Những cách giảm khô mũi bạn có thể áp dụng ngay tại nhà

Khô mũi gây nên nhiều khó chịu và đôi khi làm người bệnh đau đớn. Dưới đây là một số biện pháp khắc phục khô mũi tại nhà giúp ngăn ngừa và làm giảm triệu chứng này.

khô mũi
Khô mũi do nhiều nguyên nhân gây nên

Nguyên nhân gây khô mũi

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng khô mũi như:

  • Dị ứng theo mùa như viêm mũi dị ứng có thể khiến các xoang bị kích thích, dẫn đến mô bị viêm và khô. Điều này khiến chất nhầy dày hoặc dính, làm vấn đề trở nên tồi tệ hơn. Viêm mũi dị ứng thường bị kích hoạt bởi phấn hoa, cỏ, cây.
  • Thuốc chống dị ứng, thuốc thông mũi kê đơn và không kê đơn có thể chứa các chất làm khô chất nhầy dư thừa. Do đó, nó có xu hướng làm khô đường mũi và các mô xoang.
  • Không khí khô, độ ẩm trong nhà thấp có thể khiến đường mũi và xoang của bạn bị khô và rát. Sử dụng máy sưởi ấm trong mùa đông chính là nguyên nhân khiến không khí bị khô.
  • Chất kích thích hóa học như sản phẩm tẩy rửa, khói thuốc, sơn, nước hoa mạnh,… có thể gây kích ứng đường mũi và xoang. Điều này khiến bạn khô mũi, đau họng, chảy máu cam hoặc các triệu chứng tương tự như dị ứng.
  • Hội chứng Sjögren là một bệnh rối loạn tự miễn ngăn cơ thể tạo ra độ ẩm. Những người mắc bệnh này thường bị khô mắt và miệng. Nhưng vì bệnh có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể nên nó sẽ làm màng nhầy trở nên quá khô dẫn đến mũi bị khô.

Những biện pháp làm giảm khô mũi

1. Sử dụng máy tạo độ ẩm

Một môi trường ẩm ướt giúp giữ ẩm cho đường mũi, làm giảm nghẹt mũi và cho phép xoang thoát nước đúng cách. Độ ẩm lý tưởng trong nhà nên dạo động từ 30 – 50%. Ngủ với máy tạo độ ẩm phun sương trong phòng ngủ của bạn có thể tăng độ ẩm phòng, có lợi cho việc làm giảm khô mũi.

Nhưng tốt nhất, bạn nên vệ sinh máy tạo độ ẩm mỗi ngày để ngăn chặn sự phát triển của nấm mốc và vi khuẩn – nguyên nhân khiến các triệu chứng thêm tồi tệ.

2. Thuốc xịt mũi

Thuốc xịt mũi bằng nước muối sẽ giúp làm ẩm đường mũi, nhờ đó cải thiện dòng chảy của chất nhầy và loại bỏ các chất kích thích chẳng hạn như bụi bẩn, phấn hoa trước khi chúng có cơ hội gây viêm. Loại thuốc này thường nhẹ và có sẵn tại các hiệu thuốc.

Ngoài ra, bạn cũng có thể làm dung dịch nước muối tại nhà, bằng cách sau đây:

  • Sử dụng muối iot, đây là nguyên liệu lý tưởng nhất vì nó không chứa chất bảo quản, chất chống đông bánh – những chất gây kích thích đường mũi
  • Chuẩn bị thêm: baking soda, 1 cốc nước cất và một lọ phun sương nhỏ
  • Trộn 3 muỗng cà phê muối với 1 muỗng baking soda, bảo quản trong một hộp kín
  • Thêm 1 muỗng cà phê hỗn hợp trên với nước
  • Đổ dung dịch vào chai xịt
  • Nghiêng đầu về phía trước, hít từ từ và phun dung dịch một hoặc hai lần vào mũi.

3. Nước rửa mũi

Rửa mũi giúp loại bỏ các chất kích thích và làm sạch khoang mũi, nhờ đó cải thiện được tình trạng khô mũi. Bạn có thể mua nước rửa mũi tại quầy hoặc có thể thực hiện rửa mũi tại nhà bằng cách sau:

  • Làm dung dịch nước muối như trên
  • Cho dung dịch muối vào trong bình hoặc ống tiêm bầu
  • Nghiêng người qua một bên bồn rửa, đầu hướng sang trái và má trái song song với bồn rửa, mắt nhìn xuống bồn rửa
  • Đặt vòi của bình hoặc ống tiêm ngay trong lỗ mũi bên phải
  • Hít thở bình thường qua miệng và nhẹ nhàng bóp hoặc đổ khoảng một nửa dung dịch muối vào lỗ mũi bên phải.
  • Dung dịch sẽ chảy ra từ mũi khác sau vài giây
  • Nhổ bất cứ dung dịch nào chảy vào miệng
  • Xì mũi nhẹ nhàng để loại bỏ các chất
  • Lặp lại quá trình này với mũi bên trái

Bạn nên đảm bảo nghiêng đầu như hướng dẫn để ngăn dung dịch chảy xuống sau cổ họng hoặc vào mắt.

nước rửa mũi giảm khô mũi
Nước rửa mũi là một trong những biện pháp làm giảm khô mũi

4. Một số phương pháp khác

Có một số mẹo và lưu ý khác mà bạn nên thực hiện để làm giảm khô mũi:

  • Hơi nước cũng có thể làm giảm khô mũi. Bạn có thể thực hiện phương pháp này bằng cách đặt mặt trước chậu nước nóng, hít hơi nước một cách từ từ.
  • Ngừng sử dụng thuốc làm khô mũi, chẳng hạn như thuốc kháng histamin và thuốc thông mũi
  • Uống nhiều nước để giữ nước trong cơ thể
  • Loại bỏ những chất gây dị ứng và kích ứng khỏi nhà
  • Sử dụng một số tinh dầu như hoa oải hương, bạc hà hoặc chanh

Trong trường hợp như bị rối loạn tự miễn (hội chứng Sjögren), dùng thuốc theo toa gây khô mũi hoặc bị nhiễm trùng xoang, người bệnh nên thăm khám với bác sĩ. Bác sĩ có thể sẽ:

  • Điều chỉnh hoặc thay đổi đơn thuốc của bạn để giảm tác dụng phụ gây khô mũi
  • Kê đơn thuốc kháng sinh nếu bị viêm xoang cấp tính hoặc mãn tính
  • Điều trị các triệu chứng hội chứng Sjögren của bạn bằng thuốc chống viêm không steroid (NSAID), corticosteroid hoặc thuốc ức chế miễn dịch
  • Đề nghị thử nghiệm dị ứng để xác định chính xác các chất gây dị ứng kích hoạt triệu chứng khô mũi

Trên đây là những cách làm giảm khô mũi mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà để giảm những khó chịu do tình trạng này gây ra. Tuy nhiên, nếu nó không được cải thiện thì bạn nên đến thăm khám và điều trị với bác sĩ.

ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị thay cho bác sĩ chuyên môn.

6+ Thuốc Xịt Viêm Mũi Dị Ứng an toàn – cập nhật giá tiền thường xuyên

Hắt xì liên tục, sổ mũi, viêm họng, đau đầu là những biểu hiện thường gặp khi mắc phải viêm mũi dị ứng, ảnh hưởng không hề nhỏ đến công...
chữa viêm mũi bằng nước muối sinh lý

Chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối cần lưu ý những điều này

Viêm mũi dị ứng không chỉ khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu thường xuyên, mà còn ảnh hưởng...

Cha mẹ học cách xử lý bệnh “Viêm mũi dị ứng ở trẻ em”

Tỷ lệ viêm mũi dị ứng ở trẻ em ngày càng tăng. Nhìn chung, 80% bệnh nhân được chẩn đoán là...

Bệnh viêm mũi dị ứng có di truyền sang đời sau không?

Viêm mũi dị ứng là hiện tượng lớp lót bên trong niêm mạc mũi bị sưng viêm do hít phải...

Viêm mũi dị ứng quanh năm: Nguyên nhân và cách phòng tránh

Viêm mũi dị ứng quanh năm là kết quả của việc thường xuyên tiếp xúc với các chất gây dị...

Viêm mũi dị ứng mùa lạnh: điều trị và cách phòng tránh

Viêm mũi dị ứng mùa lạnh (viêm mũi dị ứng theo mùa) xảy ra khi không khí và độ ẩm...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *