Nhận biết sớm biểu hiện viêm đường tiết niệu ở trẻ em và cách điều trị

Căn bệnh viêm đường tiết niệu ở trẻ em không phải là hiếm gặp. Có tới 8% bé gái và 2% bé trai mắc căn bệnh này trong 5 năm đầu tiên của cuộc đời. Việc chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể giúp trẻ ngăn ngừa được các biến chứng y khoa nghiêm trọng.

Thông thường, khi vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo, chúng sẽ được loại bỏ ra ngoài thông qua hoạt động tiểu tiện. Tuy nhiên, trong một số trường hợp vi khuẩn có thể phát triển mạnh và không được đào thải hết. Chúng tấn công vào các bộ phận trong đường tiết niệu dẫn đến viêm và nhiễm trùng.

Viêm đường tiết niệu ở trẻ em
Bệnh viêm đường tiết niệu có thể ảnh hưởng đến trẻ ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ sơ sinh

Bệnh viêm tiết niệu ở trẻ nhỏ được chia thành các loại sau:

  • Viêm đường tiết niệu trên: Tổn thương xảy ra ở thận, niệu quản – ống nối thận với bàng quang.
  • Viêm đường tiết niệu dưới: Xảy ra khi tình trạng nhiễm trùng ảnh hưởng đến bàng quang, niệu đạo

Căn bệnh này có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào của trẻ, bao gồm cả trẻ sơ sinh. Nếu viêm lan rộng đến thận, trẻ có nguy cơ gặp nhiều di chứng về sau. Do vậy, cha mẹ không nên chủ quan, cần có sự hiểu biết về bệnh để kịp thời phát hiện và điều trị cho con.

Biểu hiện viêm đường tiết niệu ở trẻ em

Các triệu chứng của viêm tiết niệu ở trẻ em có thể khác nhau tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng và tuổi của con bạn. Khi bệnh mới khởi phát, trẻ có thể không gặp bất kỳ dấu hiệu nào. Bệnh tiến triển nặng hơn thường gây ra các biểu hiện chung như:

  • Sốt, nếu nhiễm trùng lây lan đến thận có thể bị sốt cao kèm ớn lạnh
  • Bé chán ăn, bỏ ăn
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Trẻ hay quấy khóc, cáu gắt
  • Mất kiểm soát bàng quang dẫn đến tè ra quần
  • Thường xuyên có cảm giác mót tiểu nhưng sau đó chỉ đi được vài giọt.
  • Trẻ lớn hơn có thể cảm nhận được triệu chứng đau ở bụng dưới, đau lưng
  • Nước tiểu có mùi hôi, vẩn đục hoặc có lẫn máu
  • Bé có cảm giác đau, châm chích hoặc nóng rát khi đi tiểu
  • Mệt mỏi, thiếu sức sống

Các biểu hiện viêm đường tiết niệu ở trẻ em có thể bị bỏ qua, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do các bé chưa thể nói cho cha mẹ biết được những triệu chứng khó chịu mình đang gặp phải. Nếu con bạn trông mệt mỏi và sốt cao mà không bị viêm đường hô hấp, đau tai hoặc các lý do rõ ràng khác về bệnh tật, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để xác định xem liệu con bạn có gặp vấn đề với đường tiết niệu hay không.

Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu ở trẻ em

Vi khuẩn E.coli được xác định là thủ phạm chủ yếu gây viêm đường tiết niệu ở trẻ. Chúng được tìm thấy nhiều trong phân người, phân động vật và được phân bố khắp nơi ngoài môi trường, từ không khí, thực phẩm cho đến nguồn nước sinh hoạt hàng ngày. Việc không được lau chùi sạch sau khi đi cầu hoặc điều kiện sống kém chính là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn E.coli xâm nhập vào trong niệu đạo của trẻ và gây viêm.

Vi khuẩn E.coli là nguyên nhân gây bệnh viêm tiết niệu ở trẻ em
Vi khuẩn E.coli là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh viêm tiết niệu ở trẻ em

Bên cạnh đó, trẻ còn có thể bị bệnh vì những nguyên nhân sau:

  • Do nhiễm ký sinh trùng hoặc vi rút
  • Trẻ mặc bỉm kém chất lượng hoặc không được thay bỉm thường xuyên
  • Mặc quần bó sát
  • Cha mẹ vệ sinh vùng kín cho bé không đúng cách, rửa vùng kín từ sau ra trước
  • Bé thường xuyên nhịn đi tiểu khiến vi khuẩn tích tụ lại bên trong gây viêm
  • Trẻ bị táo bón làm cho đại tràng phình to và gây áp lực lên bàng quang khiến bộ phận này không được làm rỗng hoàn toàn.
  • Một số bé trai bị hẹp bao quy đầu, khiến nước tiểu cùng vi khuẩn và chất bẩn tích tụ lại gây viêm niệu đạo.

Biến chứng trẻ có thể gặp khi bị viêm đường tiết niệu

Khi không được điều trị, vi khuẩn có thể xâm nhập vào trong thận và dẫn đến các tình trạng nghiêm trọng như:

  • Viêm cầu thận
  • Áp xe thận
  • Giảm chức năng thận
  • Suy thận
  • Thận ứ nước hoặc sưng thận
  • Nhiễm trùng máu dẫn đến suy nội tạng và tử vong

Việc chẩn đoán và chữa trị viêm đường tiết niệu ở trẻ kịp thời có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng y khoa nghiêm trọng, lâu dài.

Cách chẩn đoán bệnh viêm tiết niệu ở trẻ nhỏ

Nếu nghi ngờ con bạn bị nhiễm trùng đường tiểu, bác sĩ nhi khoa sẽ đề nghị lấy nước tiểu của bé để tìm kiếm sự hiện diện của vi khuẩn. Một số cách được thực hiện để thu thập mẫu nước tiểu của trẻ như:

  • Trẻ lớn: Cho trẻ đi tiểu vào một cái cốc sạch do bệnh viện cung cấp
  • Trẻ nhỏ không thể đi vệ sinh: Đặt một túi nhựa trên bộ phận sinh dục của trẻ để lấy nước tiểu
  • Trẻ còn mặc tã: Dùng một ống thông đặt vào niệu đạo hoặc bàng quang để lấy mẫu
  • Trẻ sơ sinh: Dùng kim tiêm đâm thẳng vào bàng quang lấy nước tiểu

Mẫu nước tiểu sau đó sẽ được đem vào phòng thí nghiệm và quan sát dưới kính hiển vi xem có vi khuẩn không. Mẫu nước tiễu cũng có thể được nuôi cấy để tìm ra chính xác loại vi trùng nào gây bệnh cho trẻ. Điều này sẽ là căn cứ để bác sĩ kê đơn các loại thuốc phù hợp nhằm tiêu diệt được chúng.

Nếu con bạn đã từng bị viêm đường tiết niệu nhiều lần trước đó, bác sĩ có thể thực hiện một hoặc nhiều xét nghiệm hình ảnh như siêu âm, chụp CT, MRI, quét thận y học hạt nhân (DMSA)… để tìm kiếm các vấn đề trong đường tiết niệu.

Cách chữa bệnh viêm đường tiết niệu ở trẻ em

Sử dụng thuốc kháng sinh là phương pháp điều trị viêm đường tiết niệu ở trẻ em được áp dụng phổ biến hiện nay. Thuốc kháng sinh có thể giúp ức chế và tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Trẻ thường được dùng thuốc trong vòng từ 3 đến 10 ngày. Sau đó xét nghiệm nước tiểu lại để xem đã hết nhiễm trùng chưa.

Một số trẻ có triệu chứng nặng như sốt cao khó hạ, nôn ói nhiều, có biểu hiện mất nước, nhiễm trùng thận hoặc các bé dưới 6 tháng tuổi thường được đề nghị nhập viện để theo dõi. Trường hợp này sẽ được điều trị bằng cách truyền dịch và thuốc kháng sinh theo đường tiêm tĩnh mạch.

cách chữa viêm đường tiết niệu ở trẻ em
Để điều trị viêm đường tiết niệu ở trẻ em, bác sĩ thường chỉ định khác sinh theo đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch

Các loại kháng sinh phổ biến nhất được sử dụng để chữa viêm đường tiết niệu ở trẻ em là:

  • Amoxicillin
  • Amoxicillin và axit clavulanic
  • Cephalosporin
  • Doxycycline cho trẻ > 8 tuổi
  • Nitrofurantoin
  • Sulfamethoxazole-trimethoprim

Hãy chắc chắn rằng con bạn được dùng thuốc kháng sinh đúng liều, đủ thời gian theo phác đồ của bác sĩ, ngay cả khi biểu hiện viêm đường tiết niệu ở trẻ đã được cải thiện. Việc dừng thuốc quá sớm có thể khiến cho vi khuẩn kháng lại thuốc và gây khó khăn cho việc điều trị sau này.

Hầu hết các trường hợp, bệnh tình của trẻ có sự chuyển biến rõ ràng trong khoảng một tuần nếu đáp ứng tốt với thuốc. Gọi cho bác sĩ nếu các triệu chứng của con bạn không bắt đầu cải thiện sau 3 ngày kể từ khi bé bắt đầu dùng kháng sinh, hoặc nếu bệnh của trẻ vẫn tiếp tục phát triển nặng hơn.

Làm thế nào để ngăn ngừa bệnh viêm đường tiết niệu ở trẻ em?

Không có giải pháp nào giúp ngăn ngừa bệnh viêm tiết niệu ở trẻ nhỏ tuyệt đối, nhưng bạn có thể thực hiện một số điều sau để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh cho con mình:

  • Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong vòng 6 tháng đầu đời. Trẻ được bú sữa mẹ sẽ có sức đề kháng tốt hơn khi bị các tác nhân gây bệnh và ít gặp các vấn đề ở đường tiêu hóa, đặc biệt là táo bón.
  • Đảm bảo cho trẻ uống đủ nước và khuyến khích bé đi tiểu ngay khi thấy mót.
  • Đối với trẻ còn mặc bỉm, cha mẹ nên lựa chọn những thương hiệu uy tín. Đồng thời, thay bỉm thường xuyên cho bé, đặc biệt là sau khi trẻ tiểu hoặc đại tiện ra bỉm.
  • Tránh để bé mặc quần bó sát. Đồ lót của các bé gái nên lựa chọn các sản phẩm có chất liệu làm bằng cotton, kích thước vừa vặn để vùng kín không bị bí bách, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển.
  • Vệ sinh cho trẻ đúng cách sau khi bé đi cầu. Bạn có thể lấy khăn giấy ướt chuyên dụng cho bé để lau sạch phân theo chiều từ trước ra sau. Cuối cùng rửa lại bằng nước và thấm khô trước khi mặc quần cho bé.
  • Các bé trai có khiếm khuyết ở đường tiểu, chẳng hạn như hẹp bao quy đầu thì cần thực hiện các thủ thuật y tế để khắc phục từ sớm.
  • Cho trẻ uống nhiều nước , giúp loại bỏ vi khuẩn ra khỏi đường tiết niệu và ngăn ngừa táo bón.
  • Tránh sử dụng xà phòng thơm để tắm rửa hoặc vệ sinh vùng kín cho trẻ. Sản phẩm này có thể gây khô và kích ứng da, khiến các loại vi sinh vật gây hại có cơ hội phát triển gây viêm tiết niệu của trẻ.

Bệnh viêm đường tiết niệu ở trẻ em có thể tái phát, điều quan trọng là cha mẹ cần quan tâm theo dõi sức khỏe của con để kịp thời phát hiện và điều trị cho trẻ khi có bất cứ triệu chứng nào quay lại.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo. Mỗi trường hợp sẽ có phương pháp điều trị khác nhau, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng cho con.

Sử dụng nhiều thwucj phẩm giàu vitamin c là cách phòng ngừa viêm đường tiết niệu tái phát hiệu quả

Cần làm gì để phòng tránh viêm đường tiết niệu tái phát nhiều lần?

Có khoảng 30% - 40% phụ nữ đã từng bị viêm đường tiết niệu sẽ có nguy cơ đối mặt...

Tìm hiểu các triệu chứng viêm đường tiết niệu và cách phòng ngừa

Các dấu hiệu nhận biết viêm đường tiết niệu mà bạn cần nắm rõ

Đau vùng bụng dưới, tiểu nhiều lần, thường xuyên mót tiểu nhưng lại tiểu ít, đau lưng, nước tiểu có...

Người bệnh viêm đường tiết niệu có mang thai được không?

Viêm đường tiết niệu (UTI) thuộc một dạng nhiễm trùng do một số vi khuẩn tấn công vào bàng quang...

Viêm niệu đạo không đặc hiệu (không do lậu) là gì?

Viêm niệu đạo không đặc hiệu (không do lậu) là bệnh nguy hiểm, có thể gây biến chứng. Bệnh lý...

Các dấu hiệu gây nên viêm đường tiết niệu ở nữ giới

Viêm đường tiết niệu ở nữ giới: Những thông tin chị em cần biết

Viêm đường tiết niệu là một bệnh nhiễm trùng gây ra ở hệ thống tiết niệu bao gồm thận, bàng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.