Các xét nghiệm, chẩn đoán, tầm soát ung thư cổ tử cung

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ BÁC SĨ ĐỖ THANH HÀ – Khoa Phụ sảnTrưởng khoa phụ Bệnh viện Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Xét nghiệm ung thư cổ tử cung gồm có xét nghiệm Pap Smear, Cobas HPV test, Thinprep hoặc xét nghiệm HPV DNA. Đây là những phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung được thực hiện phổ biến hiện nay. Kết quả thu được sẽ cho phụ nữ biết tình trạng âm tính hoặc dương tính với HPV và giai đoạn bệnh trong trường hợp mắc ung thư cổ tử cung.

Các xét nghiệm, chẩn đoán, tầm soát ung thư cổ tử cung
Các xét nghiệm, chẩn đoán, tầm soát ung thư cổ tử cung

Xét nghiệm ung thư cổ tử cung là gì? 

Ung thư cổ tử cung là một bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt đe dọa nghiêm trọng tính mạng của phụ nữ. Hiện nay, bệnh được liệt kê vào nhóm các dạng ung thư có tỷ lệ tử vong cao. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do một dạng virus lây qua đường tình dục có tên gọi là HPV.

Người bệnh khó nhận biết ngay từ giai đoạn đầu do bệnh không có triệu chứng đặc trưng riêng biệt. Các dấu hiệu bất thường ở bộ phận sinh dục thường bị nhầm lẫn với nhiều vấn đề phụ khoa. Đa số phụ nữ thường chủ quan, không thăm khám sớm. Điều này vô tình tạo điều kiện cho khối u phát triển.

Các chuyên gia khuyến cáo, phụ nữ nên thăm khám phụ khoa định kỳ. Bên cạnh đó, kết hợp tầm soát, xét nghiệm ung thư cổ tử cung để sớm phát hiện bệnh và điều trị. Nhận biết càng sớm, tỷ lệ điều trị khỏi càng cao, giảm thiểu rủi ro về sức khỏe, tính mạng của người bệnh.

Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung là phương pháp được thực hiện nhằm xác định có tế bào ung thư tồn tại trong cổ tử cung hay không. Những tế bào bất thường tìm thấy có thể là tế bào ung thư hoặc loại có khả năng chuyển hóa sang ác tính. Trường hợp tế bào chưa chuyển hóa sẽ được loại bỏ bằng các biện pháp y tế phù hợp.

Chị em nên chủ động thăm khám, xét nghiệm, chẩn đoán và tầm soát ung thư cổ tử cung sớm. Một số trường hợp nên thực hiện ngay nếu nhận thấy:

  • Âm đạo xuất huyết ngoài chu kỳ kinh, khí hư có màu sắc bất thường, hôi tanh khó chịu.
  • Đau rát âm đạo khi quan hệ tình dục, vùng chậu, lưng dưới đau đớn khi vận động mạnh hoặc kể cả khi không di chuyển.
  • Tiểu tiện khó khăn, xuất hiện cảm giác đau rát, đôi khi nước tiểu có lẫn máu.
  • Cơ thể mệt mỏi thường xuyên, suy nhược, sụt cân không rõ nguyên do.

    Xét nghiệm ung thư cổ tử cung là gì? 
    Phát hiện bệnh ung thư cổ tử cung sớm sẽ có nhiều hy vọng điều trị hơn khi bệnh chuyển sang giai đoạn muộn

Các đối tượng nên thực hiện xét nghiệm này bao gồm những người trong độ tuổi từ 21 – 65. Trong đó, phổ biến nhất là những phụ nữ từ 21 đến 29 tuổi. Nếu nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường nêu trên, bạn nên đến bệnh viện có khoa phụ sản để thăm khám. Trường hợp khỏe mạnh có thể định kỳ tầm soát 3 năm một lần để theo dõi sức khỏe sinh sản.

Quy trình cơ bản xét nghiệm ung thư cổ tử cung

Dựa vào triệu chứng và tình trạng, mỗi bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định phương pháp xét nghiệm ung thư cổ tử cung phù hợp. Một quy trình thực hiện thông thường sẽ tiến hành theo các bước cơ bản sau:

  • Khám tổng lâm sàng tổng quát: Người bệnh cần cung cấp trung thực thông tin về triệu chứng, tiền sử bệnh lý của bản thân, người thân trong gia đình,…cho bác sĩ chuyên khoa. Sau đó, bác sĩ sẽ đưa ra các chỉ định phù hợp.
  • Tiến hành xét nghiệm: Các xét nghiệm cần thiết sẽ được thực hiện như Pap, Thinprep, HPV,…Người bệnh sẽ được hướng dẫn nằm ở tư thế thuận lợi cho việc lấy mẫu tế bào. Sau khi thu nhận, mẫu bệnh phẩm sẽ được chuyển đến phòng xét nghiệm để phân tích.
  • Trả kết quả xét nghiệm: Thông thường, phải mất khoảng 7 ngày sau khi lấy mẫu xét nghiệm mới cho ra kết quả chẩn đoán ung thư cổ tử cung.

Các bác sĩ khuyến khích nữ giới đã quan hệ tình dục nên tiến hành xét nghiệm ung thư cổ tử cung 3 năm/lần. Riêng chị em dưới tuổi 30 nên thực hiện định kỳ 2 năm/lần. Trường hợp phụ nữ trên 30 tuổi có kết quả xét nghiệm Pap bình thường 3 lần liên tiếp có thể tiếp tục tầm soát sau 2 đến 3 năm.

Các xét nghiệm, chẩn đoán, tầm soát ung thư cổ tử cung

Nhằm giúp bạn đọc hiểu thêm về các xét nghiệm, chẩn đoán, tầm soát ung thư cổ tử cung. Dưới đây là các phương pháp phổ biến cùng với ưu – nhược điểm cụ thể khi thực hiện:

Phương pháp xét nghiệm Pap Smear

Xét nghiệm Pap Smear là phương pháp xét nghiệm ung thư cổ tử cung phổ biến hiện nay. Phương pháp này còn được gọi là phết tế bào cổ tử cung, thuộc xét nghiệm tế bào học để kiểm tra sự thay đổi của các tế bào dưới tác động của HPV.

Các xét nghiệm, chẩn đoán, tầm soát ung thư cổ tử cung
Tế bào cổ tử cung được phết lên một lam kính trước khi xét nghiệm

Ngoài nhận diện tế bào ung thư, Pap Smear còn chỉ ra được các bất thường khác trong cấu trúc, hoạt động của những tế bào tại khu vực này. Thông qua đó, bác sĩ sẽ cảnh báo các nguy cơ có khả năng gây ung thư cổ tử cung cho người bệnh trong thời gian sắp tới.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Người bệnh được khám bằng một dụng cụ thăm khám phụ khoa chuyên dụng. Tư thế thực hiện được hướng dẫn cụ thể theo sự hỗ trợ của bác sĩ hoặc phụ tá. Người bệnh nằm dạng rộng hai chân, bàn chân đặt vào giá đỡ.
  • Bước 2: Bác sĩ dùng mỏ vịt (thiết bị khám phụ khoa chuyên dụng) đưa vào âm đạo, cố định vùng thăm khám. Sau đó, bác sĩ tiếp tục quan sát tình trạng bên trong, kiểm tra cổ tử cung của người bệnh.
  • Bước 3: Thực hiện lấy mẫu tế bào nhỏ trong cổ tử cung bằng que gỗ y tế.
  • Bước 4: Bác sĩ phết tế bào từ que gỗ lên ½ lam kính (phần lam kính mờ) theo một chiều cố định. Phết nhẹ nhàng, dàn mỏng phần tế bào bị dồn cục, thao tác đảm bảo không phá vỡ các tế bào. Tiếp đến, bác sĩ sẽ phết tế bào còn lại trên que gỗ vào đầu lam kính đối diện. Phết theo chiều dài của lam kính, xoay vòng bàn chải kết hợp đè nhẹ que gỗ. Sao cho lớp tế bào thứ 2 nằm chồng lên lớp tế bào thứ nhất rồi đưa mẫu đến phòng thí nghiệm để phân tích chuyên sâu.

Tổng thời gian thực hiện trong vòng khoảng 5 phút, không gây đau cho người bệnh. Tuy nhiên, sau đó người bệnh có thể bị chuột rút, xuất huyết âm đạo nhẹ. Trường hợp máu chảy không dứt sau khi lấy mẫu nên thông báo để được bác sĩ hỗ trợ xử lý.

Độ tuổi xét nghiệm Pap Smear: Phụ nữ thực hiện Pap thường nằm trong độ tuổi như sau:

  • Nhỏ hơn 21 tuổi: Không cần thực hiện xét nghiệm Pap.
  • Từ 21 – 29 tuổi: Thực hiện định kỳ 3 năm 1 lần.
  • Từ 30 – 65 tuổi: Xét nghiệm 3 năm 1 lần, đồng xét nghiệm Pap và HPV 5 năm 1 lần.

Ưu – Nhược điểm của xét nghiệm Pap Smear:

Về ưu điểm: 

  • Phương pháp xét nghiệm không tốn nhiều chi phí.
  • Không đòi hỏi trang thiết bị hiện đại, kỹ thuật cầu kỳ.
  • Thời gian tiến hành nhanh gọn, không gây đau đớn.

Về nhược điểm:

  • Pap có độ nhạy cảm thấp từ 50% – 70%.
  • Khó tuân thủ theo lịch xét nghiệm định kỳ nhiều năm.
  • Vẫn có sai sót, độ khách quan phụ thuộc vào người đọc kết quả. Thực tế có đến 33% số người được chẩn đoán bình thường sau khi xét nghiệm Pap lại dương tính với ung thư cổ tử cung.
  • Tỷ lệ âm tính giả cao trong trường hợp sai sót ở mẫu tế bào cổ tử cung. Do đó, một số trường hợp vẫn còn e ngại sau khi Pap âm tính có thể thực hiện kết hợp xét nghiệm HPV DNA để củng cố kết quả chẩn đoán.

Phương pháp xét nghiệm Cobas HPV test

Xét nghiệm Cobas HPV test là một trong những phương pháp xét nghiệm ung thư cổ tử cung có hiệu quả cao hiện nay. Thông qua quá trình phân tích một mẫu bệnh phẩm duy nhất, bác sĩ có thể xác định loại HPV 16, 18 gây ung thư. Cùng với đó, một số loại HPV khác có khả năng phát triển thành bệnh cũng được tìm thấy thông qua phương pháp này.

Các xét nghiệm, chẩn đoán, tầm soát ung thư cổ tử cung
Xét nghiệm Cobas HPV test hiện nay là phương pháp mang lại hiệu quả chẩn đoán tốt nhất

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Người bệnh nằm với tư thế lấy mẫu theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Mỏ vịt được sử dụng để mở rộng âm đạo.
  • Bước 2: Bác sĩ sử dụng que dài có quấn bông gòn cho vào bên trong, tiếp cận cổ tử cung và lấy tế bào xét nghiệm.
  • Bước 3: Đưa tế bào đến phòng xét nghiệm, sử dụng hệ thống Cobas 4800 để phân tích mẫu bệnh phẩm bằng quy trình tự động tinh sạch ADN. Tiếp đến, phản ứng chuỗi trùng hợp được thực hiện nhằm phát hiện HPV có tồn tại bên trong cổ tử cung hay không.
  • Bước 4: Trả kết quả sau 1 tuần cho đến 10 ngày. Thông qua phương pháp này, bác sĩ có thể nhận định được 12 loại HPV có nguy cơ gây bệnh ung thư cổ tử cung cao.

Độ tuổi xét nghiệm Cobas test:

Đối tượng nữ giới ngoài 30 tuổi thường được chỉ định xét nghiệm ung thư cổ tử cung bằng phương pháp Cobas HPV test cùng với phương pháp Pap. Trong trường hợp kết quả thu được là âm tính, để kiểm soát tình trạng sức khỏe phụ nữ được khuyên thực hiện định kỳ mỗi 3 năm 1 lần.

Ưu – Nhược điểm của xét nghiệm Cobas HPV test:

Về ưu điểm:

  • Phương pháp này mang lại kết quả có độ chính xác cao đến 92% so với những xét nghiệm khác. 
  • Kết quả cho âm tính giả có tỷ lệ thấp nhờ vào đặc tính tự động của hệ thống, giảm tác động của yếu tố con người đến xét nghiệm.
  • Việc thu thập mẫu bệnh phẩm đơn giản, quy trình tương tự như khi lấy mẫu xét nghiệm Pap.
  • Cobas HPV test có thể phát hiện mầm bệnh ung thư trước khi những tế bào cổ tử cung biến đổi ác tính. Nhờ vào đó, bác sĩ có thể giúp bệnh nhân điều trị sớm, tránh được rủi ro.

Về nhược điểm:

  • Phải mất từ 7 cho đến 10 ngày mới có được kết quả chẩn đoán.
  • Việc lấy mẫu và xét nghiệm cần có thiết bị y tế chuyên dụng, công nghệ tiên tiến, đa phần chỉ được thực hiện tại các cơ sở y tế lớn.

Phương pháp xét nghiệm Thinprep

Thinprep là phương pháp phết tế bào cổ tử cung nhưng được nâng cấp hơn. Khác với Pap, Thinprep không sử dụng tiêu bản thu được qua quá trình phết tế bào lên lam kính. Thay vào đó, mẫu tế bào được cho vào lọ Thinprep và đưa đến phòng thí nghiệm. 

Thông qua máy Thinprep, mẫu tế bào sẽ được xử lý trở thành tiêu bản theo cách tự động hóa mà không cần đến sự tác động của con người. Do đó, đây là bước phát triển mới của các phương pháp làm xét nghiệm truyền thống.

Các xét nghiệm, chẩn đoán, tầm soát ung thư cổ tử cung
Thinprep ung thư cổ tử cung là xét nghiệm cải tiến của Pap

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Người được xét nghiệm sẽ nằm ngửa, tư thế khám phụ khoa. Bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu tế bào cổ tử cung bằng chổi y tế chuyên dụng.
  • Bước 2: Cho tế bào vào lọ Thinprep, bảo quản và đưa ngay đến phòng thí nghiệm. Sau đó, tế bào sẽ được đưa qua màng lọc có kiểm soát, tách và dàn lên một mặt kính, tiến hành kiểm tra.

Độ tuổi xét nghiệm Thinprep:

  • Người 21 – 29 tuổi: Định kỳ thực hiện 3 năm/lần. Đối tượng nhỏ hơn 21 tuổi không thực hiện phương pháp xét nghiệm này.
  • Người 30 – 65 tuổi: Thực hiện 3 năm/lần trong trường hợp xét nghiệm âm tính với HPV. Nếu thực hiện đồng xét nghiệm cùng lúc Thinprep và HPV sẽ được chỉ định định kỳ 5 năm/lần. Kết quả dương tính cần thực hiện hai phương pháp xét nghiệm này mỗi năm một lần.
  • Người sau 65 tuổi: Ngưng thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung bằng Thinprep. Bởi theo thống kê, hầu hết kết quả thu được đều là dương tính giả, trên thực tế không đưa ra được nhận định chính xác tình trạng ung thư.

Ưu – Nhược điểm của xét nghiệm Thinprep:

Về ưu điểm: Tỷ lệ âm tính giả giảm do phương pháp này ít bỏ sót mẫu tế bào, hiệu quả cao trong tầm soát ung thư cổ tử cung.

Về nhược điểm: Đòi hỏi trang thiết bị y tế và công nghệ tiên tiến, vì thế người bệnh chỉ có thể xét nghiệm ở bệnh viện lớn.

Phương pháp xét nghiệm HPV DNA

Xét nghiệm HPV DNA sử dụng một máy tách chiết DNA tự động, kết hợp cùng với công nghệ giải trình mới, phân tích mẫu bệnh phẩm một cách chính xác nhất. 

Ưu – Nhược điểm của xét nghiệm HPV DNA:

Về ưu điểm: 

  • Độ nhạy và đặc hiệu cao hơn những xét nghiệm tầm soát khác, xác định HPV hiện diện chính xác đến 90% – 95%.
  • Thực hiện lấy mẫu đơn giản chỉ trong thời gian ngắn.
  • Góp phần giảm tỷ lệ tử vong vì ung thư cổ tử cung, tính khách quan được đảm bảo.
  • Có thể xác định 14 chủng HPV khác có nguy cơ gây bệnh cao bên cạnh HPV 16, 18.

Về nhược điểm:

  • Phương pháp này không chẩn đoán được bệnh ung thư cổ tử cung. Trên thực tế, xét nghiệm chỉ cho kết quả có sự xuất hiện của virus HPV, không đánh giá được nguy cơ mắc bệnh. 
  • Cần thực hiện xét nghiệm đôi Pap và HPV DNA để có được kết quả chẩn đoán hiệu quả nhất.

Một số xét nghiệm ung thư cổ tử cung khác

Ngoài những phương pháp xét nghiệm phổ biến kể trên, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện thêm phương pháp khác khi cần thiết. Thông qua các kết quả thu thập được, bác sĩ đưa ra nhận định chính xác tình trạng của mỗi người. Các xét nghiệm khác như:

  • Sinh thiết

Một mô nhỏ ở cổ tử cung được lấy và mang đi kiểm tra. Bác sĩ tiến hành khoét chóp hoặc nạo kênh tại cổ tử cung nhằm nhận định tình trạng bệnh tại lớp tế bào trên bề mặt. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ được tiến hành khi thực sự cần thiết.

Các xét nghiệm, chẩn đoán, tầm soát ung thư cổ tử cung
Sinh thiết cổ tử cung, soi cổ tử cung cũng là các xét nghiệm có thể được chỉ định để xác định ung thư cổ tử cung

Bởi, người bệnh có thể gặp phải tình trạng nhiễm trùng hoặc chảy máu sau khi lấy mẫu mô. Bên cạnh đó, sinh thiết chóp cổ tử cung có thể biến chứng gây vô sinh hoặc sảy thai trong trường hợp phụ nữ đang mang thai.

  • Soi cổ tử cung

Bác sĩ sử dụng máy soi để quan sát bên trong âm đạo, cổ tử cung. Hình ảnh bên trong sẽ được phóng lên màn hình với kích thước gấp 10 – 30 lần. Bên cạnh đó, nếu cần thiết, các dung dịch như acid acetic 3-5% hoặc lugol 2% cũng được sử dụng để nhận diện vị trí tổn thương ở cổ tử cung. 

So với sinh thiết, soi cổ tử cung thực hiện đơn giản hơn, người bệnh có thể sinh hoạt lại sau khi thực hiện. Mặc dù vậy, độ chính xác khi soi cổ tử cung không cao, do đó thường được áp dụng đồng thời với các xét nghiệm khác.

Lưu ý trước khi xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung

Xét nghiệm ung thư cổ tử cung để có được kết quả chính xác nhất, bạn đọc nên lưu ý một số vấn đề:

  • Trước khi thực hiện xét nghiệm tầm soát ung thư tuyệt đối không bơi sản phẩm dưỡng, kem bôi trơn âm đạo trong khoảng 24 giờ đồng hồ. 
  • Không thực hiện vào các ngày hành kinh, chỉ tiến hành sau khi kết thúc chu kỳ kinh nguyệt từ 10 – 14 ngày.
  • Dừng quan hệ tình dục trước khi thực hiện xét nghiệm cổ tử cung, nhất là xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung. Tốt nhất cần kiêng từ 1 – 2 ngày trước khi tiến hành để đảm bảo không ảnh hưởng đến độ chính xác của xét nghiệm.
  • Thông báo với bác sĩ nếu trường hợp phụ nữ đang điều trị viêm nhiễm phụ khoa hoặc sử dụng thuốc đặt âm đạo. 
  • Trường hợp kết quả trả về dương tính với ung thư cổ tử cung, phụ nữ có thể yêu cầu thực hiện xét nghiệm chuyên sâu để có được kết quả chính xác nhất. Bởi nhiều trường hợp xét nghiệm bị nhiễu gây dương tính hoặc âm tính giả.

Trên đây là các xét nghiệm, chẩn đoán, tầm soát ung thư cổ tử cung phổ biến hiện nay. Bạn đọc có thể tham khảo và lựa chọn bệnh viện uy tín để thực hiện. Định kỳ theo dõi sức khỏe sẽ giúp chị em nhận biết sớm các vấn đề, can thiệp điều trị kịp thời để giảm thiểu các nguy cơ không mong muốn.

Có thể bạn quan tâm:

Hơn 90% phụ nữ hiện nay đang điều trị bệnh phụ khoa sai cách, dẫn đến bệnh thường xuyên tái phát, gây ra tình trạng loạn khuẩn. Nếu bạn cũng đang phải "sống chung" với bệnh Phụ khoa, cùng tìm hiểu ngay giải pháp sau đây!
Bị bệnh ung thư cổ tử cung sống được bao lâu?

Bị bệnh ung thư cổ tử cung sống được bao lâu?

Bệnh ung thư cổ tử cung sống được bao lâu là thắc mắc của nhiều người. Tùy vào mức độ bệnh của mỗi bệnh nhân mà tiên lượng sống sẽ...
thuốc đông y chữa ung thư cổ tử cung

Các bài thuốc đông y chữa ung thư cổ tử cung

Có thể áp dụng các bài thuốc đông y chữa ung thư cổ tử cung để hỗ trợ kiểm soát...

Chưa quan hệ bao giờ có bị ung thư cổ tử cung không?

Chưa quan hệ bao giờ có bị ung thư cổ tử cung không?

Một trong những thắc mắc được đặt ra hiện nay liên quan đến căn bệnh ung thư cổ tử cung...

10 địa chỉ khám chữa ung thư cổ tử cung tốt nhất hiện nay

Ung thư cổ tử cung là một trong những căn bệnh có khả năng cao đe dọa đến tính mạng...

Các thực phẩm phòng ngừa ung thư cổ tử cung

10+ thực phẩm phòng ngừa ung thư cổ tử cung tốt nhất

Thực phẩm phòng ngừa ung thư cổ tử cung có chứa hợp chất giúp ức chế hoạt động của HPV...

Xạ trị ung thư cổ tử cung và thông tin cần biết

Xạ trị ung thư cổ tử cung và thông tin cần biết

Xạ trị ung thư cổ tử cung là một trong những biện pháp điều trị được áp dụng phổ biến...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.