Đi tìm nguyên nhân đau khuỷu tay và phương pháp điều trị

Đau khuỷu tay bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu nguyên nhân do chơi thể thao hay vận động quá mức, tình trạng sẽ nhanh chóng thuyên giảm sau vài ngày. Trong trường hợp đau khuỷu tay do các bệnh lý mãn tính, bạn cần tiến hành điều trị để cải thiện tình hình.

đau khớp khuỷu tay
Đau khuỷu tay có thể do vận động quá mức hoặc có thể là dấu hiệu của các bệnh lý tiềm ẩn

Đi tìm các nguyên nhân đau khuỷu tay

Đau khuỷu tay có thể do các nguyên nhân sau:

1. Gãy tay

Gãy tay xảy ra khi xương ở cánh tay bị nứt hoặc gãy do có tác động vật lý mạnh. Tình trạng này có thể trở nên nghiêm trọng hơn nếu không được điều trị kịp thời.

Ngoài triệu chứng đau khuỷu tay, gãy tay có thể gây ra các biểu hiện đi kèm như đau đớn dữ đội cả cánh tay – nhất là khi vận động, bầm tím, sưng viêm, cánh tay/ khuỷu tay bị biến dạng,…

Hầu hết gãy xương tay đều đáp ứng tốt khi được điều trị kịp thời. Tuy nhiên nếu không kịp thời khắc phục, bạn có thể đối mặt với các biến chứng như tăng trưởng xương không đều, cứng khớp, nhiễm trùng xương, viêm khớp, chấn thương thần kinh và mạch máu,…

2. Viêm bao hoạt dịch

Bao hoạt dịch là túi nhỏ chứa chất lỏng ở gần khớp vai, khuỷu tay, hông,… Chất lỏng này đóng vai trò như lớp đệm giúp giảm ma sát khi khớp vận động. Bao hoạt dịch có thể bị viêm nếu bạn chuyển động khớp thường xuyên.

Viêm bao hoạt dịch có thể khiến khuỷu tay đau nhức và gây ra tình trạng cứng khớp. Khi sờ vào bạn sẽ thấy vùng da này ấm hơn những vùng da bình thường.

3. Trật khớp khuỷu tay

Trật khớp là tình trạng xương tạo thành khớp lệch ra khỏi vị trí cân bằng. Trật khớp thường do tai nạn khi chơi thể thao hoặc tham gia giao thông.

bài tập đau khuỷu tay
Trật khớp là tình trạng xương bị lệch ra khỏi vị trí cân bằng

Tương tự như gãy tay, trật khớp cần được xử lý kịp thời. Gọi ngay cho bác sĩ hoặc đến bệnh viện nếu bạn nhận thấy khớp bị trật.

Ngoài triệu chứng đau khuỷu tay, bạn có thể nhận thấy khớp bị trật có hình dạng bất thường do ổ khớp mất ổn định và trở nên lỏng lẻo.

4. Thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là tình trạng mô sụn bị bào mòn dẫn đến hiện tượng xương va chạm vào nhau khi vận động. Thoái hóa có thể xuất hiện ở bất cứ khớp nào trong cơ thể, trong đó có khớp khuỷu tay.

Gai xương có xu hướng hình thành để bù lấp vào những vị trí mô sụn bị bào mòn. Khi gai xương phát triển, bạn sẽ nhận thấy cơn đau xuất hiện với tần suất dày đặc hơn.

Ngoài cơn đau ở khuỷu tay, thoái hóa khớp có thể làm phát sinh những triệu chứng như cứng khớp, giảm độ linh hoạt và khó khăn khi vận động. Khi mô sụn bị bào mòn nghiêm trọng, bạn có thể nghe thấy âm thanh khi đầu xương va vào nhau.

5. Loạn sản xương

Loạn sản xương là tình trạng xương ở bên dưới mô sụn bị hoại tử do thiếu lưu lượng máu. Loạn sản xương có thể gây đau, cản trở chuyển động và tăng nguy cơ gãy, nứt xương.

Loạn sản xương xảy ra chủ yếu ở trẻ em và thanh thiếu niên. Tình trạng này thường xuất hiện ở đầu gối, tuy nhiên loạn sản xương cũng có thể phát sinh ở khuỷu tay, mắt cá chân và các khớp khác.

6. Hội chứng Tennis elbow

Hội chứng Tennis elbow là chấn thương thường gặp ở những người chơi tennis. Hội chứng này gây đau đớn các gân và cơ bắp ở khuỷu tay.

đau nhức khớp khuỷu tay
Hội chứng Tennis elbow là chấn thương thường gặp ở những người chơi tennis

Khi mắc hội chứng Tennis elbow, bạn sẽ nhận thấy các triệu chứng như đau khủy tay, cứng khớp, ngứa ran và yếu cơ.

Thông thường, các cơn đau của hội chứng này đều được cải thiện bằng điều trị nội khoa. Rất ít trường hợp phải can thiệp ngoại khoa.

7. Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý tự miễn ảnh hưởng đến nhiều khớp xương. Tình trạng này hình thành do hệ miễn dịch tự tấn công vào các mô khỏe mạnh của cơ thể.

Không giống như thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng đến niêm mạc khớp, gây đau đớn cuối cùng dẫn đến xói mòn xương và biến dạng khớp.

Ở một số trường hợp, viêm khớp dạng thấp có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác như da, mắt, phổi, tim và mạch máu.

Ngoài triệu chứng ở xương khớp, viêm khớp dạng thấp có thể gây ra các triệu chứng toàn thân như mệt mỏi, sốt và chán ăn.

8. Bong gân

Bong gân là sự kéo giãn dây chằng quá mức. Điều này có thể khiến dây chằng bị rách hoặc đứt.

Bong gân nhẹ có thể tự điều trị tại nhà. Tuy nhiên trường hợp bong gân nghiêm trọng, bạn nên đến bệnh viện để được khắc phục.

9. Viêm gân

Viêm gân là tình trạng gân – cơ quan nối liền cơ và xương bị kích thích và sưng viêm. Viêm gân gây ra các cơn đau ở gần khớp và có xu hướng nặng nề hơn khi cử động.

Đau khuỷu tay cũng có thể do các nguyên nhân không được đề cập trong bài viết. Để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân, bạn cần gặp trực tiếp bác sĩ chuyên khoa. Tự xác định qua các triệu chứng lâm sàng có thể dẫn đến tình trạng chẩn đoán sai.

Chẩn đoán nguyên nhân gây đau khuỷu tay

Bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện những xét nghiệm cần thiết để xác định nguyên nhân gây đau khuỷu tay. Các xét nghiệm có thể được thực hiện, bao gồm:

  • Kiểm tra thể chất: Giúp bác sĩ quan sát phản ứng và các dấu hiệu bất thường.
  • X-Quang: Xét nghiệm này cho hình ảnh cụ thể về tình trạng của khớp khuỷu tay. Qua hình ảnh này bác sĩ có thể xác định được tình trạng gãy, nứt xương, có gai xương,…
  • CT: Chụp cắt lớp vi tính CT có thể xác định được mật độ tế bào xương, giúp bác sĩ xác định khả năng loãng xương và loạn sản xương.
  • MRI: Chụp cộng hưởng từ cho hình ảnh chi tiết về các mô mềm xung quanh khớp như sụn, dây thần kinh, mao mạch và dây chằng.
  • Điện cơ (EMG): Được thực hiện nhằm đo mức độ phản ứng của cơ bắp khi có dòng điện kích thích.
  • Sinh thiết: Được thực hiện nếu có nghi ngờ nhiễm trùng hay rối loạn tự miễn.

Trên thực tế bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện những xét nghiệm khác nhằm đáp ứng cho quá trình chẩn đoán.

Đau khuỷu tay được điều trị như thế nào?

Điều trị đau khuỷu tay phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể. Do đó chúng tôi khuyến khích người bệnh nên gặp bác sĩ để được chẩn đoán và chỉ định biện pháp thích hợp.

Trong trường hợp gãy tay, bong gân nghiêm trọng, bạn cần điều trị tại bệnh viện.

Nếu đau khuỷu tay do viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, viêm bao hoạt dịch,… bạn có thể áp dụng các biện pháp sau.

1. Thuốc

Dùng thuốc là biện pháp làm giảm cơn đau và kiểm soát các triệu chứng đi kèm. Tùy vào tình trạng sức khỏe và mức độ của triệu chứng mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc thích hợp.

đau mỏi khớp khuỷu tay
Bác sĩ có thể kê toa các loại thuốc nhằm cải thiện cơn đau ở khuỷu tay

Một số loại thuốc giảm đau được sử dụng phổ biến, bao gồm:

  • Thuốc giảm đau thông thường – Acetaminophen
  • Thuốc chống viêm không steroid NSAID – Ibuprofen, Aspirin, Naproxen, Diclofenac,…
  • Corticosteroid – Đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch
  • Thuốc giãn cơ
  • Thuốc giảm đau gây nghiện Opioids

Mặc dù sử dụng thuốc giúp làm giảm cơn đau nhanh chóng nhưng bạn có thể phải đối mặt với những tác dụng không mong muốn. Hơn nữa, việc dùng thuốc chỉ hỗ trợ điều trị – không có khả năng điều trị dứt điểm bệnh. Vì vậy, bạn chỉ nên uống thuốc khi thực sự cần thiết.

Hoạt động của thuốc có thể ảnh hưởng đến một số vấn đề sức khỏe. Cần thông báo với bác sĩ tiền sử dị ứng và tình trạng bệnh lý để được chỉ định loại thuốc thích hợp.

2. Vật lý trị liệu

Bên cạnh việc dùng thuốc, vật lý trị liệu cũng được áp dụng để kiểm soát cơn đau khuỷu tay và triệu chứng khác. So với thuốc giảm đau, vật lý trị liệu mất nhiều thời gian để phát huy tác dụng tuy nhiên hiệu quả kéo dài lâu hơn và ít phát sinh rủi ro.

nguyên nhân đau khuỷu tay
Vật lý trị liệu có hiệu quả lâu dài và ít gây ra rủi ro khi điều trị

Bạn có thể được yêu cầu thực hiện các biện pháp vật lý trị liệu sau:

  • Bài tập trị liệu cho khuỷu tay
  • Massage giảm đau
  • Liệu pháp nhiệt
  • Liệu pháp siêu âm
  • Kích thích dòng điện qua da
  • Nẹp, băng khuỷu tay

3. Phẫu thuật

Rất ít trường hợp đau khuỷu tay phải thực hiện phẫu thuật. Phương pháp này thường được áp dụng cho trường hợp gãy xương và đứt dây chằng.

Với các bệnh lý mãn tính như viêm gân, viêm đa khớp dạng thấp hay thoái hóa khớp, phẫu thuật được chỉ định khi tổn thương ở khớp quá nghiêm trọng và không cải thiện khi điều trị nội khoa.

Phẫu thuật có thể tiềm ẩn những biến chứng như nhiễm trùng, lệch khớp, tổn thương dây thần kinh, mạch máu,… Vì vậy, bạn cần trao đổi với bác sĩ về lợi ích và nguy cơ trước khi can thiệp ngoại khoa.

4. Biện pháp chăm sóc tại nhà

Nếu bạn bị đau khuỷu tay do bong gân nhẹ, bạn có thể thực hiện các biện pháp chăm sóc tại nhà.

  • Nghỉ ngơi: Bong gân là kết quả do gân bị kéo căng quá mức. Do đó bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi để cơ quan này có thời gian tự phục hồi.
  • Chườm đá: Bong gân có thể gây sưng ở khuỷu tay. Thực hiện chườm đá có thể làm giảm cơn đau và hiện tượng viêm. Chườm đá 2 lần/ ngày sẽ giúp triệu chứng được cải thiện nhanh chóng.
  • Đeo nẹp: Khi gân bị tổn thương, khớp trở nên lỏng lẻo và dễ lệch khỏi vị trí cân bằng. Trong trường hợp này, bạn có thể sử dụng nẹp để cố định khớp khuỷu tay.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Hiệu quả điều trị bệnh xương khớp của bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang được chuyên gia đánh giá cao và người bệnh phản hồi tích cực. [Xem ngay phản hồi của người bệnh về bài thuốc]

Đau nhức cánh tay là biểu hiện của bệnh gì? Liệu có nguy hiểm?

Đau nhức cánh tay là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau. Tuy nhiên triệu chứng này cũng có thể do chấn thương hoặc vận động quá mức. Trước...
Tê bì chân tay do thiếu chất gì?

Bị tê bì chân tay nên ăn gì, kiêng gì giảm nhanh?

Tê bì chân tay nên ăn gì giúp hỗ trợ cải thiện? Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong...

tìm hiểu chứng tê tay khi mang thai

Tê tay khi mang thai: Mẹ đã biết gì về triệu chứng này?

Tê tay khi mang thai là một vấn đề xảy ra khá phổ biến, nhưng không phải ai cũng có...

Chân bị tê mất cảm giác là bệnh gì? Cách khắc phục

Chân bị tê mất cảm giác là bệnh gì? Cách khắc phục

Chân bị tê mất cảm giác gây khó chịu, ảnh hưởng đến vận động, sinh hoạt và làm suy giảm...

Đau cổ ở trẻ em

Chớ xem thường chứng đau cổ ở trẻ em

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Vật lý trị liệu Brazil 2014 cho thấy tỷ lệ trẻ em...

Bị tê đầu ngón tay như kim châm là triệu chứng gì?

Bị tê đầu ngón tay như kim châm là triệu chứng gì?

Tê đầu ngón tay như kim châm do nhiều nguyên nhân gây ra. Tình trạng này có thể bắt nguồn...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.