Ung thư cổ tử cung siêu âm có biết không?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ BÁC SĨ ĐỖ THANH HÀ – Khoa Phụ sảnTrưởng khoa phụ Bệnh viện Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Hiện nay, thắc mắc về việc ung thư cổ tử cung siêu âm có biết không đang được nhiều phụ nữ quan tâm. Theo các chuyên gia, việc siêu âm tử cung có phát hiện được ung thư thông qua các biểu hiện từ mô sẹo, hình dạng tử cung, các bất thường ở niêm mạc và hoạt động của ống dẫn trứng,…Bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm cần thiết khác để củng cố kết quả chẩn đoán và xây dựng phác đồ điều trị cho phù hợp.

Ung thư cổ tử cung siêu âm có biết không?
Ung thư cổ tử cung siêu âm có biết không?

Các biện pháp xét nghiệm ung thư cổ tử cung hiện nay

Bệnh ung thư cổ tử cung gây ra không ít vấn đề đối với sức khỏe sinh sản của nữ giới nếu phát hiện chậm trễ. Nhiều trường hợp người bệnh tử vong do bệnh di căn ra các bộ phận khác và làm hủy hoại nghiêm trọng đến hoạt động sống của cơ thể.

Chính vì thế, hiện nay bệnh được xếp vào nhóm các bệnh lý có tỷ lệ tử vong cao, chỉ sau chứng ung thư vú. Ung thư cổ tử cung đã trở thành nỗi ám ảnh của nhiều chị em phụ nữ. Bởi sự khởi phát âm thầm, diễn biến phức tạp nhưng nhanh chóng của bệnh gây ra nhiều hệ lụy khó lường.

Do đó, việc xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung được chuyên gia khuyến khích chị em phụ nữ nên thực hiện định kỳ 3 năm/lần. Đồng thời, thăm khám phụ khoa mỗi 6 tháng/lần sau 2 năm kể từ khi bắt đầu quan hệ tình dục. Các xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung phổ biến như:

  • Xét nghiệm Pap smear
  • Xét nghiệm Cobas test HPV
  • Xét nghiệm Thinprep
  • Xét nghiệm HPV DNA
  • Siêu âm tử cung, soi cổ tử cung, sinh thiết cổ tử cung,…
    Các biện pháp xét nghiệm ung thư cổ tử cung hiện nay
    Các biện pháp xét nghiệm ung thư cổ tử cung hiện nay

Trong đó, siêu âm tử cung ngoài phát hiện bệnh còn giúp chẩn đoán các tình trạng bất thường khác tại tử cung như kiểm tra độ sâu tử cung, nhận diện mô sẹo,…Khi cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định kết hợp chụp X Quang hay siêu âm ổ bụng để ghi nhận thêm các thông tin cần thiết về sức khỏe của người bệnh.

ĐỌC NGAY: Xét nghiệm ung thư cổ tử cung ở đâu tốt nhất hiện nay?

Siêu âm tử cung là gì?

Như đã đề cập, siêu âm tử cung là một trong những phương pháp xét nghiệm ung thư cổ tử cung hiện nay. Đây là một kiểm tra đặc biệt. Theo đó, bác sĩ sẽ sử dụng một ống nhựa khá mỏng, sau đó đưa một dung dịch vào ống từ cổ tử cung vào tử cung. Hình ảnh bên trong niêm mạc tử cung sẽ được thu lại nhờ vào máy phát sóng âm.

Nhờ vào dung dịch đã được đưa vào trước đó mà hình ảnh thể hiện được rõ nét hơn so với phương pháp siêu âm bình thường. Phương pháp được thực hiện trong khoảng thời gian ngắn, không quá 30 phút cho một lần siêu âm. Bác sĩ chuyên khoa là người sẽ thực hiện siêu âm và chẩn đoán tình trạng bệnh.

Quy trình thực hiện thường theo trình tự 3 bước cơ bản sau:

  • Bước 1: Kiểm tra âm đạo
  • Bước 2: Bơm chất lỏng vào tử cung trước khi siêu âm.
  • Bước 3: Tiến hành kiểm tra và thu kết quả.
    Siêu âm tử cung
    Siêu âm tử cung để phát hiện những bất thường ở tử cung, cổ tử cung và đưa ra phương pháp điều trị sớm

Thông qua đó, bác sĩ có thể nhận diện tình trạng ung thư cổ tử cung có đang tồn tại hay không. Đây là biện pháp nằm trong nhóm các xét nghiệm được chỉ định thực hiện để tầm soát, kiểm tra sức khỏe sinh sản và nhận diện ung thư cổ tử cung cho chị em phụ nữ.

Ung thư cổ tử cung siêu âm có biết không?

Đối với trường hợp bệnh ung thư cổ tử cung, giai đoạn khởi phát sẽ thường không có triệu chứng rõ ràng để nhận biết. Tuy nhiên, nếu tìm ra bệnh vào thời điểm này, khả năng điều trị khỏi hoàn toàn là rất cao.

Thông qua siêu âm, bác sĩ sẽ phát hiện được tình trạng bất thường ở cổ tử cung và nhận diện có phải là dấu hiệu của bệnh ung thư cổ tử cung hay không. Đồng thời, từ kết quả siêu âm, nếu cần thiết bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu khác nhằm củng cố chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất.

Phương pháp siêu âm tử cung lúc này sẽ giúp người bệnh nhận diện được những nguyên nhân gây nên các triệu chứng như chảy máu, sảy thay, vo sinh,…Các thông tin thu được bao gồm hình dạng tử cung, cổ tử cung, kích thước và độ sâu tử cung, u xơ, polyp,…

Ung thư cổ tử cung siêu âm có biết không?
Siêu âm tử cung để phát hiện những bất thường ở tử cung, cổ tử cung và đưa ra phương pháp điều trị sớm

Do đó, ngoài phát hiện ung thư cổ tử cung, siêu âm tử cung còn cho thấy được những ảnh hưởng khác đang diễn ra bên trong bộ phận sinh sản của phụ nữ. Góp phần xác định mức độ tổn thương và xây dựng phác đồ điều trị tương ứng, hạn chế thấp nhất các rủi ro cho cơ thể.

Những lưu ý về siêu âm tử cung

Siêu âm phụ khoa nói chung hay siêu âm tử cung nói riêng là các biện pháp nhằm tìm ra vấn đề đang xảy ra tại cơ quan sinh sản, sinh dục của nữ giới. Theo đó, một số vấn đề về phương pháp này mà bạn đọc nên lưu ý để đảm bảo đạt kết quả kiểm tra tốt nhất:

  • Không thực hiện siêu âm tử cung nhận diện ung thư với đối tượng đang bị nhiễm trùng vùng chậu, đang mang thai. Thông thường, bác sĩ sẽ cho phụ nữ thử thai trước khi thực hiện nhằm chắc chắn rằng không đang mang thai. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể cho phụ nữ kiểm tra dị ứng mủ cao su (latex) trước khi tiến hành nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe và kết quả xét nghiệm.
  • Thực hiện siêu âm khi đã kết thúc chu kỳ kinh nguyệt trước đó 7 – 10 ngày theo hướng dẫn của bác sĩ. Việc tiến hành trong chu kỳ kinh sẽ làm cho kết quả thu được bị sai lệch bởi ảnh hưởng của nguyệt san.
  • Trường hợp phụ nữ bị rong kinh hay ra máu bất thường, các bác sĩ có thể chỉ định cho phụ nữ dùng thuốc cầm máu trước khi tiến hành siêu âm tử cung.
  • Đảm bảo bàng quang rỗng để không làm ảnh hưởng đến xét nghiệm ung thư cổ tử cung. Thông thường, phụ nữ sẽ được yêu cầu cởi quần áo từ phần thắt lưng xuống, sau đó mặc váy chuyên dụng của bệnh viện hoặc cơ sở y tê rồi nằm trên bàn khám siêu âm. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra vùng chậu bằng một vài thao tác để xác định bạn có bị đau ở vị trí đó hay không.
  • Trường hợp nghi ngờ bạn bị nhiễm trùng, bác sĩ có thể thực hiện thêm xét nghiệm khác và cho bạn sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị, loại bỏ nhiễm trùng trước khi thực hiện phẫu thuật cắt bỏ khối u.
  • Trong hoặc sau khi thực hiện, bạn có thể bị chuột rút. Do đó, bác sĩ có thể sẽ chỉ định để bạn dùng một số thuốc giảm đau trước siêu âm như ibuprofen, acetaminophen,…
    Những lưu ý về siêu âm tử cung
    Để có kết quả xét nghiệm chính xác nhất bạn nên thực hiện theo đúng hướng dẫn của bác sĩ

Ung thư cổ tử cung siêu âm có biết không? Tùy vào phương pháp xét nghiệm mà bạn được chỉ định thực hiện mà việc xác định bệnh cho kết quả cơ bản hay chi tiết. Một trong những biện pháp được thực hiện là siêu âm tử cung. Các thông tin nhận được sẽ phản ánh tình trạng tổn thương ở cổ tử cung và xác định có phải ung thư hay không. Để chính xác hơn, bác sĩ có thể yêu cầu bạn làm thêm xét nghiệm khác, sau đó đưa ra phác đồ điều trị hợp lý cho từng đối tượng.

HỮU ÍCH

Cách Phòng Ngừa Ung Thư Cổ Tử Cung Chị Em Cần Biết

Ung thư cổ tử cung là một trong những căn bệnh nguy hiểm, có khả năng đe dọa đến tính mạng con người cao. Đặc biệt là những chị em...
Bị bệnh ung thư cổ tử cung sống được bao lâu?

Bị bệnh ung thư cổ tử cung sống được bao lâu?

Bệnh ung thư cổ tử cung sống được bao lâu là thắc mắc của nhiều người. Tùy vào mức độ...

Ảnh hưởng sau điều trị ung thư cổ tử cung đến đời sống tình dục

Ung thư cổ tử cung có quan hệ được không hay kiêng?

Ung thư cổ tử cung có quan hệ được không? Trên thực tế, khi mắc bệnh ung thư cổ tử...

Quan hệ rồi có chích ung thư cổ tử cung được không?

Quan hệ rồi có chích ung thư cổ tử cung được không?

Quan hệ rồi có chích ngừa ung thư cổ tử cung được không là vấn đề được chị em phụ...

Bệnh ung thư cổ tử cung có lây hay di truyền không?

Bệnh ung thư cổ tử cung có lây hay di truyền không?

Bệnh ung thư cổ tử cung có lây không, có di truyền không là thắc mắc được nhiều phụ nữ...

Tầm soát ung thư cổ tử cung là gì? Điều cần biết

Tầm soát ung thư cổ tử cung là gì? Điều cần biết

Tầm soát ung thư cổ tử cung nên tiến hành định kỳ. Bởi bệnh ung thư cổ tử cung là...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *