Tai bị ngứa do những nguyên nhân không ngờ tới

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Tai Mũi HọngGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Tai có phạm vi khá nhỏ nhưng cơ quan này chứa nhiều dây thần kinh ngoại cảm. Chính vì vậy, tai dễ bị ngứa khi có tác nhân xâm nhập. Trong phạm vi bài viết, chúng tôi sẽ đề cập đến những nguyên nhân gây ngứa tai và các biện pháp khắc phục tình trạng này.

nguyên nhân gây ngứa tai
Các nguyên nhân gây ngứa tai không ngờ đến

Nguyên nhân gây ngứa tai thường gặp

Ngứa tai có thể là hiện tượng sinh lý thông thường. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý tiềm ẩn.

1. Da khô

Nếu tai không sản xuất đủ lượng ráy tai, da tai có thể bị khô, dẫn đến bong tróc và ngứa. Ráy tai không chỉ bảo vệ tai khỏi bụi bẩn mà còn đóng vai trò trong việc dưỡng ẩm và làm dịu da.

2. Ráy tai tích tụ

Ngược lại với tình trạng trên, ráy tai quá nhiều gây tích tụ có thể là nguyên nhân gây ngứa tai. Nếu bạn dùng tăm bông, lượng ráy tai có thể kẹt sâu vào bên trong hơn. Trong trường hợp này, bạn nên dùng thuốc nhỏ tai kê đơn để đẩy ráy tai ra bên ngoài.

nguyên nhân gây ngứa tai
Ráy tai tích tụ quá nhiều có thể gây ngứa ở vùng da tai

Tuy nhiên, cần dùng với liều lượng thích hợp. Sử dụng thuốc thường xuyên có thể khiến ráy tai giảm, làm da khô và ngứa.

Tìm hiểu thêmRáy tai tích tụ gây tắc nghẽn – Triệu chứng, nguyên nhân & cách điều trị

3. Nhiễm trùng

Tai ngứa có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng tai. Vi khuẩn hoặc virus có thể xâm nhập vào cơ thể gây bệnh cảm cúm, cảm lạnh. Sau đó chúng có thể lây lan sang tai và gây nhiễm trùng.

Tuy nhiên, nhiễm trùng cũng có thể do nước vào tai khi bạn bơi lội hoặc tắm. Độ ẩm trong tai cao chính là môi trường thích hợp để vi khuẩn xâm nhập và bùng phát.

4. Dị ứng da

Da ở tai có thể bị ngứa do dị ứng. Các sản phẩm dùng cho da dầu, mặt như keo xịt tóc, xịt khoáng, dầu gội,… có thể là tác nhân khiến vùng da tai bị ảnh hưởng và ngứa. Ngoài ra, tai có thể bị dị ứng bông tai hoặc vật liệu của tai nghe, máy trợ thính,…

5. Viêm da ống tai

Viêm da ống tai là tình trạng vùng da ở bên trong và xung quanh ống tai bị viêm. Tình trạng này có thể do dị ứng da gây ra, tuy nhiên có một số tình trạng viêm da ống tai không thể xác định nguyên nhân.

6. Dị ứng thực phẩm

Khi bị dị ứng thực phẩm, bạn sẽ nhận thấy miệng và khu vực cuống họng bị ngứa. Tuy nhiên, một số trường hợp bị ngứa ở cả vùng da tai và những khu vực lân cận.

Bạn có thể nhận biết tình trạng dị ứng thực phẩm rất đơn giản. Thông thường, cảm giác ngứa ngáy, châm chích chỉ xuất hiện khi bạn ăn thực phẩm đó. Ngay khi lấy thức ăn ra khỏi miệng, bạn sẽ nhận thấy cảm giác thuyên giảm rõ rệt.

Bạn cần biết: Những thực phẩm dễ gây dị ứng cần thận trọng khi dùng

7. Bệnh chàm và vẩy nến

Chàmvẩy nến là hai bệnh da liễu mãn tính có thể xuất hiện ở bất cứ vùng da nào trên cơ thể. Vì vậy, tình trạng này có thể xuất hiện ở tai và gây ngứa vùng da của cơ quan này.

nguyên nhân gây ngứa tai
Chàm và vẩy nến có thể xuất hiện ở tai và gây ngứa ở khu vực này

Ngứa tai thông thường có thể biến mất sau vài phút hoặc vài giờ. Tuy nhiên, nếu là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, bạn sẽ nhận thấy các triệu chứng khác đi kèm như: Nóng ở vùng da quanh tai, sưng đỏ, tai bị chảy dịch,…

Các biện pháp khắc phục ngứa tai

Có nhiều nguyên nhân gây ra ngứa tai, do đó bạn cần xác định đúng nguyên nhân để xử lý đúng cách. Với trường hợp da tai bị dị ứng, bạn cần xác định sản phẩm gây dị ứng và không nên tiếp tục sử dụng các sản phẩm này. Sau đó, bạn có thể trao đổi với bác sĩ để sử dụng thuốc mỡ, thuốc nhỏ tai để làm giảm các triệu chứng do dị ứng gây ra.

nguyên nhân gây ngứa tai
Bác sĩ có thể kê toa thuốc nhỏ tai để giảm ngứa, rát

Ngoài ra, bác sĩ có thể đề nghị bạn sử dụng:

  • Dầu dưỡng để giảm khô da và bong tróc
  • Kem steroid điều trị tại chỗ
  • Dung dịch hydro peroxide

Nếu bạn bị nhiễm trùng tai, bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng sinh để ức chế vi khuẩn.

Thông tin thêm: Viêm tai ngoài – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Ngăn ngừa tình trạng ngứa tai

Với những bệnh lý mãn tính như chàm, vẩy nến, bạn không thể kiểm soát hoàn toàn. Tuy nhiên, bạn có thể giảm tình trạng ngứa tai bằng cách ngăn chặn những nguyên nhân khác như dị ứng, nhiễm trùng hay ráy tai tích tụ,….

Các biện pháp ngăn ngừa ngứa tai bao gồm:

  • Chú ý những sản phẩm tiếp xúc với da tai (tăm bông, tai nghe, máy trợ thính,…)
  • Sử dụng nút bịt tai khi đi bơi để hạn chế tình trạng nước vào tai
  • Dùng thuốc nhỏ tai thay vì sử dụng tăm bông
  • Thăm khám thường xuyên để được bác sĩ làm sạch tai

Tình trạng ngứa tai thường sẽ biến mất sau khoảng 5 – 7 ngày điều trị. Tuy nhiên, nếu triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn, bạn cần thông báo để bác sĩ đánh giá lại chẩn đoán ban đầu.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Có thể bạn quan tâm

Đau tai ở trẻ em – Nguyên nhân do đâu?

Đau tai là một trong những vấn đề thường gặp ở trẻ em. Cơn đau thường xuất hiện đột ngột,...

Nổi Cục Hạch Sau Tai Cảnh Báo Sớm 8 Căn Bệnh Nguy Hiểm Cần Cẩn Trọng

Nhiều người có cục hạch sau tai nhưng vẫn khá chủ quan và cho là vô hại. Đúng là nhiều...

Màu sắc ráy tai phản ánh điều gì về sức khỏe của bản thân?

Trong tất cả các chất do cơ thể của chúng ta bài tiết ra thì có lẽ ráy tai là...

Dầu ô liu có tác dụng điều trị nhiễm trùng tai không?

Không chỉ là loại thực phẩm hỗ trợ điều trị bệnh tim, bệnh ung thư... mà còn là nguyên liệu...

Vì sao tai bị chảy dịch và làm thế nào để điều trị ?

Tai bị chảy dịch có thể là hiện tượng sinh lý thông thường. Tuy nhiên đây cũng có thể là...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *