Các giai đoạn ung thư cổ tử cung và cách điều trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ BÁC SĨ ĐỖ THANH HÀ – Khoa Phụ sảnTrưởng khoa phụ Bệnh viện Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Các giai đoạn ung thư cổ tử cung được tính từ lúc tiền ung thư cho đến giai đoạn cuối. Phát hiện bệnh càng sớm, khả năng điều trị bệnh càng cao. Trường hợp ung thư lan rộng ra các bộ phận khác, lúc này người bệnh có tiên lượng sống thấp.

Các giai đoạn ung thư cổ tử cung

Sau bệnh ung thư vú, ung thư cổ tử cung có tỷ lệ tử vong xếp thứ hai của phụ nữ được thế giới ghi nhận. Bệnh có mức độ nguy hiểm cao, tuy nhiên cũng giống như những căn bệnh ung thư khác, ung thư cổ tử cung có diễn biến âm thầm, khó nhận biết ở giai đoạn khởi phát.

Các giai đoạn ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung phát triển qua các giai đoạn như thế nào?

Điều này gây ra những khó khăn trong công tác điều trị, kiểm soát di căn ung thư. Để hiểu rõ hơn về chứng bệnh này, bạn đọc có thể tìm hiểu những giai đoạn phát triển ung thư cổ tử cung dưới đây:

Giai đoạn tiền ung thư cổ tử cung

Giai đoạn tiền ung thư cổ tử cung là tình trạng bắt đầu xuất hiện các tế bào bất thường hoặc hiện tượng nghịch sản trên toàn bộ diện tích bề dày lớp biểu mô bề mặt cổ tử cung. Giai đoạn này còn được gọi là ung thư biểu mô tại chỗ hay ung thư biểu mô cổ tử cung.

Giai đoạn tiền ung thư khó phát hiện bởi gần như không có biểu hiện lâm sàng. Người bệnh chỉ nhận biết có sự tồn tại của tế bào bất thường thông qua phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung. Giai đoạn tiền ung thư cũng được phân chia theo mức độ nghịch sản từ nhẹ đến nặng, tương ứng 3 cấp độ.

Giai đoạn I (giai đoạn đầu) ung thư cổ tử cung

Khi các tế bào bất thường bắt đầu xâm lấn cổ tử cung có nghĩ rằng giai đoạn tiền ung thư đã chuyển sang giai đoạn I. Tuy nhiên, ung thư cổ tử cung giai đoạn này chưa có biểu hiện lan ra các mô hay cơ quan khác. Các tế bào ung thư còn nằm trong phạm vi có thể kiểm soát tại cổ tử cung. Chuyên gia phân chia giai đoạn I thành 2 cấp độ như sau:

  • Giai đoạn IA: Kích thước của khối u chỉ có thể quan sát dưới kính hiển vi hoặc thông qua thiết bị soi cổ tử cung. Thông thường, khối u sẽ phát triển và xâm lấn mô cổ tử cung dưới 3mm với kích thước nhỏ hơn 7mm. Khi khối u lấn sâu hơn đến 5mm vào bên trong mô cổ tử cung, kích thước của chúng đã lớn hơn 7mm.
  • Giai đoạn IB: Kích thước của khối u lúc này đã phát triển hơn giai đoạn trước, tuy nhiên vẫn còn bị giới hạn trong mô ở cổ tử cung và chưa lan sang các mô hay cơ quan xung quanh. Với kích thước hiện tại, bác sĩ đã có thể quan sát khối u bằng mắt thường thay cho kính hiển vi. Giai đoạn này tiếp tục được sắp xếp thành 2 nhóm theo kích thước: Khối u nhỏ hơn hoặc bằng 4 cm, khối u lớn hơn 4 cm.

Ở giai đoạn I ung thư cổ tử cung, một số trường hợp bệnh nhân không có biểu hiện nhận biết nào. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp bắt đầu xuất hiện triệu chứng bất thường, nhưng chúng không rõ ràng. Chính vì thế, người bệnh không thể nhận biết bệnh bằng triệu chứng mà chỉ xác định thông qua thăm khám, xét nghiệm sàng lọc.

Các giai đoạn ung thư cổ tử cung
Do không có triệu chứng đặt trưng nên người bệnh khó nhận biết ung thư cổ tử cung giai đoạn I

Điều này càng củng cố thêm tầm quan trọng của khuyến cáo về việc phụ nữ nên chủ động thăm khám phụ khoa định kỳ. Ngoài ra, nếu nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường sau nên đến gặp bác sĩ phụ khoa sớm:

  • Âm đạo xuất huyết không bình thường, nằm ngoài chu kỳ hành kinh hàng tháng.
  • Dịch âm đạo hay còn gọi là khí hư có màu sắc và tính chất thay đổi, kèm theo mùi hôi tanh khó chịu.
  • Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, thay đổi lượng máu kinh.
  • Đau rát khi quan hệ, khi đi tiểu, tiểu đôi khi thấy máu.

Những triệu chứng này có thể là cảnh báo của viêm nhiễm phụ khoa. Tuy nhiên không thể loại trừ khả năng là dấu hiệu ung thư cổ tử cung giai đoạn I. Phụ nữ nên thăm khám, điều trị dù gặp phải viêm nhiễm bình thường hay mắc phải ung thư để bảo vệ sức khỏe sinh sản.

Xem chi tiết: Phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu

Giai đoạn II ung thư cổ tử cung

Khối u ở cổ tử cung bắt đầu có biểu hiện lan rộng ra bên ngoài, đến các mô lân cận có nghĩa bệnh đã chuyển sang giai đoạn II. Sự xâm lấn lúc này có xảy ra nhưng vẫn còn nằm trong phạm vi tử cung, chưa lan đến các cơ hay dây chằng ở vùng xương chậu. Cũng giống như giai đoạn đầu, ung thư cổ tử cung giai đoạn II được phân thành 2 giai đoạn nhỏ hơn. Cụ thể như sau:

  • Giai đoạn IIA: Xuất hiện tình trạng xâm lấn của khối u đến phần đầu âm đạo. Chiều dài của chúng lúc này có thể nhỏ hơn hoặc bằng 4cm hay lớn hoăn 4cm.
  • Giai đoạn IIB: Khối u xâm lấn các mô xung quanh cổ tử cung.

Giai đoạn II có triệu chứng tương tự như giai đoạn I nhưng với mức độ xảy ra thường xuyên hơn. Mặc dù vậy, triệu chứng vẫn chưa thể phản ánh chính xác tình trạng ung thư, dễ khiến người bệnh chủ quan, nhầm lẫn.

Lời khuyên dành cho phụ nữ, nên chủ động thăm khám khi kinh nguyệt không đều, ra máu âm đạo bất thường, thay đổi tính chất, màu sắc của khí hư, vùng kín có mùi hôi khó chịu, quan hệ đau rát, chảy máu,…

Giai đoạn III ung thư cổ tử cung

Khối u không còn nằm trong phạm vi cổ tử cung mà đã lan ra bên ngoài cổ tử cung. Đây là giai đoạn tiến triển thứ III của bệnh. Lúc này, khối u đã bắt đầu xâm lấn đến các mô và cơ quan ở khu vực xương chậu.

Các giai đoạn ung thư cổ tử cung từ tiền ung thư đến giai đoạn cuối
Điều trị bệnh ở giai đoạn III ung thư cổ tử cung đã gặp phải các vấn đề phức tạp hơn, tiên lượng sống giảm dần

Thậm chí, một số trường hợp chúng đã tiến đến âm đạo, cơ và dây chằng, nằm chèn ép lên niệu quản. Ung thư cổ tử cung giai đoạn III tiếp tục được phân thành 2 giai đoạn nhỏ, tương ứng với khu vực xâm lấn của khối u như sau:

  • Giai đoạn IIIA: Ung thư đã tiến đến phần dưới của âm đạo. Tuy nhiên, khối u vẫn chưa xuất hiện ở các mô tại khu vực xương chậu của người bệnh.
  • Giai đoạn IIIB: Tại các mô vùng xương chậu đã có sự tồn tại của khối u. Ngoài ra, khối u có thể nằm chèn lên một hoặc hai ống niệu quản của người bệnh.

Kích thước của khối u ác tính đã lớn hơn rất nhiều so với các giai đoạn trước. Vì thế, bệnh nhân bắt đầu nhận thấy triệu chứng bất thường ngày càng rõ ràng hơn. Ngoài những triệu chứng như giai đoạn II, dưới ảnh hưởng của khối u lên mô và cơ quan lân cận, người bệnh còn có biểu hiện kèm theo như đau ở khu vực xương chậu, tiểu tiện bất thường, mệt mỏi hoặc thiếu máu,…

Giai đoạn IV (giai đoạn cuối) ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối biểu hiện thông qua tình trạng di căn ung thư đến các bộ phận khác, không còn nằm trong phạm vi cổ tử cung hay tử cung. Tế bào ác tính gần như có mặt ở nhiều nơi trên cơ thể dưới sự hỗ trợ của quá trình lưu thông máu. Ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối lại tiếp tục được phân chia theo 2 cấp độ tương ứng với tình trạng di căn của tế bào ung thư:

  • Giai đoạn IVA: Khối u lan rộng và ảnh hưởng đến các cơ quan lân cận như bàng quang, trực tràng,…
  • Giai đoạn IVB: Ung thư di căn ra những cơ quan xa hơn như tử cung, thậm chí là gan, phổi hoặc não của người bệnh.

Sau khi tế bào ung thư di chuyển đến những bộ phận khác, chúng có thể hình thành nên những khối u thứ phát. Lúc này, người bệnh sẽ nhận thấy được nhiều triệu chứng bất thường tại các vùng mà ung thư di căn đến.

Do đó, bên cạnh triệu chứng xuất huyết âm đạo, thay đổi kết cấu khí hư, rối loạn chu kỳ hành kinh, đau rát khi quan hệ hoặc tiểu tiện,…người bệnh còn nhận thấy các triệu chứng khác. Chẳng hạn như tình trạng khó thở, ho thường xuyên, đôi khi ho ra máu trong trường hợp phổi có khối u thứ phát; vàng da, mắt, đau gan trong trường hợp gan có khối u thứ phát.

Các giai đoạn ung thư cổ tử cung từ tiền ung thư đến giai đoạn cuối
Tế bào ung thư bắt đầu di căn đe dọa nguy hiểm tính mạng người bệnh

Bên cạnh các giai đoạn ung thư kể trên, còn có một dạng ung thư cổ tử cung xuất hiện ở phụ nữ nhưng khá hiếm. Đó là tình trạng ung thư tế bào nhỏ, bệnh nằm trong nhóm ung thư thần kinh nội tiết. Theo thống kê, có khoảng 3% nữ giới mắc phải ung thư cổ tử cung thuộc dạng ung thư này.

Tốc độ phát triển và di căn của ung thư tế bào nhỏ nhanh hơn so với ung thư cổ tử cung bình thường. Tuy nhiên bệnh có các triệu chứng tương tự như loại ung thư cổ tử cung phổ biến. Bác sĩ sẽ thăm khám để xác định dạng ung thư, điều trị theo từng mức độ và giai đoạn tương ứng cho bệnh nhân.

Tham khảo thêmUng thư cổ tử cung di căn – Phương pháp điều trị, chăm sóc

Tiên lượng sống theo các giai đoạn ung thư cổ tử cung

Tiên lượng sống (thời gian sống) của mỗi bệnh nhân ung thư cổ tử cung sẽ phụ thuộc vào dạng ung thư, giai đoạn và mức độ đáp ứng điều trị. Phát hiện bệnh càng sớm, tiên lượng sống của người bệnh càng tốt. Thống kê cho thấy, tỷ lệ người bệnh có thể kéo dài thời gian sống tương ứng với các giai đoạn ung thư cổ tử cung như sau:

  • Giai đoạn I: 95% người bệnh có thể tiếp tục sống trên 5 năm.
  • Giai đoạn II: 50% người bệnh có thể tiếp tục sống trên 5 năm.
  • Giai đoạn III: 40% người bệnh có thể tiếp tục sống trên 5 năm.
  • Giai đoạn IV: 5% người bệnh có thể tiếp tục sống trên 5 năm.

Ung thư cổ tử cung có mức độ nguy hiểm cao nhưng lại khó nhận biết từ giai đoạn đầu. Chính vì thế, phụ nữ cần chủ động thực hiện tầm soát ung thư và tiêm ngừa HPV để phòng tránh chứng bệnh này.

Phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung theo giai đoạn

Dựa vào giai đoạn bệnh, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả nhất. Dưới đây là một số hướng điều trị theo các giai đoạn ung thư cổ tử cung, bạn đọc có thể tham khảo:

Điều trị tiền ung thư cổ tử cung

Mục đích điều trị nhắm tới việc ngăn chặn sự phát triển của tế bào bất thường thành ung thư cổ tử cung xâm lấn. Một hay toàn bộ cổ tử cung có thể phải cắt bỏ để loại trừ các nguy cơ. Bác sĩ chỉ định sử dụng phương pháp phẫu thuật phù hợp với tình trạng ung thư của người bệnh.

Nếu ung thư biểu mô tế bào vảy, thủ thuật ngoại khoa thường được áp dụng như phẫu thuật lạnh, laser, leep,…Trường hợp ung thư biểu mô tuyến có thể phải cắt bỏ hoàn toàn tử cung hay tiến hành sinh thiết chóp cổ tử cung để điều trị.

Điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn IA1

Bác sĩ sẽ ghi nhận nguyện vọng của bệnh nhân về việc sinh con trong tương lai và xem xét mức độ phát triển của khối u đến hạch bạch huyết xung quanh, xác định có hiện tượng hình thành hệ mạch máu hay không, để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung theo giai đoạn
Bác sĩ sẽ chỉ định điều trị ung thư cổ tử cung theo các giai đoạn phù hợp

Trường hợp bệnh nhân muốn bảo tồn chức năng sinh sản, bác sĩ thường áp dụng sinh thiết hình nón cổ tử cung để điều trị. Ngược lại, nếu bệnh nhân không mong muốn sinh con trong tương lai, thủ thuật ngoại khoa sẽ cắt toàn bộ tử cung hoặc kèm theo hạch bạch huyết và mô khi cần thiết, để kéo dài tiên lượng sống cho người bệnh.

Điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn IA2

Bác sĩ chỉ định điều trị bảo tồn chức năng sinh sản cho bệnh nhân muốn mang thai trong tương lai bằng phương pháp sinh thiết hình nón. Ngoài ra, tiến hành kết hợp với phẫu thuật loại bỏ hạch bạch huyết ở khu vực xương chậu.

Trường hợp người bệnh không muốn tiếp tục sinh con, phương pháp điều trị được áp dụng phổ biến như xạ trị hoặc cắt bỏ toàn bộ tử cung. Dựa vào tình trạng thực tế của mỗi bệnh nhân, hóa trị, xạ trị, phẫu thuật điều trị ung thư cổ tử cung sẽ được linh hoạt kết hợp, nhằm giúp bệnh nhân duy trì thời gian sống tốt nhất.

Điều trị ung thư cổ tử cung các giai đoạn IB1, IIA1

Phương pháp điều trị bệnh ở hai giai đoạn này cũng tương tự như các giai đoạn trước. Bác sĩ chỉ định phẫu thuật cắt cổ tử cung cùng với việc loại bỏ một số hạch bạch huyết vùng chậu khi bệnh nhân mong muốn duy trì chức năng sinh sản.

Đồng thời, bác sĩ sẽ cắt bỏ tử cung hoàn toàn và kết hợp hóa trị khi cần thiết nếu người bệnh không còn muốn sinh con. Trong trường hợp nhận thấy khối u đã lan rộng, phát triển hệ thống mạch máu, để điều trị ngoài việc cắt bỏ các phần bị ảnh hưởng, người bệnh cần hóa trị để triệt để tiêu diệt tế bào ung thư.

Điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn IB2, IIA2

Một số phương pháp được sử dụng điều trị ung thư vào hai giai đoạn này như:

  • Hóa trị ung thư cổ tử cung kết hợp xạ trị. Thuốc được dùng để hóa trị thường là cisplatin, cisplatin, fluorouracil và thực hiện xạ trị ngoài hoặc xạ trị trong khi cần thiết.
  • Phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn tử cung, hạch bạch huyết. Nhằm thu nhỏ kích thước khối u giúp phẫu thuật diễn ra tốt hơn, bác sĩ sẽ áp dụng xạ trị trước khi phẫu thuật.

    Phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung theo giai đoạn
    Bác sĩ sẽ tư vấn và ghi nhận mong muốn về việc mang thai trong tương lai của bệnh nhân để chỉ định hướng điều trị tốt nhất 

Điều trị ung thư cổ tử cung các giai đoạn IIB, III, IVA

Bệnh đã có những dấu hiệu lan rộng nhất định. Để kiểm soát sự phát triển của khối u, phương pháp được áp dụng hàng đầu là hóa trị kết hợp xạ trị. Thuốc hóa trị sử dụng loại tương tự như trên. Về liệu pháp xạ trị ở các giai đoạn này thường là xạ trị ngoài hay cận xạ trị.

Thông tin thêm: Quy trình xạ trị ung thư cổ tử cung và những rủi ro có thể gặp

Điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn IVB

Ung thư giai đoạn cuối đã di căn gần như rộng khắp cơ quan gần, xa trong cơ thể. Người bệnh không còn hy vọng điều trị khỏi, khả năng sống thấp. Bác sĩ chỉ định xạ trị kết hợp hóa trị để làm chậm tiến triển của ung thư và giúp bệnh nhân kéo dài thời gian sống nhất có thể.

Phòng tránh ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung phát triển càng gần với giai đoạn cuối, người bệnh càng giảm dần hy vọng sống. Chính vì thế, căn bệnh này trở thành nỗi ám ảnh của nhiều phụ nữ. Nhằm hạn chế những rủi ro ảnh hưởng sức khỏe, tính mạng, phụ nữ nên chủ động phòng bệnh từ bây giờ. Lưu ý các vấn đề sau:

  • Thăm khám phụ khoa, tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ và tiêm phòng HPV là biện pháp bảo vệ sức khỏe được các chuyên gia khuyến khích phụ nữ nên thực hiện. Thông qua thăm khám, bác sĩ sẽ giúp chị em nhận diện và điều trị vấn đề đang gặp phải một cách an toàn, hiệu quả nhất.
  • Giữ đời sống tình dục lành mạnh, chung thủy một bạn tình. Tránh tình trạng quan hệ nhiều người khiến nguy cơ lây nhiễm HPV gia tăng. Vệ sinh bộ phận sinh dục trước và sau khi quan hệ sạch sẽ để phòng ngừa viêm nhiễm.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt khoa học. Cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, hạn chế ăn những món ăn chứa nhiều đường, dầu mỡ, gia vị hoặc cay nóng. Ngủ đủ giấc, giành thời gian để cơ thể nghỉ ngơi, thư giãn, hạn chế căng thẳng,…khiến rối loạn nội tiết tố.
  • Vận động thể dục, thể thao, duy trì vóc dáng cân đối. Cơ thể được vận động giúp lưu thông máu tốt hơn, tăng cường sức đề kháng và nâng cao hệ thống miễn dịch chống lại sự xâm nhập của tác nhân bên ngoài.

    Phòng tránh ung thư cổ tử cung
    Tầm soát ung thư cổ tử cung và tiêm phòng sớm giúp phụ nữ hạn chế nguy cơ mắc phải chứng bệnh này

Các giai đoạn ung thư cổ tử cung bao gồm giai đoạn tiền ung thư đến giai đoạn cuối trải qua 4 mức độ phát triển. Nhận biết từ thời kỳ tế bào bất thường mới hình thành có hy vọng điều trị cao, giảm thiểu rủi ro cho sức khỏe. Vì thế, bạn đọc nên định kỳ thăm khám sức khỏe và thực hiện tầm soát ung thư để kịp thời phát hiện, điều trị bệnh.

Bị bệnh ung thư cổ tử cung sống được bao lâu?

Bị bệnh ung thư cổ tử cung sống được bao lâu?

Bệnh ung thư cổ tử cung sống được bao lâu là thắc mắc của nhiều người. Tùy vào mức độ bệnh của mỗi bệnh nhân mà tiên lượng sống sẽ...
Xét nghiệm ung thư cổ tử cung ở đâu tốt nhất hiện nay?

Xét nghiệm ung thư cổ tử cung ở đâu tốt nhất hiện nay?

Xét nghiệm ung thư cổ tử cung ở đâu tốt nhất được nhiều chị em phụ nữ quan tâm. Bạn...

Ung thư cổ tử cung di căn - Thông tin cần biết

Ung thư cổ tử cung di căn – Thông tin cần biết

Ung thư cổ tử cung di căn có thể đe dọa nghiêm trọng tính mạng của người bệnh. Các tế...

Ung thư cổ tử cung siêu âm có biết không?

Ung thư cổ tử cung siêu âm có biết không?

Hiện nay, thắc mắc về việc ung thư cổ tử cung siêu âm có biết không đang được nhiều phụ...

Bị bệnh ung thư cổ tử cung sống được bao lâu?

Bị bệnh ung thư cổ tử cung sống được bao lâu?

Bệnh ung thư cổ tử cung sống được bao lâu là thắc mắc của nhiều người. Tùy vào mức độ...

Ung thư cổ tử cung có mang thai, sinh con được không?

Ung thư cổ tử cung có mang thai, sinh con được không?

Ung thư cổ tử cung có mang thai được không? Đây là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm,...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *