Đau dạ dày có nên uống nhiều nước không? Nhiêu lít/ngày?
Rất nhiều người đang tự đặt ra câu hỏi bị đau dạ dày (đau bao tử) có nên uống nhiều nước không và nên uống bao nhiêu là đủ. Câu hỏi này sẽ được Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan đến từ Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc giải đáp thích đáng và đưa ra một số lời khuyên phù hợp với sức khỏe của người bị đau dạ dày.
Tầm quan trọng của nước đối với sức khỏe con người
Nước là một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Chúng đóng vai trò rất quan trọng trong việc vận hành cơ thể. Con người có thể sống nếu nhịn đói trong nhiều ngày không không thể sống nếu thiếu nước.
Theo sự ghi nhận của giới nghiên cứu khoa học, nước chiếm đến 70% khối lượng cơ thể. Điều này đồng nghĩa với việc, nước có mặt trong khắp cơ thể, cụ thể hơn:
- Dịch bao tử: nước chiếm 95%
- Máu: nước chiếm 92%
- Não: nước chiếm 85%
- Cơ bắp: nước chiếm 75%
- Xương: nước chiếm 22%
Dựa vào những thống kê trên cho thấy, nước chiếm phần lớn và giữ nhiều vai trò quan trọng cơ thể như duy trì nhiệt độ cơ thể, chuyển hóa thực phẩm, vận chuyển protein, vận chuyển các chất dinh dưỡng,…
Tham khảo thêm: Viêm loét dạ dày có chữa khỏi hẳn được không?
Bị đau dạ dày có nên uống nhiều nước không? Uống bao nhiêu nước là đủ?
Xét ở một khía cạnh nhỏ hơn “Người bị đau dạ dày có nên uống nhiều nước không và nên uống bao nhiêu là đủ?”. Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Giám đốc cố vấn tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc cho biết:
Đau dạ dày là một trong những tình trạng xảy ra ngày càng phổ biến và xuất hiện ở mọi đối tượng. Theo ước tính tới thời điểm hiện tại thì có đến 10% người dân Việt mắc phải căn bệnh này và đang đi tìm giải pháp điều trị.
Khi mắc phải căn bệnh này, người bệnh thường liên tục chịu phải nhiều cơn đau co thắt vùng bụng hay vùng thường bị. Cơn đau thường dữ dội tại một thời điểm hoặc kéo dài trong nhiều giờ, kèm theo đó là tình trạng ợ hơi, ợ chua, ăn uống không tiêu, bụng đầy trướng, có cảm giác buồn nôn, đặc biệt là khi bụng đói.
Nếu không có những phương án điều trị và khắc phục kịp thời, người bệnh còn phải đối diện với nhiều triệu chứng khác làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống.
Trở lại với vấn đề, các đối tượng mắc phải bệnh lý ở đường tiêu hóa nói chung và bệnh đau dạ dày nói riêng thường mất khá nhiều lượng nước. Khi đó, cơ thể thường trở nên mệt mỏi và khó chịu. Vì thế, việc bù nước là việc hết sức cần thiết. Các chuyên gia đã đưa ra một số lý do cho thấy việc người bị uống nhiều nước là rất cần thiết:
– Lý do thứ nhất: Giúp loại bỏ các độc tố khỏi cơ thể
Nước là chất dung môi có tác dụng thúc đẩy sự vận hành của nhu động ruột. Khi đó, các chất độc tố trong cơ thể được loại bỏ qua nước tiểu và phân, giúp cơ thể khỏe mạnh, chống tình trạng rối loạn tiêu hóa.
Bên cạnh đó, việc uống nhiều nước còn giúp cơ thể tăng cường sản xuất các tế bào máu mới và tăng sự lưu thông máu đến các cơ quan.
– Lý do thứ hai: Giảm chứng ợ nóng, ợ hơi và khó tiêu
Ợ hơi, ợ nóng và khó tiêu là những triệu chứng điển hình của bệnh dạ dày. Tình trạng khó tiêu hình thành do hàm lượng axit trong dạ dày tăng. Trong khi đó, chứng ợ hơi xảy ra khi lượng axit trào ngược trong thực quản. Lúc này, việc uống nước lúc đói giúp làm loãng lượng axit trong dạ dày và bị đẩy xuống khỏi đường ruột.
Ngoài ra, uống một cốc nước vào mỗi buổi sáng thức dậy còn mang lại sự khởi đầu tuyệt vời cho dạ dày để chuẩn bị cho bữa sáng sắp tới.
– Lý do thứ ba: Hỗ trợ tiêu hóa
Một trong những vai trò chính của nước là vận chuyển các chất dinh dưỡng trong thể đến các cơ quan nhất định, đặc biệt là hệ tiêu hóa. Khi đó, nước thúc đẩy quá trình chuyển hóa thức ăn, giúp cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng mà cơ thể nạp vào.
Bên cạnh đó, uống đủ lượng còn giúp cải thiện chứng táo bón vừa mới khởi phát hoặc lâu ngày không khỏi.
– Lý do cuối cùng: Tăng cường hệ miễn dịch
Uống nước khi đói giúp loại bỏ các tác nhân gây hại và cân bằng hệ bạch huyết. Từ đó giúp cải thiện và tăng cường hệ miễn dịch. Một hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ giúp người bệnh phòng ngừa bệnh đau dạ dày trở nặng, đồng thời, ngăn chặn tình trạng ốm vặt diễn ra thường xuyên.
Người bị đau dạ dày nên uống bao nhiêu nước là đủ? – Theo lời khuyên của các chuyên gia, các đối tượng chỉ nên đủ lượng nước theo nhu cầu của cơ thể, dao động từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày và không nên uống quá nhiều. Việc uống quá nhiều nước không thực sự là tốt cho sức khỏe, đôi khi gây ra cảm giác đầy bụng, khó thở, chóng mặt,… thậm chí gây loãng lượng acid tiết trong dạ dày.
Tham khảo thêm: Thuốc Chữa Dạ Dày Đại Tràng Cụ Tòng Có Tốt Không?
Điều chỉnh chế độ uống nước cho người bị đau dạ dày
Ngoài việc nắm rõ uống bao nhiêu nước mỗi ngày, người bị đau dạ dày cần điều chỉnh chế độ uống nước khoa học sao cho không làm ảnh hưởng quá nhiều đến quá trình cải thiện bệnh lý.
– Thời điểm thích hợp để uống nước
Các chuyên gia khuyến cáo tuyệt đối không nên nước ngay sau khi ăn no. Việc uống nước quá nhiều có thể khiến lượng axit trong dạ dày bị loãng. Khi đó, thức ăn không được tiêu hóa lưu lại lâu hơn trong đường ruột dẫn đến tăng tiết acid và gây đau dạ dày.
Thời điểm thích hợp để uống nước là lúc ngủ dậy và trước khi ăn khoảng 30 phút. Tuyệt đối không được uống nước khi cảm thấy thực sự khát. Tốt nhất nên uống nước một cách khoa học vào những thời điểm thích hợp.
– Bổ sung các loại nước uống từ hoa quả, rau củ, các loại ngũ cốc
Ngoài việc bổ sung đủ lượng nước, các đối tượng bị đau dạ dày có thể uống lại các loại trà thảo dược, nước ép hay sinh tố từ các loại hoa quả, rau xanh, ngũ cốc,… Các loại đồ uống này không chỉ có tác dụng bổ sung nước mà còn cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể.
Các loại đồ uống được giới chuyên môn đánh giá cao trong việc sử dụng hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày như:
- Nước chanh;
- Nước ép cà rốt;
- Nước ép táo, rau diếp cá và dưa chuột;
- Nước ép bông cải xanh, bạc hà và đu đủ;
- Nước ép nho đỏ, bắp cải và cần tây;
- Nước tinh bột nghệ;
- Nước dừa;
- Các loại trà thảo mộc như: trà bạc hà, trà hoa cúc, trà gừng, trà xanh, trà cam thảo,…
– Hạn chế uống thức uống chứa nhiều caffeine và đồ uống chứa cồn
Rượu, bia, cà phê, trà đặc là một trong những tác nhân gây viêm loét dạ dày. Trong khi đó, thành phần caffeine có khả năng gây kích thích tăng bài tiết acid dịch vị, từ đó khởi phát những cơn đau dạ dày. Nếu sử dụng trong khoảng thời gian dài có thể gây xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày,…
Với những thông tin trên, chắc hẳn ai cũng hiểu được tầm quan trọng của việc cung cấp đủ nước cho cơ thể, đặc biệt là các đối tượng bị đau dạ dày. Những đối tượng này nên uống đủ lượng nước theo tiêu chuẩn của chuyên gia dinh dưỡng, có thể bổ sung thêm một số loại đồ uống từ hoa quả, rau củ, ngũ cốc,… để tăng cường sức đề kháng cũng như bổ sung cho cơ thể những dưỡng chất cần thiết.
Có thể bạn quan tâm
- 10 loại nước uống dễ làm, tốt cho người đau dạ dày
- 3 Mẹo Chữa Đau Dạ Dày Bằng Lá Mơ Cực Nhanh Khỏi
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!