tốt với điều trị nội khoa và dứt điểm...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.