Các triệu chứng ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ BÁC SĨ ĐỖ THANH HÀ – Khoa Phụ sảnTrưởng khoa phụ Bệnh viện Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Triệu chứng ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối có thể kể đến như xuất huyết, khó thở, đau đớn,…Chúng gây ra nhiều vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe, cuộc sống, thậm chí đe dọa tính mạng của người bệnh. Thời điểm này, việc điều trị trở nên khó khăn, các phương pháp pháp can thiệp chỉ có tác dụng giúp bệnh nhân kéo dài tiên lượng sống tốt nhất có thể.

Các triệu chứng ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối
Các triệu chứng ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối

Ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối là gì?

Ung thư cổ tử cung có tỷ lệ tử vong cao bên cạnh ung thư vú và ung thư buồng trứng của nữ giới. Việc phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu tương đối khó khăn bởi bệnh không có triệu chứng đặc trưng, các dấu hiệu dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề phụ khoa khác.

Trong đó, số lượng phát hiện ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối chiếm tỷ lệ cao. Thông thường, ung thư được xếp từ giai đoạn khởi phát đến giai đoạn thứ 4. Ở giai đoạn cuối cùng, gần như những khối u đã phát triển lớn và di căn ra nhiều cơ quan lân cận như buồng trứng hay bàng quang, phổi,…

Ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối còn được gọi là ung thư cổ tử cung giai đoạn 4 hoặc ung thư cổ tử cung di căn. Theo thống kê, chỉ có khoảng 15% đến 20% người bệnh được chẩn đoán ung thư giai đoạn này có thể duy trì sự sống đến năm thứ 5.

Đặc biệt là khi người bệnh tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ, chăm sóc cơ thể tốt trong quá trình điều trị. Đồng thời, người thân động viên, giúp đỡ người bệnh giữ tinh thần thoải mái, lạc quan. Những yếu tố này góp phần giúp gia tăng hiệu quả điều trị, kéo dài tiên lượng sống cho người bệnh.

Ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối là gì?
Ung thư cổ tử cung phát triển sang giai đoạn cuối gây khó khăn cho việc điều trị

Ở giai đoạn này, bệnh được chia thành 2 mức độ như sau:

  • Ung thư cổ tử cung giai đoạn 4A: Có sự di căn những tế bào ác tính sang lớp lót trực tràng, bàng quang và hạch bạch huyết. Những bộ phận khác xung quanh chưa có dấu hiệu bị ảnh hưởng.
  • Ung thư cổ tử cung giai đoạn 4B: Sự xâm lấn, lan rộng của các tế bào ung thư đã đến hạch bạch huyết cùng với những cơ quan tại khu vực bụng trên. Chúng có thể phát triển lan đến phổi, xương hoặc hoàn toàn bộ cơ thể.

Triệu chứng ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối

Các khối u khi đã di căn ra khu vực vùng chậu đến nhiều bộ phận khác trong cơ thể gây ra nhiều triệu chứng nặng nề cho người bệnh. Trong đó, một số triệu chứng ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối thường gặp như:

Đau đớn

Kích thước của các khối u lúc này đã khá lớn. Chúng nằm chèn ép lên những cơ quan xung quanh, gây đau bụng, trực tràng, phổi hoặc đau ngực trường hợp ung thư di căn sang phổi. Đây là một trong những triệu chứng ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối mà bệnh nhân gặp phải.

Khi đó, người bệnh sẽ được bác sĩ hướng dẫn những biện pháp giúp giảm đau như:

  • Phẫu thuật, xạ trị, hóa trị để loại bỏ khối u. Trước hết, người bệnh có thể được xạ trị hoặc hóa trị nhằm thu nhỏ kích thước của các khối u. Sau đó tiến hành giải phẫu để đưa chúng ra khỏi cơ thể.
  • Sử dụng thuốc giảm đau để cải thiện nhanh chứng triệu chứng khó chịu, giảm đau, giúp người bệnh thoải mái hơn. Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp tạm thời, cơn đau có thể xuất hiện trở lại sau khi thuốc hết tác dụng.
  • Tiêm thuốc vào dây thần kinh, tủy hoặc những mô xung quanh dây thần kinh. Biện pháp này tác động đến việc dẫn truyền thần kinh, giúp người bệnh giảm cảm giác đau đớn.

Khó thở

Một trong những dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư cổ tử cung là tình trạng khó thở. Đặc biệt, triệu chứng này thường xuất hiện khi ung thư đã chuyển sang giai đoạn cuối. Có đến 70% người bệnh gặp phải tình trạng này, ngoài ra còn kèm theo tức ngực, tắc nghẽn phế quản và biểu hiện suy hô hấp.

Triệu chứng ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối
Tế bào ung thư di căn ảnh hưởng đến phế quản, người bệnh có thể bị khó thở, suy hô hấp

Để xoa dịu triệu chứng khó chịu cho người bệnh, một số cách có thể áp dụng như: Giúp bệnh nhân thay đổi tư thế nằm hoặc ngồi để việc hô hấp dễ dàng hơn; Sử dụng giường hoặc kê cao đầu cho người bệnh, có thể kết hợp máy trợ thở, bình oxy ngay tại nhà khi người bệnh bị khó thở nghiêm trọng.

Tiểu ra máu

Tế bào ác tính di căn đến bàng quang, tại đây chúng tiếp tục hình thành các khối u thứ phát. Bệnh nhân sẽ cảm thấy khó khăn khi đi vệ sinh, tiểu buốt đôi khi kèm theo máu tươi. Để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng, người bệnh cần được giữ vệ sinh đường tiết niệu.

Tùy theo tình trạng của mỗi người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp can thiệp điều trị phù hợp. Trường hợp máu chảy ồ ạt, người bệnh cần được đưa đến bệnh viện để được cấp cứu, tránh nguy cơ mất máu quá nhiều.

Sút cân, gây mệt mỏi cơ thể

Ảnh hưởng của ung thư cổ tử cung lên nhiều nơi trong cơ thể người bệnh. Các tế bào hồng cầu có xu hướng giảm khiến cho người bệnh thường xuyên rơi vào trạng thái mệt mỏi, sút cân, rối loạn giấc ngủ, cơ thể thiếu năng lượng,…

Do đó, bác sĩ khuyến khích người bệnh nên bổ sung cho cơ thể đầy đủ dưỡng chất để góp phần cải thiện tình trạng này. Kết hợp với việc điều trị tích cực, sức khỏe của người bệnh có hy vọng khởi sắc, phòng tránh được những rủi ro không mong muốn.

Buồn nôn, nôn và táo bón

Trong những triệu chứng ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối người bệnh có thể trải qua cảm giác thường xuyên buồn nôn, nôn. Đặc biệt là khi khối u di căn, ảnh hưởng đến khu vực trực tràng, ruột và dạ dày,….người bệnh bị rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng.

Triệu chứng ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối
Bệnh ung thư có thể dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa làm người bệnh thường xuyên buồn nôn, nôn, táo bón

Tế bào ác tính gần như đã lan rộng ra nhiều bộ phận trong cơ thể người bệnh, lúc này việc điều trị gặp nhiều khó khăn. Ở giai đoạn 4A, người bệnh có tỷ lệ 20% khả năng kéo dài thời gian sống sau 5 năm. Tuy nhiên, nếu bước qua giai đoạn 4B con số này giảm xuống chỉ còn khoảng 15%.

Điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối

Ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối có tiên lượng sống thấp. Người bệnh ngoài việc áp dụng các biện pháp điều trị theo hướng dẫn nên giữ tinh thần lạc quan, tin tưởng vào bác sĩ để có được kết quả tốt nhất. Một số phương pháp điều trị như:

Phẫu thuật

Ung thư cổ tử cung lúc này chưa lan rộng, khối u còn nằm khu trú ở vùng chậu, chỉ mới lan ra khỏi cổ tử cung. Người bệnh được chỉ định thực hiện phẫu thuật, loại bỏ một phần đoạn chậu hay toàn phần để ngăn chặn sự phát triển của ung thư. 

Trước khi tiến hành, người bệnh sẽ được kiểm tra sức khỏe tổng quát, thận trọng do đây là một cuộc đại phẫu. Qua đó, bác sĩ sẽ đưa ra nhận định về thể trạng của bệnh nhân, khả năng đáp ứng phẫu thuật và phục hồi hậu phẫu có khả quan hay không.

Hóa trị, xạ trị

Đây là hai biện pháp thường được áp dụng kết hợp nhằm kiểm soát tình trạng di căn của ung thư. Trường hợp tế bào ác tính đang lan rộng, hóa trị sẽ giúp tiêu diệt triệt để các tế bào còn sót lại sau khi người bệnh đã điều trị bằng phẫu thuật. 

Trường hợp người bệnh đã mắc bệnh ở giai đoạn cuối, việc chữa trị hoàn toàn rất khó thực hiện. Do đó, hai phương pháp này sẽ được áp dụng nhằm giúp bệnh nhân kéo dài thời gian sống, giảm đau đớn.

Điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối
Điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối giúp người bệnh kéo dài tiên lượng sống

Một số biện pháp khác

Ngoài hai hướng điều trị kể trên, tùy vào tình trạng của mỗi bệnh nhân bác sĩ có thể sử dụng những phương pháp điều trị khác. Có thể kể đến như:

  • Liệu pháp sinh học: Bác sĩ sử dụng một chất tổng hợp hoặc chất tự nhiên giúp cơ thể người bệnh tăng cường hệ miễn dịch, thúc đẩy hoạt động của hệ thống nhằm phát hiện và loại bỏ những tế bào ác tính. Thông thường, loại được dùng là interferon, interleukin hoặc các kháng thể đơn dòng hay vắc xin. Người bệnh có thể dùng ở dạng đơn lẻ, một số trường hợp dùng cùng với hóa trị, cụ thể là trong những thử nghiệm lâm sàng.
  • Điều trị nhắm trúng đích: Một số thuốc được sử dụng kết hợp với điều trị bằng phương pháp hóa trị. Sự kết hợp giữa chúng góp phần kiểm soát tế bào ác tính, ngăn không cho ung thư phát triển.
  • Sử dụng thuốc giảm đau: Công dụng giúp người bệnh cải thiện tình trạng đau đớn. Thông dụng một số loại như thuốc không chứa opioid, thuốc giảm đau dây thần kinh, thuốc có chứa opioid giảm đau,….

Trong trường hợp sử dụng thuốc giảm đau không còn hiệu quả, bác sĩ sẽ sử dụng những biện pháp mạnh hơn giúp người bệnh cải thiện triệu chứng. Điển hình là phương pháp tiêm thuốc trực tiếp vào tủy sống, dây thần kinh hoặc tại vị trí các mô nằm liền kề dây thần kinh. Thông qua đó, cơn đau bị cản trở quá trình truyền tín hiệu đến não bộ, giúp người bệnh giảm đau hiệu quả.

Ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối khi nào không thể điều trị?

Không phải trường hợp người bệnh nào cũng có thể áp dụng biện pháp điều trị khi ung thư cổ tử cung đã phát triển đến giai đoạn cuối. Khi đó, người bệnh chỉ có thể tiếp tục duy trì sự sống thông qua phương pháp chăm sóc và điều trị triệu chứng.

Những trường hợp cụ thể như:

  • Ung thư cổ tử cung đã chuyển sang giai đoạn 4B, lúc này các khối u đã phát triển quá lớn. Tình trạng khối u đã có dấu hiệu di căn ra nhiều cơ quan xa.
  • Người có sức khỏe yếu, nhất là ở người cao tuổi. Họ không có khả năng đáp ứng điều trị bằng phương pháp phẫu thuật hay hóa trị, xạ trị.
  • Người đã áp dụng điều trị nhưng không có dấu hiệu cải thiện, tế bào ác tính vẫn tiếp tục di căn rộng khắp.

    Ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối khi nào không thể điều trị?
    Ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối khi nào không thể điều trị?

Thông thường, bác sĩ sẽ ngưng điều trị ung thư cho những đối tượng kể trên. Người bệnh sẽ được tư vấn những phương pháp chăm sóc nhẹ ở bệnh viện, cơ sở y tế hoặc điều trị và chăm sóc tại nhà theo điều kiện và tình trạng sức khỏe cụ thể của từng người bệnh.

Chăm sóc người bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối

Chăm sóc người mắc ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối có thể được thực hiện tại nhà hoặc tại cơ sở y tế. Người bệnh sẽ mất nhiều chi phí hơn nếu chăm sóc tại bệnh viện, tuy nhiên tại đây có đầy đủ trang thiết bị y tế hỗ trợ khi cần. Chăm sóc tại nhà hạn hẹp trang thiết bị nhưng tiết kiệm được chi phí và có không gian thoải mái cho người bệnh.

Tùy vào nhu cầu và điều kiện của mỗi người để lựa chọn hướng chăm sóc phù hợp nhất. Cụ thể như sau:

Chăm sóc bệnh nhân tại cơ sở y tế

Tại một số cơ sở y tế, bệnh viện có dịch vụ chăm sóc nhẹ cho bệnh nhân mắc ung thư giai đoạn cuối. Nếu lựa chọn dịch vụ, người bệnh cũng như người thân sẽ nhận được sự trợ giúp từ nhân viên y tế. Khi cần thiết sẽ có thiết bị hiện đại hỗ trợ, giúp giảm triệu chứng đau đớn, khó chịu. 

Ngoài ra, chăm sóc tại cơ sở y tế cũng góp phần kiểm soát tốt hơn sự phát triển của khối ung thư, nâng cao chất lượng sống cho người bệnh. Những biện pháp chăm sóc nhẹ có thể được thực hiện kết hợp quá trình điều trị hoặc giai đoạn khi bệnh nhân trải qua giải phẫu, hóa trị, xạ trị để tăng hiệu quả chữa bệnh.

Chăm sóc bệnh nhân tại nhà

Người chăm sóc cần tham vấn nhiều vấn đề với bác sĩ về phương pháp theo dõi sức khỏe, cách cho người bệnh sử dụng thuốc, chế độ dinh dưỡng,…để đảm bảo quá trình chăm sóc tại nhà mang lại hiệu quả tích cực.

Trường hợp xảy ra vấn đề, người chăm sóc cần nắm rõ phương thức liên hệ với bệnh viện để được hỗ trợ nhanh nhất có thể. Một số vấn đề người chăm sóc cần thực hiện để giúp bệnh nhân giảm triệu chứng như:

  • Giữ không gian nghỉ ngơi yên tĩnh, thông thoáng và thoải mái.
  • Sử dụng gối mềm kê đầu cao nếu người bệnh bị khó thở. Chú ý điều chỉnh sao cho người bệnh nằm với tư thế thoải mái nhất.
  • Trường hợp cần thiết có thể lắp thiết bị hỗ trợ tại nhà như máy trợ thở, bình oxy. Nếu người bệnh bị khó thở nặng cần nhanh chóng đưa đi cấp cứu tại cơ sở y tế gần nhất.
  • Giúp người bệnh massage cơ thể, sử dụng thuốc giảm đau để sớm cải thiện cơn đau nhức. Đặc biệt là khu vực vùng xương chậu, bụng và những vị trí chẩn đoán ung thư di căn đến.
  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, giữ vệ sinh vùng kín, đường tiết niệu để tránh tình trạng nhiễm trùng. Trường hợp xuất huyết ồ ạt cần thông báo ngay với bác sĩ để nhận được cách hướng dẫn xử lý.

    Chăm sóc người bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối
    Trò chuyện, chia sẻ với người bệnh giúp tâm trạng người bệnh thoải mái, lạc quan hơn
  • Người bệnh có thể ngồi thiền, nghỉ ngơi, vận động cơ thể nhẹ nhàng để máu huyết lưu thông. Ngoài ra, người bệnh có thể áp dụng vật lý trị liệu, châm cứu để giảm đau, nang cao sức khỏe cũng như giúp giảm đi những lo âu, căng thẳng.
  • Người thân, bạn bè nên bên cạnh, động viên và chia sẻ những vấn đề với người bệnh. Giúp bệnh nhân giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan là cách giúp quá trình chống chọi bệnh tật có hiệu quả hơn.
  • Lựa chọn thực phẩm có lợi cho sức khỏe, tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng. Giúp bệnh nhân tránh khói thuốc lá, rượu, chất kích thích để kéo dài tiên lượng sống tốt nhất có thể. Đây là những vấn đề cần lưu ý trong quá trình chăm sóc bệnh nhân ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối nói riêng và kể cả những dạng ung thư khác nói chung.

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc các triệu chứng ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối. Thông qua đó, người bệnh có thể theo dõi và kiểm soát tình trạng sức khỏe, kịp thời cấp cứu khi cần thiết. Đồng thời, người nhà bệnh nhân cũng nhận biết các việc nên làm trong quá trình chăm sóc để sức khỏe người bệnh sớm cải thiện và kéo dài tiên lượng sống.

Có thể bạn quan tâm:

Bệnh ung thư cổ tử cung có lây hay di truyền không?

Bệnh ung thư cổ tử cung có lây hay di truyền không?

Bệnh ung thư cổ tử cung có lây không, có di truyền không là thắc mắc được nhiều phụ nữ quan tâm. Theo đó, nguyên nhân gây bệnh 99% liên...
Các xét nghiệm, chẩn đoán, tầm soát ung thư cổ tử cung

Các xét nghiệm, chẩn đoán, tầm soát ung thư cổ tử cung

Xét nghiệm ung thư cổ tử cung gồm có xét nghiệm Pap Smear, Cobas HPV test, Thinprep hoặc xét nghiệm...

Sinh thiết cổ tử cung là gì? Để làm gì? Chi phí

Sinh thiết cổ tử cung là một thủ thuật kiểm tra rất cần thiết đối với chị em phụ nữ...

Xét nghiệm ung thư cổ tử cung ở đâu tốt nhất hiện nay?

Xét nghiệm ung thư cổ tử cung ở đâu tốt nhất hiện nay?

Xét nghiệm ung thư cổ tử cung ở đâu tốt nhất được nhiều chị em phụ nữ quan tâm. Bạn...

ung thư cổ tử cung khi mang thai

Ung thư cổ tử cung khi đang mang thai cần làm gì?

Ung thư cổ tử cung khi mang thai là bệnh lý nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Cần sớm...

Ung thư cổ tử cung có mang thai, sinh con được không?

Ung thư cổ tử cung có mang thai, sinh con được không?

Ung thư cổ tử cung có mang thai được không? Đây là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm,...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.