Chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng có hết không?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI BÁC SĨ DOÃN HỒNG PHƯƠNG – Khoa Vật Lý Trị LiệuGiám đốc Chuyên môn Trung tâm Đông Phương Y Pháp – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Xương rồng là loài cây phổ biến trải dài trên khắp nước ta với nhiều hình dạng, kích thước khác nhau. Dân gian thường sử dụng xương rồng để điều trị mụn nhọt, lở loét, làm thuốc xổ cho những người bị táo bón hay điều trị các bệnh về xương khớp, thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, nhiều người vần nghi ngờ chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng hiệu quả không?

Xương rồng thường được trồng thành hàng rào
Xương rồng thường được trồng thành hàng rào

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng có hết không?

Đây có thể là một câu hỏi lớn của nhiều bệnh nhân trước khi áp dụng chữa trị thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng. Thông thường người ta sẽ sử dụng loại xương rồng ba cạnh hoặc xương rồng bẹ để chữa trị bệnh thoát vị đĩa đệm. Dưới đây là một số lý do có thể cho thấy xương rồng rất hiệu quả trong đều trị bệnh thoát vị đĩa đệm.

  • Thân cây xương rồng chứa nhiều acid amin có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm cho người bệnh.
  • Xương rồng rất giàu vitamin C và chất chống oxy hóa hiệu quả trong việc chữa lành vết thương và cải thiện tình trạng xương khớp chắc khỏe hơn.
  • Hợp chất heterosid flavonic có trong thân cây có tác dụng tiêu viêm, giảm đau, chống co thắt nên rất hiệu quả cho người bị thoát vị đĩa đệm.

Tuy nhiên, xương rồng là một loại cây có tính hàn, vị đắng và có độc vì vậy nên cẩn thận và sử dụng đúng cách để tránh gặp những tác dụng không mong muốn.

Các loại xương rồng được dùng để trị thoát vị đĩa đệm
Các loại xương rồng được dùng để trị thoát vị đĩa đệm

Cách cách sử dụng xương rồng chữa thoát vị đĩa đệm

1/ Sử dụng xương rồng và muối hạt

Chuẩn bị nguyên liệu gồm 2 hoặc 3 nhánh xương rồng 3 cạnh và 1 nắm muối hạt.

Cách thực hiện:

  • Đem toàn bộ xương rồng đã chuẩn bị loại bỏ hết phần gai và rửa sạch.
  • Đập dập xương rồng đã rửa và trộn chung với muối hạt đã chuẩn bị.
  • Bắt hỗn hợp này lên bếp và sao nóng sau đó cho vào một túi vải hoặc bọc trong một chiếc khăn sạch.
  • Đặt túi vải có chứa xương rồng và muối vừa làm xong lên vùng lưng bị thoát vị đĩa đệm.

Khi đắp nên để hỗn hợp nguội đi một ít để tránh gây bỏng. Áp dụng phương pháp này thường xuyên sẽ giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng của bệnh.

Xương rồng ba cạnh
Xương rồng ba cạnh

2/ Xương rồng bẹ hơ lửa

Xương rồng bẹ hay dân gian thường gọi là gai bàn chải là loại xương rồng có vị đắng, tính mát và không mang độc tính. Đồng thời nó còn giúp giảm đau, chống viêm hiệu quả nên rất thích hợp cho người bị thoát vị đĩa đệm.

Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị khoảng 2 hoặc 3 lá xương rồng bẹ đem loại bỏ gai và rửa thật sạch bằng nước muối.
  • Hơ nóng đều hai mặt của xương rồng đến khi chúng héo lại.
  • Dùng miếng xương rồng này đắp trực tiếp lên vùng bị đau hoặc có thể buộc trong một mảnh vải.
  • Mỗi lá nên đắp khoảng 10 đến 15 phút, đến khi lá này nguội thì thay thế bằng lá kia.

Phương pháp này hiệu quả là nhờ khi các hoạt chất kháng viêm trong xương rồng sẽ phát huy tác dụng ở nhiệt độ cao. Lúc này các tinh chất sẽ thẩm thấu qua da và giảm đau đớn cho bệnh nhân. Thực hiện đều đặn sẽ giúp các triệu chứng của bệnh được cải thiện đáng kể.

Sử dụng xương rồng bẹ hơ lửa và đặt lên vị trí đau
Sử dụng xương rồng bẹ hơ lửa và đặt lên vị trí đau

3/ Dùng xương rồng bẹ kết hợp với các loại thảo dược khác

Nguyên liệu chuẩn bị bao gồm: 2 hoặc 3 lá xương rồng bẹ, cây cúc tần, ngải cứu và dây tơ hồng.

Các bước thực hiện:

  • Đem xương rồng loại bỏ hết gai, rửa sạch cùng các nguyên liệu khác và để cho ráo nước.
  • Cho tất cả các nguyên liệu trên vào nồi và bắt lên bếp sao cho nóng.
  • Đắp trực tiếp các nguyên liệu vừa sao trên vào vùng bị đau nhứt sẽ giúp đẩy lùi được tình trạng bệnh.

Phương pháp này nên thực hiện liên tục khoảng 10 ngày sẽ cho tác dụng cực kỳ hiệu quả.

4/ Nấu canh xương rồng với cá lóc

Chuẩn bị nguyên liệu gồm:

  • 1 con cá lóc.
  • 300 gram xương rồng bẹ.
  • Các gia vị cần thiết.

Các bước thực hiện như sau:

  • Hãy làm sạch cá trước khi nấu và cắt thành từng khoanh nhỏ. Xương rồng nên loại bỏ gai, rửa sạch với muối cho bớt chất nhầy và thái vừa ăn.
  • Đun sôi nước sau đó cho cá vào trước, xương rồng vào sau và tiếp tục đun sôi với nhỏ lửa.
  • Đến khi thấy nước cạn gần một nửa thì nêm nếm cho vừa ăn.

Món ăn nên ăn mỗi tuần 2 đến 3 lần và kết hợp với các phương pháp khác sẽ cải thiện bệnh đáng kể.

Nên loại bỏ gai xương rồng trước khi chế biến
Nên loại bỏ gai xương rồng trước khi chế biến

5/ Xương rồng luộc

Để sử dụng phương pháp này bạn nên tìm loại xương rồng tai thỏ thường phổ biến ở khu vực Bình Thuận. Loại xương rồng này khá lành tính và ít độc hại cho cơ thể.

Xương rồng trước khi sử dụng nên loại bỏ sạch gai và rửa sạch. Tiếp theo hãy ngâm với nước muối để loại bỏ chất nhựa trong xương rồng.

Rửa sạch lại với nước một lần nữa, thái nhỏ cho vừa ăn và bắt lên bếp luộc chín.

Món ăn này nên ăn kèm với các bữa cơm hằng ngày như một món ăn chính trong khẩu phần ăn của người bị thoát vị đĩa đệm.

Xương rồng tai thỏ
Xương rồng tai thỏ

Với 5 cách sử dụng xương rồng điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm trên đây có thể thấy được xương rồng có thể cải thiện được tình trạng bệnh một cách hiệu quả. Tuy nhiên không phải loại xương rồng nào cũng có thể áp dụng để chữa bệnh vì vậy hãy tìm hiểu kỹ những loại xương rồng lành tính mà áp dụng.

Để bảo đảm an toàn, bạn nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ về phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm bằng xương rồng.

Có thể bạn quan tâm

Những lưu ý cho bệnh nhân khi tiêm ngoài màng cứng trị thoát vị đĩa đệm

Tiêm ngoài màng cứng trị thoát vị đĩa đệm cần lưu ý những gì?

Tiêm ngoài màng cứng là liệu pháp điều trị đưa thuốc tê và thuốc chống viêm vào không gian xung...

Chế độ chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật mổ thoát vị đĩa đệm

Sau khi phẫu thuật thoát vị đĩa đệm, cột sống của người bệnh rất yếu và cần được quan tâm...

Cách chườm nóng – chườm lạnh giảm đau do thoát vị đĩa đệm

Rất nhiều người đang áp dụng biện pháp chườm nóng chườm lạnh giảm đau do thoát vị đĩa đệm. Nhưng...

Người bị thoát vị đĩa đệm khi đi xe đạp cần lưu ý những điều này

Việc đi xe đạp khi bạn bị thoát vị đĩa đệm sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của...

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Laser cần lưu ý điều gì?

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Laser (PLDD: Percutaneous Laser Disc Decompression) là phương pháp can thiệp hiệu quả đối...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *