Bị viêm amidan có nên ngậm nước muối?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Ngậm nước muối khi bị viêm amidan nhằm làm giảm triệu chứng đau rát và viêm sưng do bệnh gây ra là phương pháp được rất nhiều người biết đến và áp dụng tại nhà. Vậy ngậm nước muối khi bị viêm amidan có an toàn và hiệu quả không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc trên.

Ngậm nước muối có tác dụng làm giảm nhanh các triệu chứng do viêm amidan gây ra
Ngậm nước muối có tác dụng làm giảm nhanh các triệu chứng do viêm amidan gây ra

Bị viêm amidan có nên ngậm nước muối không?

Viêm amidan là căn bệnh được hình thành khi amidan bị các tác nhân gây hại như vi khuẩn, virus tấn công gây viêm sưng, đau rát. Bệnh khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày. Ngậm nước muối khi bị viêm amidan giúp hỗ trợ điều trị bệnh là một trong những cách rất an toàn, hiệu quả được bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng.

Muối là nguyên liệu rất quen thuộc trong gian bếp của mỗi gia đình. Thành phần khoáng chất bên trong muối có khả năng kháng khuẩn và kháng viêm rất mạnh thường được sử dụng để giảm ngứa, ngừa viêm nhiễm,…  Khi bị viêm amidan, nếu người bệnh sử dụng nước muối súc họng mỗi ngày sẽ có tác dụng ức chế và tiêu diệt các vi khuẩn, virus gây hại tồn tại bên trong các hốc amidan, loại bỏ tình trạng viêm nhiễm.

Đồng thời, thành phần tinh chất bên trong muối còn có tác dụng thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu, loại bỏ axit và phục hồi tổn thương ở vòm họng do viêm amidan gây ra.

Cách ngậm nước muối hỗ trợ điều trị viêm amidan

Bạn có thể sử dụng muối để hỗ trợ điều trị viêm amidan và làm giảm các triệu chứng do bệnh gây ra bằng cách súc họng bằng nước muối hoặc ngậm trực tiếp muối hạt.

Súc họng bằng nước muối

Súc họng bằng nước muối chữa viêm amidan là phương pháp rất đơn giản và dễ thực hiện. Bạn có thể mua nước muối sinh lý tại các hiệu thuốc Tây hoặc tự pha nước muối tại nhà để sử dụng đều mang lại hiệu quả khá tốt. Cách pha nước muối súc họng rất đơn giản, bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:

– Cách thực hiện:

  • Lấy một muỗng muối cho vào một cốc nước ấm, khuấy đều đến khi tan hết.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, sử dụng nước muối để súc họng thật kỹ
  • Khi súc họng, người bệnh nên ngửa họng ra phía sau để thành phần tinh chất bên trong muối có thể thấm vào thành họng và phát huy tác dụng.
  • Thực hiện súc nước muối nhiều lần cho đến khi cổ họng có cảm giác dễ chịu.
  • Sau đó dùng nước lọc súc lại nhằm làm sạch họng và loại bỏ vi khuẩn gây hại ra bên ngoài.
  • Áp dụng cách này từ 3 – 4 lần/ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Nên ngửa cổ ra sau khi súc họng bằng nước muối
Nên ngửa cổ ra sau khi súc họng bằng nước muối

Ngậm trực tiếp muối hạt trong họng

Bên cạnh việc pha nước muối để súc họng thì bạn cũng có thể ngậm trực tiếp muối hạt cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh rất an toàn và hiệu quả. Cách thực hiện rất đơn giản, bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:

– Cách thực hiện:

  • Ngửa đầu ra phía sau, há miệng thật to.
  • Lấy một ít muối hạt rắc trực tiếp vào họng.
  • Để yên như vậy khoảng 5 phút, tình trạng đau rát cổ họng sẽ dần thuyên giảm.
  • Bạn có thể áp dụng cách này nhiều lần trong ngày để nâng cao hiệu quả mang lại

Một số lưu ý khi ngậm nước muối trị viêm amidan

Khi áp dụng phương pháp ngậm nước muối hỗ trợ điều trị viêm amidan thì người bệnh cần phải lưu ý một số điều dưới đây để đảm bảo an toàn và hiệu quả mang lại:

  • Người bệnh nên ngậm nước muối từ 4 – 5 lần/ngày, chú ý thực hiện vào mỗi buổi sáng thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ để mang lại hiệu quả tốt nhất. Không nên sử dụng nước muối để súc miệng với nồng độ quá cao, chúng sẽ gây tổn thương đến lớp niêm mạc họng và ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Để đảm bảo an toàn và hiệu quả mang lại, người bệnh nên súc miệng thật sạch trước khi thực hiện ngậm nước muối và súc lại bằng nước sạch sau đó nhằm loại bỏ vi khuẩn, chất thải gây hại ra bên ngoài.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể giúp tăng cường sức khỏe và đẩy nhanh tốc độ hồi phục bệnh. Nên tăng cường sử dụng thực phẩm giàu vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể và phục hồi tổn thương do bệnh gây ra.
  • Không nên uống nước đá lạnh và sử dụng đồ ăn cay nóng chứa nhiều gia vị gây kích ứng đến vùng họng, gia tăng nguy cơ viêm sưng khiến tình trạng bệnh tồi tệ hơn. Tuyệt đối không được sử dụng các loại đồ uống có cồn và chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá,… chúng sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và quá trình phục hồi bệnh.
  • Người bệnh có thể duy trì thói quen súc nước muối mỗi ngày để sát khuẩn, làm sạch họng, ngăn ngừa bệnh viêm amidan tái phát và các bệnh lý về đương hô hấp khác. Ở những trường hợp viêm amidan chuyển biến nặng gây sốt, tái phát nhiều lần thì người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa, tiến hành thăm khám và phác đồ điều trị phù hợp để nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh.
Tăng cường sử dụng thực phẩm giàu vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể
Tăng cường sử dụng thực phẩm giàu vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể

Khi bị viêm amidan, ngậm nước muối chỉ có tác dụng làm giảm và xoa dịu các triệu chứng của bệnh chứ không thể tác động vào nguyên căn để điều trị bệnh triệt để. Tốt nhất, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám kết hợp điều trị chuyên khoa để nâng cao hiệu quả mang lại.

Thuocdantoc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Có thể bạn quan tâm:

Tìm hiểu các phương pháp tự nhiên dùng để điều trị sỏi amidan

Tự điều trị sỏi amidan tại nhà với 10 phương pháp tự nhiên

Nếu bị sỏi amidan nặng, bạn sẽ cần đến sự can thiệp của bác sĩ. Tuy nhiên, khi bệnh đang...

Cắt amidan xong có được đánh răng không? Nên làm gì?

Vệ sinh răng miệng đúng cách có thể giúp ích cho quá trình hồi phục của bệnh nhân sau cắt...

Trẻ nhỏ dưới 3 tuổi có nên cắt amidan không? Cần lưu ý gì?

Trẻ dưới 3 tuổi có nên cắt amidan không? Cần lưu ý những gì?

Ở trẻ nhỏ, nhất là những trẻ dưới 3 tuổi, hệ miễn dịch của cơ thể chưa được phát triển...

Viêm amidan có cần uống kháng sinh? Lời khuyên từ bác sĩ

Hầu hết người bệnh đều lựa chọn thuốc kháng sinh làm giải pháp chữa bệnh đầu tiên. Tuy nhiên, không...

Phân biệt bệnh viêm amidan và viêm VA

Viêm amidan và viêm VA khác nhau như thế nào?

Viêm amidan và viêm VA đều là những bệnh tai mũi họng thường gặp ở trẻ em. Mặc dù có...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.