Viêm Amidan hốc mủ có nguy hiểm không?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Bệnh viêm amidan hốc mủ không phải là một bệnh lý quá nguy hiểm, nhưng sẽ gặp phải trường hợp nghiêm trọng nếu không được tiến hành thăm khám và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần lưu ý đến một số vấn đề trong suốt quá trình cải thiện bệnh lý.

Bệnh viêm amidan hốc mủ có nguy hiểm không? - Thắc mắc của nhiều bạn đọc
Bệnh viêm amidan hốc mủ có nguy hiểm không? – Thắc mắc của nhiều bạn đọc

Viêm Amidan hốc mủ có nguy hiểm không?

Viêm amidan hốc mủ là tình trạng amidan bị viêm mãn tính. Cấu trúc của amidan bị một số loại vi khuẩn, virus gây hại xâm nhập và định cư trong một thời gian dài, về lâu đã phát triển nên các khối gây viêm. Khi mắc bệnh, trên cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện một số triệu chứng như:

  • Hốc amidan xuất hiện các đốm mủ màu xanh hoặc trắng;
  • Amidan sưng to, đỏ và có nhiều tuyến dịch nhờn bám trên bề mặt;
  • Cổ họng luôn bị đau rát, ngứa ngáy khó chịu;
  • Miệng có mùi hôi;
  • Sốt nhẹ, thậm chí là sốt cao;
  • Toàn thân nhức mỏi, đau nhức.

Bệnh viêm amidan hốc mủ không phải bệnh lý nan y hay bệnh lý đe dọa đến tính mạng của con người. Nhưng nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như công việc và chế độ sinh hoạt hằng ngày. Những biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này có thể xảy ra một số như sau:

  • Biến chứng tại chỗ: Áp xe amidan là một trong những biến chứng cơ bản của bệnh amidan hốc mủ, gây ra chứng khó nuốt, khó nói, đặc biệt là gây khó khăn trong việc nuốt nước bọt.
  • Biến chứng kế cận: Khi khu vực viêm bị lan rộng sang khác vùng lân cận khác của hệ tai mũi họng có thể gây nên một số bệnh lý về răng miệng, viêm mũi, viêm xoang hay viêm tại nhĩ.
  • Biến chứng toàn thân: Ở một số đối tượng có thể có sự xuất hiện của chứng phù mặt, phù tay chân. Hoặc bị nhiễm khuẩn huyết, viêm thận, viêm khớp hay bị suy tim.

Để không gặp phải những triệu chứng không mong muốn trên, người bệnh nên nhanh chóng tìm ra những biện pháp điều trị phù hợp.

→Xem thêm: 5 món ăn hỗ trợ trị viêm xoang hay lại vô cùng dễ làm

Những triệu chứng nguy hiểm có thể xảy ra của bệnh viêm amidan hốc mủ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời
Những triệu chứng nguy hiểm có thể xảy ra của bệnh viêm amidan hốc mủ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời

Những phương pháp điều trị chứng viêm amidan hốc mủ

Với nền y học ngày càng hiện đại, hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh viêm amidan hốc mủ như: điều trị bằng thuốc Tây y, điều trị bằng thuốc Đông y hay cắt bỏ amidan. Tuy nhiên, mỗi phương pháp điều trị đều có ưu và nhược điểm riêng. Bên cạnh đó, việc lựa chọn phương pháp điều trị còn phụ thuộc vào mức độ phát triển của bệnh lý.

Điều trị bằng thuốc Tây y

Sử dụng thuốc Tây y để điều trị bệnh lý là một trong những phương pháp điều trị được đông đảo bệnh nhân áp dụng. Bệnh amidan hốc mủ cũng không phải ngoại lệ. Với ưu điểm là tiện lợi, không quá cầu kỳ, tác dụng nhanh, thuốc Tây y luôn là sự lựa chọn đầu tiên.

Một số loại thuốc được giới chuyên môn chỉ định để điều trị bệnh viêm amidan hốc mủ bao gồm:

  • Thuốc kháng sinh
  • Thuốc kháng sinh chống liên cầu khuẩn
  • Thuốc kháng viêm, sát khuẩn
  • Thế hạ sốt, giảm đau
  • Thuốc giảm ho
  • Thuốc giảm xung huyết
  • Thuốc giảm phù nề

Tuy nhiên, người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn. Thuốc chỉ được sử dụng để trị bệnh khi có chỉ định từ bác sĩ.

Sử dụng thuốc cải thiện các triệu chứng do bệnh viêm amidan hốc mủ gây ra theo chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn
Sử dụng thuốc cải thiện các triệu chứng do bệnh viêm amidan hốc mủ gây ra theo chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn

Điều trị bằng thuốc Đông y

Trị bệnh viêm amidan hốc mủ bằng các bài thuốc Đông y cũng được khá nhiều người áp dụng thay vì sử dụng các bài thuốc Tây y. Phương pháp này được đánh giá là an toàn, ít gây ra tác dụng phụ hơn nhưng công dụng của thuốc thường chậm hơn so với phương thuốc Tây y.

Dưới đây là một số bài thuốc Đông y, người bệnh có thể tham khảo và áp dụng điều trị để cải thiện bệnh lý:

  • Bài thuốc số 1: Dùng hoàng cầm, ngân hoa, cam thảo, ngưu bàng tử, bạc hà cùng với mã thầy với liều lượng bằng nhau. Đem tất cả nguyên liệu đã được liệt kê hợp thành một thang thuốc. Mỗi ngày sử dụng một thang thuốc trên sắc cùng với 1000 ml nước lọc, sắc cho đến khi lượng nước cô đặc còn lại phân nửa để dùng. Có thể chia thuốc thành 2 – 3 phần nhỏ để sử dụng trong ngày. Nên dùng thuốc khi thuốc còn nóng.
  • Bài thuốc số 2: Dùng kim ngân hoa, thổ phục linh, bạc hà, sinh cam thảo, dã cúc hoa và bắc sa sâm với liều lượng bằng nhau. Đem một thang thuốc trên sắc cùng với 500 – 600 ml nước lọc. Sắc cho đến khi lượng nước cô đặc còn lại khoảng 200 ml nước. Mỗi lần sử dụng một ít để ngậm súc miệng, mỗi ngày thực hiện 4 – 6 lần.

Phương pháp cắt amidan

Phẫu thuật cắt amidan là biện pháp điều trị cuối cùng và chỉ được tiến hành thực hiện khi có chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, không phải mọi trường hợp bệnh lý cũng đều có chỉ định cắt amidan, phương pháp này chỉ áp dụng cho các đối tượng mắc bệnh viêm amidan hốc mủ ở mức độ nghiêm trọng hay bệnh lý tái đi tái lại nhiều lần, các cơn đau nhức ê ẩm và có thể kéo dài trong một vài ngày.

Việc điều trị bằng thuốc cũng được yêu cầu sử dụng kết hợp để bệnh lý để cải thiện nhanh chóng và giúp phòng ngừa những biến chứng có thể gặp phải sau khi cắt amidan.

Một số lưu ý khi bị viêm amidan hốc mủ

Bên cạnh việc tiến hành điều trị bệnh viêm amidan hốc mủ, người bệnh cũng cần lưu ý đến một số chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, chẳng hạn như:

  • Luôn giữ vệ sinh răng miệng, họng bằng cách đánh răng mỗi ngày hai lần vào buổi sáng thức dậy là buổi tối trước khi đi ngủ hoặc súc miệng bằng nước muối ấm;
  • Sử dụng thuốc đúng thời gian, đúng lộ trình;
  • Nên sử dụng các thức ăn mềm, thức ăn không quá cứng để tránh làm tổn thương lên các vết thương để tránh tình trạng xuất huyết;
  • Bổ sung cho cơ thể những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng từ các loại rau xanh, củ quả tươi hay các loại thịt;
  • Nên uống nhiều nước và không nên uống nước đá quá nhiều nhất là khi thời tiết trở lạnh đột ngột;
  • Nâng cao sức khỏe bằng các bài tập phù hợp với mức độ bệnh lý đang mắc phải;
  • Sử dụng khẩu trang và một số vật bảo hộ khác khi đi ra ngoài hoặc làm việc ở môi trường nhiều khói bụi;
  • Tiến hành thăm khám để biết rõ mức độ bệnh lý, để từ đó tự đề ra những phương pháp điều trị phù hợp.

Tóm lại, bệnh viêm amidan hốc mủ không phải là bệnh lý quá nguy hiểm hay đe dọa đến tính mạng con người nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Nếu bạn đang cảm thấy bệnh viêm amidan đang có những dấu hiệu trở nặng và sắp bước qua bệnh viêm amidan hốc mủ, tốt nhất bạn nên nhanh chóng tìm đến những cơ sở khám chữa bệnh để gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Những thông tin được chúng tôi cung cấp trong bài viết chỉ mang giá trị tham khảo. Hy vọng bài viết này sẽ có ích cho bạn đọc.

Thuocdantoc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Có thể bạn quan tâm

Cắt amidan: Phương pháp, rủi ro trong và sau phẫu thuật

Cắt amidan là một trong những phẫu thuật phổ biến dùng để điều trị nhiễm trùng hoặc viêm amidan. Biện...

Bệnh viêm amidan hốc mủ có lây không?

Bệnh viêm amidan hốc mủ có phải là bệnh lây nhiễm không, lây qua con đường nào là một trong...

Viêm amidan cấp: Dấu hiệu nhận biết và điều trị

Viêm amidan cấp khiến bệnh nhân thường xuyên có cảm giác khó chịu, đau rát ở họng, làm ảnh hưởng...

Amidan chảy máu có phải dấu hiệu của bệnh nguy hiểm?

Hiện tượng amidan chảy máu là dấu hiệu cho thấy amidan của bạn đang gặp vấn đề bất thường. Nếu...

Amidan có thể mọc và phát triển lại sau khi phẫu thuật cắt bỏ?

Amidan có thể sẽ mọc trở lại ngay cả khi bạn đã tiến hành phẫu thuật cắt bỏ. Tuy nhiên,...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *