Viêm amidan: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Viêm amidan là tình trạng nhiễm trùng của amidan họng, thường xảy ra ở trẻ nhỏ từ 4 – 7 tuổi, hiếm khi gặp ở trẻ dưới 2 tuổi và những người trên tuổi 40. Nắm rõ những thông tin về bệnh sẽ giúp bạn xác định được hướng điều trị chính xác cũng như có thể chủ động đề ra được các biện pháp ngăn ngừa nguy cơ mắc chứng bệnh này.

Viêm amidan: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Tìm hiểu nguyên nhân gây viêm amidan, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa

Bệnh viêm amidan là gì?

Amidan là một bộ phận thuộc hệ bạch huyết, có tác dụng ngăn chặn, đào thải các độc tố và các vi sinh vật gây hại cho cơ thể của bạn. Chúng thực hiện chức năng này bằng cách cản các tác nhân gây hại và đưa vào hệ bạch huyết để được trung hòa. Tuy nhiên, khi các vi khuẩn và virus tấn công từ đường miệng hoặc mũi bị kẹt lại ở amidan thì ngay lập tức hệ miễn dịch sẽ bắt đầu tiết ra các chất nhằm tiêu diệt các vi khuẩn và virus này, từ đó kích thích các phản ứng viêm gây sốt và sưng dẫn đến viêm amidan.

Hiểu một cách đơn giản, viêm amidan chính là tình trạng amidan bị viêm do sự xâm nhập của các vi khuẩn và virus làm kích thích các phản ứng viêm gây sưng đau. Đây là bệnh khá phổ biến, đa số mỗi người đều sẽ trải qua ít nhất một lần trong đời. Bệnh thường xảy ra ở đối tượng từ 4 – 7 tuổi, những người trong độ tuổi từ 15 – 25 cũng có thể gặp phải tình trạng này nhưng bệnh có xu hướng giảm khi già đi.

Nguyên nhân gây bệnh viêm amidan

Viêm amidan có thể do vi khuẩn hoặc virus gây ra nhưng thường thì các virus là nguyên nhân gây bệnh phổ biến. Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh có thể kể đến bao gồm:

♦ Bị viêm amidan do virus:

Bị viêm amidan do virus do các yếu tố chủ yếu sau đây:

  • Do virus gây cảm lạnh (rhovirus, adenovirus)
  • Mắc bệnh bạch cầu đơn nhân truyền nhiễm
  • Nhiễm virus Cytomegalovirus
  • Bị sởi
  • Virus Herpes simplex
  • Nhiễm virus Epstein – Barr

♦ Viêm amidan do vi khuẩn:

Những trường hợp bị viêm amidan do vi khuẩn thường bắt nguồn từ các nguyên nhân như sau:

  • Bị ho gà.
  • Nhiễm tụ cầu khuẩn.
  • Viêm họng do liên cầu khuẩn.
  • Bị viêm phổi do vi khuẩn.

Ngoài ra bị ung thư amidan hoặc bị các vấn đề khác về amidan cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh, nhưng những trường hợp này thường rất hiếm gặp. Những yếu tố gây viêm amidan mà chúng tôi kể trên là một danh sách không đầy đủ, tùy vào môi trường sống và cơ địa của mỗi người mà bệnh có thể do nhiều nguyên nhân khác nữa gây ra.

Đối tượng nguy cơ bệnh viêm amidan

Bệnh viêm amidan có thể hình thành và phát triển ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên theo kết quả thống kê, thanh thiếu niên và trẻ em thuộc nhóm đối tượng dễ mắc bệnh hơn so với các nhóm đối tượng khác.

Đường lây truyền bệnh viêm amidan

Phần lớn nguyên nhân khiến bệnh viêm amidan xuất hiện là do vi khuẩn gây ra. Chính vì thế bệnh lý này có thể lây truyền từ cơ thể người bệnh sang người khỏe mạnh.

Để chủ động hơn trong việc phòng ngừa bệnh viêm amidan, bạn cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa phù hợp. Đồng thời hạn chế tiếp xúc hoặc bảo vệ bản thân khi đến gần hoặc tiếp xúc với người đang mắc bệnh viêm amidan.

Phân loại viêm amidan và triệu chứng

Đau họng là triệu chứng phổ biến của viêm amidan
Đau họng là triệu chứng phổ biến của viêm amidan

1. Triệu chứng chung

Các triệu chứng của viêm amidan có xu hướng xuất hiện nhanh và sẽ hết trong khoảng 2 tuần mà không cần phải áp dụng đến bất cứ biện pháp điều trị nào. Những biểu hiện phổ biến khi bị viêm amidan bao gồm:

  • Đau họng, có cảm giác khó nuốt khi ăn uống
  • Amidan bị sưng, đỏ
  • Xuất hiện chất dịch màu trắng hoặc các đốm nhỏ trên bề mặt amidan.
  • Các hạch bạch huyết (chủ yếu là vùng cổ) bị sưng lên.
  • Cơ thể bị sốt, đau đầu, cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi.
  • Khó nói, giọng nói bị bóp nghẹt lại.

Ngoài các biểu hiện trên, bệnh còn có thể có nhiều biểu hiện khác nữa tùy vào nguyên nhân gây bệnh, các thể viêm amidan và thể trạng của mỗi người. Để xác định chính xác mình có bị viêm amidan hay không thì tốt nhất là bạn nên tìm gặp các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và chẩn đoán khi thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường.

2. Triệu chứng theo từng thể

Bệnh viêm amidan được chia thành 2 thể, bao gồm viêm amidan cấp tính và viêm amidan mãn tính. Ở mỗi thể sẽ có từng đặc điểm và triệu chứng như sau:

Đối với thể cấp tính

Bệnh viêm amidan cấp tính thường xuất hiện ở những đối tượng có độ tuổi từ 3 – 4 tuổi trở lên. Bệnh xuất hiện cùng với những triệu chứng khó chịu sau:

  • Khẩu cái bị sung huyết (có dấu hiệu sưng và đỏ lên). Đồng thời tiết ra nhiều dịch. Tình trạng này được xác định là triệu chứng điển hình đối với giai đoạn đầu của tình trạng viêm nhiễm.
  • Sốt cao.
  • Trên bề mặt của amidan xuất hiện các đốm có màu vàng hoặc màu trắng.
  • Tại hàm và cổ nổi hạch bạch huyết.
  • Nhức đầu.
  • Đau tai.

Đối với thể mãn tính

Khác với thể cấp tính, bệnh viêm amidan mãn tính xuất hiện với những triệu chứng không điển hình và tương đối nghèo nàn. Thể mãn tính thể hiện cho tình trạng viêm sưng tái đi tái lại nhiều lần. Những triệu chứng của bệnh khá giống với thể viêm amidan cấp tính nhưng có kèm thêm các dấu hiệu được liệt kê dưới đây:

  • Người bệnh có hơi thở hôi là triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm amidan. Đối với triệu chứng này, mặc dù đã được vệ sinh răng miệng đều đặn và sạch sẽ nhưng hơi thở của bệnh nhân vẫn có mùi hôi khó chịu.
  • Khi nuốt bệnh nhân sẽ cảm nhận được tình trạng vướng víu xảy ra ở cổ họng.
  • Bệnh xuất hiện trên nền thể trạng kém, bệnh nhân gầy yếu có thể xuất hiện cơn sốt về chiều.
  • Ho khan từng cơn. Đặc biệt cơn ho xảy ra và kéo dài vào mỗi buổi sáng sau khi ngủ dậy.
  • Do ho nhiều nên cổ họng tổn thương và tạo ra cảm giác đau rát, giọng nói thay đổi.
  • Đối với bệnh nhân là trẻ nhỏ, bệnh gây ra một số triệu chứng khác bao gồm chảy nước dãi do tăng tiết dịch, quấy khóc, thở khò khè, chán ăn và nghe thấy tiếng khi ngủ.

Ngoài ra đối với một số trường hợp, tình trạng viêm khiến amidan sưng to đến nỗi bộ phận này đè nén và gây chẹn họng, đồng thời khiến bệnh nhân khó thở.

Biến chứng viêm amidan

Đa số các trường hợp bị viêm amidan thường sẽ tự khỏi và không gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng đến sức khỏe. Nhưng nếu bệnh ở mức độ nặng, hay tái phát sau khi được chữa trị thì chúng có khả năng gây ra các biến chứng nguy hiểm, cụ thể:

  • Viêm tai giữa
  • Bị áp xe màng bụng
  • Ngưng thở khi ngủ

Ngoài ra, viêm amidan còn có thể gây ra nhiều biến chứng khác mà không được chúng tôi đề cập đến ở đây. Do đó, bạn không được có thái độ chủ quan mà cần phải có các xử lý kịp thời nếu bản thân bị mắc bệnh.

Biến chứng viêm amidan
Ngưng thở khi ngủ là biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm amidan

Chẩn đoán viêm amidan

Để chẩn đoán viêm amidan, trước tiên các bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng sức khỏe và xem xét tiền sử bệnh lý của bạn. Nếu có các triệu chứng của viêm họng do liên cầu khuẩn như sốt, sưng hạch vùng cổ, không ho, xuất tiết amidan… thì bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu dịch trong amidan và nuôi cấy trong môi trường đặc biệt để xác minh có sự xuất hiện của các vi khuẩn hay không. Thông thường, biện pháp này cần mất từ 1 đến 2 ngày mới cho kết quả.

Tuy nhiên, với sự phát triển của nền y học hiện đại thì hiện nay đã có những phương pháp chẩn đoán mang lại kết quả nhanh chóng hơn, từ đó có thể đề ra các biện pháp điều trị sớm cho người bệnh.

Cách điều trị bệnh viêm amidan

Thông thường, với trường hợp viêm amidan cấp tính, các triệu chứng của bệnh sẽ tự khỏi sau khoảng 2 tuần xuất hiện, nhưng chúng lại gây ra những cảm giác đau đớn và khó chịu cho bệnh nhân. Chưa hết, nếu kéo dài mà không được điều trị bệnh sẽ có thể chuyển sang mãn tính, dễ tái phát lại nhiều lần hoặc gây ra nhiều biến chứng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vì vậy, nếu thấy có những biểu hiện bất thường, tốt nhất là bạn cần liên hệ với các bác sĩ để được chẩn đoán và tìm biện pháp chữa trị càng sớm càng tốt.

Để điều trị viêm amidan, chúng ta thường được chỉ định sử dụng những phương pháp như sau:

1. Điều trị bằng thuốc

Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh áp dụng các biện pháp và sử dụng các loại thuốc chuyên trị phù hợp. Cụ thể như sau:

♦ Bị viêm amidan do virus:

Nếu bạn bị bệnh do virus gây ra thì các biện pháp chữa trị thường tập trung vào việc giảm đau, tiêu sưng, hạ sốt bằng các loại thuốc kê đơn và không kê đơn.

  • Thuốc kê đơn: Các loại thuốc chống siêu vi
  • Các loại thuốc không kê đơn: Tylenol , Advil

Với các trường hợp này thì việc sử dụng kháng sinh sẽ không được chỉ định sử dụng vì chúng không thể tiêu diệt được các loại vi khuẩn gây hại mà chỉ làm xấu thêm tình trạng bệnh và sức khỏe của bạn.

♦ Viêm amidan do vi khuẩn:

Các loại thuốc kháng sinh sẽ được chỉ định cho các bệnh nhân sử dụng trong trường hợp bị viêm amidan do vi khuẩn. Những loại thuốc kháng sinh thường được dùng trong những trường hợp này bao gồm amoxicillin, penicillin. Nếu bị dị ứng với penicillin, các bác sĩ có thể chỉ định cho bạn dùng azithromycin, fluorquinolones… và các dẫn xuất sulfa để thay thế.

Trong trường hợp amidan bị sưng quá to làm cản trở hô hấp, các loại thuốc corticosteroid dạng uống sẽ được sử dụng. Vì những loại thuốc này thường gây ra nhiều tác dụng phụ nên trong quá trình sử dụng, bạn cần phải thận trọng và cần phải dùng đúng theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Điều trị viêm amidan bằng thuốc tây
Điều trị viêm amidan bằng thuốc tây

2. Phẫu thuật cắt amidan

Nếu bị viêm amidan mãn tính hoặc khi áp dụng các biện pháp điều trị khác không mang lại tác dụng, bạn sẽ được chỉ định phẫu thuật cắt amidan. Các biện pháp thường được áp dụng trong phẫu thuật cắt amidan bao gồm mổ siêu âm, dao mổ plasma với tần số cao, phẫu thuật “dao lạnh” truyền thống hoặc phẫu thuật điện.

Đây là cách điều trị được xem là khá hiệu quả và an toàn, được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và tránh gặp những vấn đề không mong muốn thì bạn cần phải trao đổi kỹ với các bác sĩ trước khi thực hiện phẫu thuật.

3. Trị viêm amidan bằng bài thuốc đông y hiệu quả, an toàn

Cho dù sử dụng thuốc tây y hay phẫu thuật để điều trị viêm amidan thì các phương pháp này đều có tính rủi ro. Người bệnh có thể gặp những tác dụng phụ, biến chứng không mong muốn gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe. Để điều trị viêm amidan tận gốc mà KHÔNG CẦN KHÁNG SINH, KHÔNG PHẪU THUẬT, người bệnh có thể tham khảo phương pháp đông y.

Hơn nữa, đông y cũng chú trọng trị bệnh từ gốc và dưỡng sinh, bồi bổ cơ thể nên luôn mang lại hiệu quả bền vững. Ngoài ra, việc sử dụng thảo dược tự nhiên lành tính cũng phù hợp dùng cho nhiều đối tượng. Đặc biệt an toàn với phụ nữ có thai, đang cho con bú, trẻ em, người cao tuổi…

Theo quan điểm của Đông y, viêm amidan là một trong những bệnh lý liên quan đến sự suy yếu của Phế hệ. Khi chính khí hư hao, phong hàn, phong nhiệt thừa cơ xâm nhập vào cơ thể đánh kết khô hầu hạch, mạch lạc bị cản trở, màng cơ bị thiêu đốt.

Cơ chế điều trị viêm amidan
Cơ chế điều trị viêm amidan

Cho nên người bệnh thường có các biểu hiện như đau rát họng, ho nhiều, có đờm, sốt cao…Để chữa viêm amidan, các bài thuốc đông y thường sử dụng thảo dược có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tuyên phế, tiêu viêm để loại bỏ gốc bệnh hoàn toàn, triệt tiêu các triệu chứng bệnh nhanh chóng. Thanh hầu bổ phế thang cũng là bài thuốc như vậy.

Thành phần của Thanh hầu bổ phế thang
Thành phần của Thanh hầu bổ phế thang

Tuy nhiên, bài thuốc vượt trội hơn ở chỗ kết hợp thảo dược rất đa dạng. Không chỉ có nhiều vị thuốc nổi trội trong đặc trị viêm amidan như kha tử, liên kiều, xích thược…, Thanh hầu bổ phế thang còn có cả các thảo dược giúp bồi can, dưỡng thận, lương huyết, hỗ trợ nâng cao thể trạng của người bệnh. Từ đó, hệ miễn dịch được tăng cường và có khả năng đẩy lùi các dị nguyên gây bệnh, giảm nguy cơ amidan bị tái viêm trở lại.

Người bệnh có thể yên tâm sử dụng Thanh hầu bổ phế thang để trị viêm amidan mà không lo phụ thuộc vào thuốc sau điều trị. Đồng thời, với khả năng nâng cao sức đề kháng, bài thuốc còn giúp người bệnh phòng ngừa được nhiều bệnh viêm đường hô hấp khác như viêm họng, viêm xoang, viêm phế quản…

Thanh hầu bổ phế thang giúp phòng ngừa nhiều bệnh hô hấp
Thanh hầu bổ phế thang giúp phòng ngừa nhiều bệnh hô hấp

Các biện pháp khắc phục bệnh tại nhà

Bên cạnh áp dụng các biện pháp điều trị đặc trị, áp dụng các biện pháp khắc phục bệnh tại nhà cũng sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng bệnh, khiến bạn dễ chịu hơn. Một số biện pháp bạn có thể thử bao gồm:

  • Uống trà gừng ấm thường xuyên
  • Hít popsicles hoặc sử dụng các thức uống mát lạnh.
  • Dùng các loại thuốc xịt họng chứa chất benzocaine.
  • Nên súc miệng bằng nước muối ấm hàng ngày để diệt vi khuẩn và làm sạch khoang miệng của bạn.
  • Chườm lạnh lên vùng cổ để giảm sưng và làm giảm đi cảm giác đau đớn.
  • Dùng máy phun sương để tạo độ ẩm trong không khí.

Ngoài ra, để khắc phục bệnh viêm amidan, người bệnh có thể có thể sử dụng một số loại thảo dược mang đặc tính kháng viêm để thúc đẩy quá trình chữa bệnh diễn ra suôn sẻ hơn. Đồng thời giúp giảm đau và giảm viêm.

1. Sử dụng lá húng chanh chữa viêm amidan

Tác dụng:

  • Kháng viêm, chống khuẩn
  • Ức chế hoạt động và tiêu diệt vi khuẩn gây hại nhờ chứa chất Colein và hoạt chất Cavaron
  • Thúc đẩy hoạt động của hệ miễn dịch
  • An thần, giúp người bệnh thư giãn và dễ ngủ.

Nguyên liệu:

  • Lá húng chanh
  • Đường phèn
  • Bạc hà
  • Tía tô
  • Gừng tươi
  • Muối.

Thực hiện cách 1: Nhai lá húng chanh

  • Rửa sạch vài lá húng chanh, để ráo nước
  • Nhai đồng thời lá húng chanh cùng với một vài hạt muối
  • Nhấp và nuốt từ từ để những dưỡng chất có thể thấm sâu vào cổ họng và phát huy tác dụng
  • Thực hiện 3 lần/ngày, liên tục trong 5 ngày.

Thực hiện cách 2: Uống nước lá húng chanh và đường phèn

  • Mang 20 gram lá húng chanh rửa sạch, để ráo nước
  • Cho lá húng chanh cùng 20 gram đường phèn vào cối và đập dập
  • Thêm 10ml nước sôi vào cối và khuấy đều cho đến khi tan
  • Chắt lấy phần nước thuốc để uống, không dùng bã
  • Ngậm và nuốt từ từ nước lá húng chanh để giảm đau, giảm sưng và giảm viêm
  • Thực hiện từ 3 – 4 lần/ngày.

Thực hiện cách 3: Kết hợp lá húng chanh với gừng, lá bạc hà và tía tô (áp dụng cho trường hợp viêm amidan có kèm theo chứng sốt và đau đầu)

  • Mang 15 gram lá húng chanh, 5 gram lá bạc hà, 8 gram lá tía tô và gừng tươi rửa sạch, để ráo nước
  • Cho lá húng chanh, lá bạc hà, lá tía tô và 3 lát gừng tươi vào nồi và sắc cùng với 2 chén nước lọc
  • Khi nước trong nồi cạn còn một nửa thì gạn lấy phần nước thuốc để uống
  • Chia nước thuốc thành 2 lần uống trong ngày
  • Sử dụng thuốc liên tục cho đến khi bệnh thuyên giảm.
Sử dụng lá húng chanh chữa viêm amidan
Sử dụng lá húng chanh chữa viêm amidan

2. Cách dùng tỏi điều trị bệnh viêm amidan

Tác dụng:

  • Hoạt chất allicin trong tỏi có khả năng kháng viêm cực mạnh
  • Ngăn ngừa sự xâm nhập và tác động của các loại vi khuẩn gây hại
  • Tăng sức đề kháng và nâng cao sức khỏe tổng thể
  • Giúp giảm đau và giảm sưng viêm.

Nguyên liệu:

  • 1 củ tỏi
  • 200ml sữa tươi.

Thực hiện cách 1: Uống sữa tỏi giảm sưng, viêm

  • Loại bỏ phần vỏ tỏi và mang đi rửa sạch
  • Cho tỏi vào cối và đập dập
  • Cho tỏi cùng với sữa tươi vào nồi, đun sôi khoảng 10 phút
  • Uống ngay khi sữa còn ấm nóng
  • Thực hiện 1 lần/ngày liên tục trong 5 ngày.

Thực hiện cách 2: Sử dụng tỏi nướng chữa viêm amidan

  • Nướng tỏi (còn nguyên vỏ) cho đến khi cháy xém và có mùi thơm nhẹ
  • Đợi tỏi nguội bớt, bóc bỏ phần vỏ
  • Trộn tỏi cùng với một ít muối và nước, sau đó mang đi giã nát
  • Chắt lấy phần nước cốt
  • Ngậm và nuốt nước cốt tỏi mỗi ngày một lần cho đến khi bệnh tình thuyên giảm.

Lưu ý an toàn:

  • Những người có huyết áp thấp, rối loạn tiêu hóa, bị tiểu đường, người có ý định phẫu thuật, người bị rối loạn đông máu không được khuyến cáo sử dụng tỏi để chữa bệnh.

3. Cách điều trị bệnh viêm amidan bằng rau diếp cá

Tác dụng:

  • Thanh nhiệt cơ thể, giải độc
  • Kích thích cơ thể sản sinh các tế bào hạch bạch huyết để hỗ trợ các hoạt động của hệ miễn dịch
  • Kháng viêm, tiêu viêm
  • Hỗ trợ điều trị bệnh viêm amidan, viêm họng, viêm xoang.

Nguyên liệu: 

  • Lá rau diếp cá
  • Cam thảo đất
  • Mật ong nguyên chất
  • Muối hạt.

Thực hiện cách 1: Kết hợp rau diếp cá và cam thảo

  • Rửa sạch 20 gram lá rau diếp cá
  • Cho lá diếp cá cùng 20 gram cam thảo vào nồi
  • Đun sôi thuốc cùng với 1 lít nước trong 45 phút
  • Chắt lấy nước thuốc để uống
  • Thực hiện mỗi ngày một lần.

Thực hiện cách 2: Kết hợp rau diếp cá và mật ong

  • Mang một nắm rau diếp cá rửa sạch với nước muối, để ráo nước
  • Tiến hành giã nát rau diếp cá và chắt lấy nước cốt
  • Trộn nước cốt rau diếp cá cùng 2 muỗng mật ong nguyên chất
  • Uống ngay khi vừa thực hiện
  • Người bệnh uống nước rau diếp cá và mật ong mỗi ngày một lần.

Thực hiện cách 3: Dùng rau diếp cá và muối hạt chữa viêm amidan

  • Mang một nắm rau diếp cá rửa sạch với nước muối, để ráo nước
  • Tiếp tục mang rau diếp cá giã nát với 1 thìa muối
  • Chắt lấy nước cốt, không sử dụng phần bã
  • Ngậm và nuốt từ từ nước cốt rau diếp cá
  • Thực hiện 2 lần mỗi ngày.
Cách điều trị bệnh viêm amidan bằng rau diếp cá
Cách điều trị bệnh viêm amidan bằng rau diếp cá

4.  Cách sử dụng mật ong nguyên chất điều trị bệnh viêm amidan

Tác dụng:

  • Làm dịu cảm giác đau rát tại vùng cổ họng
  • Cải thiện tình trạng sưng viêm, ho và viêm họng
  • Kháng khuẩn và sát trùng
  • Thúc đẩy quá trình làm lành vết thương.

Nguyên liệu:

  • Mật ong nguyên chất
  • Chanh tươi
  • Quất tươi
  • Gừng tươi.

Thực hiện cách 1: Kết hợp mật ong nguyên chất với gừng tươi

  • Cạo vỏ, rửa sạch và thái lát nửa củ gừng tươi
  • Cho gừng vào ly chứa 300ml nước sôi
  • Thực hiện hãm gừng trong 20 phút
  • Thêm 20ml mật ong nguyên chất vào ly, khuấy đều cho tan
  • Ngậm và nuốt từ ngụm nhỏ
  • Người bệnh uống trà gừng tươi và mật ong nguyên chất mỗi ngày một lần. Sử dụng liên tục cho đến khi bệnh tình thuyên giảm

Thực hiện cách 2: Kết hợp mật ong nguyên chất với chanh tươi

  • Hòa tan 10ml nước cốt chanh và 10ml mật ong nguyên chất trong 200ml nước ấm
  • Uống ngay khi nước chanh mật ong còn ấm nóng
  • Uống 2 lần mỗi ngày (buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ).

Thực hiện cách 3: Kết hợp mật ong nguyên chất với quất tươi

  • Rửa sạch và bổ đôi 5 quả quất tươi
  • Cho quất và 20ml mật ong nguyên chất vào chén, tiến hành chưng cách thủy trong 20 phút
  • Chia thuốc thành 2 lần dùng mỗi ngày, uống nước và ăn cả cái
  • Sử dụng sau mỗi bữa ăn 30 phút. Sau 7 ngày người bệnh sẽ nhận thấy bệnh tình thuyên giảm đáng kể.

Lưu ý an toàn:

  • Không sử dụng trà gừng mật ong cho những người bị nhiệt miệng lở loét, nóng trong
  • Không dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi.

5. Cách dùng lá hẹ chữa bệnh viêm amidan

Tác dụng:

  • Tán ứ, giải độc cơ thể
  • Điều trị ho, cảm lạnh, cảm mạo
  • Kháng viêm và chống khuẩn
  • Ức chế hoạt động và tiêu diệt vi khuẩn gây hại tại amidan
  • Hỗ trợ điều trị viêm amidan, giảm đau.

Nguyên liệu:

  • Lá hẹ
  • Mật ong nguyên chất
  • Gừng tươi
  • Đường phèn.

Thực hiện cách 1: Sử dụng lá hẹ và đường phèn trị viêm amidan

  • Mang 1 nắm lá hẹ rửa sạch, để ráo nước và thái thành từng khúc nhỏ
  • Cho 10 gram đường phèn và lá hẹ vào chén
  • Mang chén hỗn hợp hấp cách thủy trong 20 phút
  • Để nguội bớt, uống cả nước và ăn cả cái
  • Sử dụng lá hẹ và đường phèn 2 lần mỗi ngày, liên tục trong 5 ngày.

Thực hiện cách 2: Kết hợp lá hẹ, mật ong nguyên chất và gừng tươi

  • Cạo bỏ phần vỏ gừng, rửa sạch và thái lát
  • Rửa sạch 100 gram lá hẹ tươi, để ráo nước và cắt nhỏ
  • Cho lá hẹ, 3 lát gừng và 100 ml mật ong nguyên chất vào tô lớn, mang hấp cách thủy trong 20 phút
  • Để nguội bớt, chia thuốc thành 3 lần ăn mỗi ngày.
Cách dùng lá hẹ chữa bệnh viêm amidan
Cách dùng lá hẹ chữa bệnh viêm amidan

Bên cạnh những biện pháp nêu trên, người bệnh cũng cần phải chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày của mình. Vì một chế độ ăn uống lành mạnh và phù hợp sẽ cải thiện nhanh chóng tình trạng bệnh cũng như là tạo điều kiện cho việc điều trị diễn ra thuận lợi.

Biện pháp chăm sóc và phòng ngừa bệnh viêm amidan

Để rút ngắn thời gian điều trị bệnh và phòng ngừa bệnh viêm amidan tái phát / phát sinh, bạn cần áp dụng một số biện pháp đơn giản dưới đây:

  • Đánh răng và vệ sinh họng 2 lần mỗi ngày. Ngoài ra bạn cần thường xuyên sử dụng nước muối sinh lý để súc họng, súc miệng, rửa mũi và vệ sinh tai.
  • Thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Đặc biệt bạn nên tăng cường bổ sung vitamin C để cải thiện hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng và sức khỏe tổng thể.
  • Hạn chế tiêu thụ đồ uống hoặc thức ăn quá lạnh.
  • Giữ ấm vùng cổ, họng khi mùa đông kéo dài, thời tiết thay đổi thất thường.
  • Tránh chia sẻ hoặc sử dụng chung thức ăn và vật dụng cá nhân cùng với người đang bị viêm amidan. Cụ thể như cốc nước, chén, đũa, bàn chải đánh răng, đồ dùng cá nhân.
  • Thăm khám và chữa khỏi các bệnh lý, vấn đề liên quan đến đường hô hấp. Điển hình như viêm đường hô hấp dưới, viêm đường hô hấp trên.
  • Ngừng hút thuốc lá, hạn chế sử dụng các loại rượu bia để làm giảm tối đa lượng vi khuẩn đang sinh sôi và phát triển trong miệng.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng, phòng ngừa vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh.

Viêm amidan là bệnh lý về đường hô hấp không quá nghiêm trọng, thường có đáp ứng tốt với các phương pháp điều trị bảo tồn. Tuy nhiên nếu bệnh nhân chủ quan không chữa trị và không chăm sóc đúng cách, bệnh sẽ nhanh chóng phát triển theo chiều hướng xấu, chuyển sang thể mãn tính và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì thế, bệnh nhân nên tiến hành thăm khám và điều trị cùng với bác sĩ chuyên khoa ngay khi bệnh xuất hiện.

ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kì lời khuyên, tham vấn, chẩn đoán y khoa.

 

Viêm Amidan xơ teo là gì? Cách điều trị và phòng ngừa

Viêm amidan xơ teo là một trong những bệnh lý xảy ra khá phổ biến ở người trưởng thành và...

Các thuốc trị viêm amidan hiện nay và lưu ý khi dùng

Dùng thuốc trị viêm amidan là phương pháp điều trị nội khoa được áp dụng cho hầu hết các trường...

Sỏi amidan là gì? Làm thế nào để loại bỏ chúng?

Một trong những bệnh liên quan đến amidan mà chúng ta có thể mắc phải là bệnh sỏi amidan. Nhưng...

Viêm amidan ở trẻ: Cần nhận biết sớm và điều trị kịp thời

Viêm amidan ở trẻ là bệnh lý phổ biến, nó có thể nhanh chóng biến mất sau một vài ngày...

Viêm Amidan hốc mủ có nguy hiểm không?

Bệnh viêm amidan hốc mủ không phải là một bệnh lý quá nguy hiểm, nhưng sẽ gặp phải trường hợp...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *