Chảy mủ ở tai: Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị
Chảy mủ tai là triệu chứng bệnh lý về tai phổ biến. Nguyên nhân gây chảy mủ tai đa dạng nhưng nhìn chung, mủ thường liên quan đên sự tích tụ và hoạt động của vi khuẩn. Nếu như nhận thấy dịch tiết ra từ tai, nên tham khảo ý kiến chuyên gia để có biện pháp khắc phục triệu chứng, ngăn bệnh chuyển biến nghiêm trọng hơn.
Nguyên nhân và cách điều trị chảy mủ ở tai
Nếu nhận thấy chất lỏng hoặc mủ tích tụ bên trong tai hoặc chảy ra từ tai, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề nghiêm trọng. Các nguyên nhân tiềm ẩn gây chảy mủ tai là:
1. Nhiễm trùng tai
Nhiễm trùng tai giữa (còn được gọi là bệnh viêm tai giữa cấp tính) phổ biến nhất ở đối tượng trẻ em. Nhiễm trùng tai thường xuất phát từ việc nhiễm khuẩn hoặc virus ảnh hưởng đến tai. Lúc này, người bệnh xuất hiện các triệu chứng như sau:
- Đau tai
- Tai chảy nước hoặc mủ
- Giảm thính lực
- Mất thăng bằng
- Sốt
Quá nhiều áp lực do nhiễm trùng lên tai giữa có thể khiến bộ phận này bị rách, chảy máu và dịch mủ.
Điều trị:
Nhiễm trùng tai là một căn bệnh có thể tự khỏi. Tuy vậy, với trường hợp nhiễm trùng nặng, nên dùng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau. Nếu bệnh thường xuyên tái phát nhiều lần, bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng ống thông khí quản (ống thông tai).
Đặt ống thông khí quản là thủ thuật dùng một ống nhỏ (nhựa hoặc kim loại) vào màng nhĩ, tạo đường thông khí giữa tai giữa với tai ngoài để làm giảm hoặc loại bỏ, phòng ngừa dịch mủ tích tụ, ứ đọng bên trong.
2. Viêm tai do bơi
Viêm tai do bơi là một loại nhiễm trùng gây ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của ống tai ngoài (còn được gọi là viêm tai ngoài). Hiện tượng trên xảy ra khi có nước mắc bị mắc kẹt trong tai, phổ biến nhất là sau khi bơi. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho nấm hoặc vi khuẩn sinh sôi, phát triển.
Bạn cũng có thể bị nhiễm trùng tai ngoài nếu như niêm mạc ống tai bị hỏng do các tác động cơ học: dùng tăm bông hay các vật liệu khác để làm sạch ráy tai. Người bị tiểu đường cũng dễ bị bệnh viêm tai ngoài.
Triệu chứng viêm tai ngoài thường nhẹ, không đáng lo ngại. Tuy nhiên, tình trạng nhiễm trùng vẫn có thể trở nên nghiêm trọng nếu như không sớm có biện pháp điều trị. Viêm ống tai ngoài do bơi hoặc do hoạt động gây ứ nước trong ống tai, bạn sẽ gặp phải các triệu chứng:
- Ngứa tai
- Đỏ tai
- Sưng ống tai
- Tai ngoài bong tróc vảy
- Lùng bùng trong lỗ tai
- Đau tai
- Sốt
- Sưng hạch bạch huyết
Điều trị:
Điều trị nhiễm trùng tai ở những người thường xuyên bơi lội hoặc các trường hợp khác đều cần dùng đến thuốc nhỏ tai. Người bệnh cũng có thể được chỉ định thuốc kháng sinh, thuốc chống nấm tùy theo mức độ cũng như nguyên nhân gây nhiễm trùng.
Lúc này, bác sĩ cũng có thể chỉ định thuốc giảm đau tạm thời để cải thiện triệu chứng. Trong khoảng thời gian này, cần tránh các hoạt động bơi, ngâm tai trong nước, nghe nhạc bằng tai nghe…
3. U nang
Cholesteatoma là khối u biểu bì nằm ở tai giữa, xương chũm hoặc các nhóm thông bào xương chũm. Như những u nang bình thường, kích thước Cholesteatoma tăng dần theo thời gian. Sự phát triển của Cholesteatoma gây ra những biến chứng hết sức nặng nề như: nhiễm khuẩn, thính lực giảm, tê liệt cơ mặt, chóng mặt, tăng áp lực trong tai, mủ có mùi hôi, đau nhức tai…
Điều trị: Cholesteatoma không tự lành và chỉ có thể biến mất sau khi phẫu thuật. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ chỉ định thêm thuốc kháng sinh để tránh tình trạng nhiễm trùng, sưng viêm.
4. Vỡ màng nhĩ
Các chất lỏng tích tụ trong tai giữa sẽ gây áp lực lên cơ quan này, tăng nguy cơ nhiễm trùng. Vỡ màng nhĩ cũng có thể là kết quả của chấn thương tai mà chủ yếu là do nhiễm trùng. Hậu quả là, người bệnh bị chảy dịch tai, chảy mủ ở tai.
Ngoài ra, người bị thủng màng nhĩ còn xuất hiện các triệu chứng sau:
- Tai đau đột ngột
- Chảy máu tai
- Ù tai
- Chóng mặt
- Giảm thính lực
- Nhiễm trùng mắt hoặc xoang
Điều trị:
Màng nhĩ bị thủng có thể tự lành mà không cần đến sự can thiệp của chuyên gia. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp màng nhĩ không thể tự lành lại, lúc này bạn cần đến sự can thiệp của phẫu thuật ngoại khoa. Bác sĩ cũng có thể kê cho bạn một ít thuốc kháng sinh kèm thuốc giảm đau để khắc phục tình trạng nhiễm trùng tai.
5. Các yếu tố bên ngoài
Bất kì vật thể lạ nào bên ngoài môi trường bị mắc kẹt trong tai đều có thể gây đau, chảy mủ. Điều này thường phổ biến ở đối tượng trẻ nhỏ. Những vật thể có thể bị mắc kẹt trong ống tai gồm có:
- Mẫu nhỏ của đồ chơi
- Hạt cườm
- Đồ ăn
- Côn trùng
- Nút
- Bông băng gạt
Điều trị:
Trong một số trường hợp, những vật thể này có thể được gỡ bỏ ngay tại nhà nếu như chúng nằm gần phía bên ngoài tai. Nếu chúng mắc kẹt sâu hơn, nên tìm kiếm sự trợ giúp của người có chuyên môn để ngăn tình trạng chảy mủ cũng như sớm tránh khỏi các triệu chứng khó chịu. Không cố gắng tự mình cạy ra vì điều này có thể đẩy cho vật thể đi vào sâu hơn bên trong.
Chảy mủ tai là dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng tai hoặc những vấn đề bệnh lý nghiêm trọng nhất, người bệnh không nên bỏ qua. Nếu như chảy mủ tai đi kèm với cơn đau nhức dữ dội, chấn thường đầu hoặc mất thính lực, nên nhanh chóng tìm kiếm sự chăm sóc y tế. Đối với nhiễm trùng nhẹ, bệnh có thể tự khỏi nhưng người bệnh cần lưu ý áp dụng những biện pháp phòng ngừa để kiểm soát bệnh, ngăn bệnh tái phát.
Có thể bạn quan tâm:
- 7 Mẹo chữa viêm tai giữa bằng phương pháp dân gian hiệu quả, lành tính
- Giấm táo điều trị nhiễm trùng tai – Bạn đã biết chưa?
Thuocdantoc.vn không đưa lời khuyên, chẩn đoán và điều trị y khoa.
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!