Vì sao tai bị chảy dịch và làm thế nào để điều trị ?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Tai Mũi HọngGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Tai bị chảy dịch có thể là hiện tượng sinh lý thông thường. Tuy nhiên đây cũng có thể là dấu hiệu do tổn thương hoặc nhiễm trùng tai. Cần xác định mức độ nghiêm trọng của tình trạng này để xử lý kịp thời.

Tai bị chảy dịch
Tai bị chảy dịch do đâu ?

Nguyên nhân khiến tai bị chảy dịch

Thông thường, dịch chảy từ tai là ráy tai. Đây là tình trạng sinh lý bình thường và không gây ra bất cứ ảnh hưởng tiêu cực nào đến cơ quan này. Tuy nhiên, dịch có thể có màu trong suốt, màu vàng, nâu cam, có lẫn máu và có mùi hôi. Nếu dịch tai có các triệu chứng này, tai có thể bị nhiễm trùng hoặc bị tổn thương ở ống tai và màng nhĩ.

Các nguyên nhân khiến tai bị chảy dịch phổ biến nhất, bao gồm:

1. Nhiễm trùng tai giữa (viêm tai giữa)

Nhiễm trùng tai giữa là nguyên nhân phổ biến nhất gây chảy dịch tai. Tình trạng nhiễm trùng có thể do virus cúm hoặc các vi khuẩn xâm nhập vào tai giữa và phát triển, gây nhiễm trùng tại khu vực này.

Viêm tai giữa có thể khiến chất lỏng tích tụ sau màng nhĩ. Khi lượng chất lỏng lắng đọng quá nhiều, tai có thể xuất hiện tình trạng chảy dịch ra bên ngoài.

2. Tổn thương

Tổn thương ở ống tai cũng có thể gây chảy dịch tai. Tổn thương ở ống tai có thể là tai nạn khi bạn sử dụng tăm bông.

Tai bị chảy dịch
Tổn thương ở ống tai do dùng tăm bông có thể khiến tai bị chảy dịch

Ngoài ra, tổn thương tai còn có thể do sự gia tăng áp lực. Tình trạng này thường gặp khi bạn di chuyển trên máy bay hoặc lặn ở vùng biển sâu. Áp lực cao cũng có thể khiến màng nhĩ bị rách. Bên cạnh đó, âm thanh quá lớn cũng là nguyên nhân khiến ống tai và màng nhĩ bị tổn thương.

3. Viêm tai ngoài externa

Viêm tai ngoài externa là thuật ngữ chỉ tình trạng nhiễm vi khuẩn, nấm sau khi bơi lội. Hoạt động dưới nước trong thời gian dài có thể khiến độ ẩm trong tai tăng lên, tình trạng này khiến thành tai bị phá vỡ. Vi khuẩn và vi nấm có thể xâm nhập và gây ra nhiễm trùng.

Ngoài ra, chảy dịch từ tai có thể do viêm tai ngoài ác tính, gãy xương sọ, viêm tai xương chũm,…

Tìm hiểu thêm: Viêm tai ngoài ác tính – Nguyên nhân, triệu chứng & điều trị

Các dấu hiệu đi kèm với chảy dịch từ tai

Bên cạnh triệu chứng chảy dịch từ tai, bạn có thể nhận thấy có các dấu hiệu kèm theo, như sau:

Dấu hiệu tai bị nhiễm trùng:

  • Nóng đỏ quanh tai
  • Dịch có màu vàng, trắng và có mùi hôi
  • Đau tai.

Dấu hiệu rách màng nhĩ:

  • Đau tai dữ dội
  • Ù tai
  • Mất thính lực
  • Dịch từ tai có màu vàng, trong suốt và có lẫn máu.

Khi nào cần đến bệnh viện ?

Nên chủ động đến bệnh viện khi bạn nhận thấy dịch tiết ra từ tai có màu trắng, vàng, có mùi hôi và lẫn máu. Hoặc bạn nhận thấy cơ thể bị sốt, mệt mỏi.

Nếu dịch tai có màu vàng thông thường và không gây ra bất cứ triệu chứng nào khác, đó có thể là dịch từ ráy tai. Bạn không nhất thiết phải đến bệnh viện vì đây là tình trạng sinh lý thông thường.

Khắc phục tình trạng tai bị chảy dịch

Điều trị tai bị chảy dịch phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này. Nếu tai bị chảy dịch do nhiễm tùng, bác sĩ có thể kê toa thuốc giảm đau để giảm các triệu chứng do nhiễm trùng gây ra.

Tai bị chảy dịch
Bác sĩ có thể kê toa thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh để điều trị chảy dịch tai

Trong trường hợp trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi, bác sĩ có thể thay thế bằng thuốc nhỏ tai kháng sinh. Với các trường hợp nặng hơn, bệnh nhân có thể sử dụng kháng sinh bằng đường uống để ức chế vi khuẩn.

Hầu hết các trường hợp tổn thương tai sẽ tự lành mà không cần điều trị. Nếu màng nhĩ bị rách không thể tự lành, bác sĩ có thể sử dụng miếng vá để vá màng nhĩ.

Phòng ngừa tai bị chảy dịch

Các biện pháp phòng ngừa chảy dịch tai, bao gồm:

  • Nhiễm trùng tai có thể lây nhiễm, vì vậy bạn không nên tiếp xúc với gần với những người đang mắc bệnh.
  • Đối với trẻ nhỏ, phụ huynh nên cho trẻ bú ở tư thế thẳng đứng thay vì nằm như thông thường. Điều này có thể giảm nguy cơ nhiễm trùng tai ở trẻ nhỏ.
  • Bên cạnh đó, bạn nên sử dụng nút bịt tai cho trẻ khi đến những nơi ồn ào.
  • Để ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm sau khi bơi lội, bạn nên sử dụng nút bịt khi bơi lội.
  • Sử dụng tăm bông đúng cách, không nên đẩy tăm bông quá sâu

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Có thể bạn quan tâm

Dầu ô liu có tác dụng điều trị nhiễm trùng tai không?

Không chỉ là loại thực phẩm hỗ trợ điều trị bệnh tim, bệnh ung thư... mà còn là nguyên liệu...

Viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh

Viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh: Các mẹ chớ xem thường

Viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh (nhiễm trùng tai giữa) là tình trạng thường gặp ở trẻ từ 5...

Đặt ống thông tai

Đối tượng nào nên đặt ống thông tai? Quy trình thực hiện như thế nào?

Cài đặt ống thông tai là một thủ thuật y khoa nhằm thông khí, dẫn lưu dịch trong hòm tai, giảm...

Đau tai ở trẻ em – Nguyên nhân do đâu?

Đau tai là một trong những vấn đề thường gặp ở trẻ em. Cơn đau thường xuất hiện đột ngột,...

Tai bị ngứa do những nguyên nhân không ngờ tới

Tai có phạm vi khá nhỏ nhưng cơ quan này chứa nhiều dây thần kinh ngoại cảm. Chính vì vậy,...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *