Đối tượng nào nên đặt ống thông tai? Quy trình thực hiện như thế nào?

Cài đặt ống thông tai là một thủ thuật y khoa nhằm thông khí, dẫn lưu dịch trong hòm tai, giảm nguy cơ nhiễm trùng và cải thiện được khả năng nghe, nói. Tuy nhiên, không phải với trường hợp nào bệnh nhân cũng đều được chỉ định. Vậy đối tượng nào nên đặt ống thông tai? Quy trình thực hiện như thế nào? 

Đặt ống thông tai
Phương pháp đặt ống thông tai ở trẻ em

I. Đối tượng nào nên đặt ống thông tai?

Đặt ống thông tai là thủ thuật đưa các ống thông (khí quản hoặc ống soi) vào màng nhĩ để dẫn lưu dịch trong hòm tai. Điều này giúp làm giảm sự xuất hiện của nhiễm trùng tai và lưu thông các chất lỏng dư thừa. Quy trình đặt ống thông tai rất phổ biến nhưng cũng có nguy cơ để lại biến chứng. Thủ thuật cài đặt ống thông tai thường rất phổ biến ở mọi đối tượng, nhưng trẻ em là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng tai cao hơn so với người lớn.

– Theo các nghiên cứu tại Học viện Tai mũi họng Hoa Kỳ, thủ thuật đặt ống thông tai gây mê là phương pháp thường được chỉ định cho đối tượng là trẻ em. Ngoài ra, những đối tượng bị viêm nhiễm do vi khuẩn di chuyển từ khoang mũi vào tai trong thời gian bị cảm hoặc mắc các bệnh về đường hô hấp. Các vi khuẩn này gây triệu chứng viêm và kích thích sự tích tụ của chất lỏng phía sau màng nhĩ.

– Người lớn cũng có nguy cơ bị nhiễm trùng tai nhưng tỷ lệ thường không cao. Nguyên nhân chủ yếu là do ống tai trong của trẻ còn quá hẹp nên dễ bị tắc. Theo ước tính của Viện khiếm thính quốc gia và các rối loạn giao tiếp khác, cứ 6 trẻ em được sinh ra thì có khoảng 5 trẻ mắc chứng nhiễm trùng tai, bệnh thường phổ biến vào 3 năm đầu đời của trẻ.

– Bệnh nhân bị ứ đọng dịch trong tai, nhiễm trùng tai lây lan đến các mô và xương, làm nên các chấn thương do áp lực. Các nhiễm trùng tai có khả năng tự hết, nhưng tốt hơn hết vẫn nên điều trị dứt điểm chúng bằng kháng sinh. Việc điều trị viêm nhiễm kịp thời giúp hạn chế viêm nhiễm tái phát và tích tụ chất lỏng. Nhiễm trùng tai có nguy cơ ảnh hưởng đến vấn đề mất thính giác, rối loạn hành vi và làm chậm khả năng nói ở trẻ nếu không được điều trị đúng cách. Hiện nay, thủ thuật đặt ống thông tai nhằm lưu thông dịch là phương pháp được áp dụng phổ biến tại các bệnh viện lớn.

II. Quy trình thực hiện cài đặt ống thông tai

Để thực hiện phương thức đặt ống thông tai cho bệnh nhân, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành đặt 1 ống nhựa (hoặc ống kim loại) nhỏ vào màng nhĩ. Bác sĩ tiến hành một số bước chuẩn bị cụ thể như sau:

– Giảm áp lực cho tai: Nhiễm trùng và chất lỏng tích tụ bên trong gây áp lực đến các tĩnh mạch, đây là nguyên nhân gây đau thường gặp nhất. Ống tai cho phép không khí đi vào bên trong để cân bằng áp suất giữa tai trong và tai ngoài. Cài đặt ống thông tai giúp giảm đau và ngăn ngừa sự tích tụ chất lỏng trong tai giữa, hạn chế tình trạng viêm nhiễm kéo dài.

– Thoát dịch: Ống tai kích thích đẩy mủ, chất nhầy tích tụ chảy ra khỏi tai mà không gây đau đớn và làm giảm nguy cơ gây biến chứng.

– Thông thoáng ống tai, chuẩn bị để điều trị thuốc: Nhiễm trùng ống tai cũng cần được điều trị bằng kháng sinh dạng nhỏ giọt. Việc làm thoáng ống tai sẽ giúp cho thuốc di chuyển đến các vết thương nhanh và khống chế nhiễm trùng. Đối với một số trường hợp, bệnh nhân sẽ được chỉ định kết hợp nhỏ kháng sinh và uống kháng sinh.

Thủ tục cài đặt ống tai (đặt ống thông tai hoặc đặt ống nhĩ) rất phổ biến có gây mê toàn thân. Suốt quá trình thực hiện thủ thuật, bệnh nhân rơi vào trạng thái ngủ và tự thở. Bác sĩ luôn theo dõi nhịp tim, huyết áp, oxy máu xuyên suốt quá trình thực hiện phẫu thuật. Thời gian thực tế để thực hiện thủ thuật chỉ kéo dài trong khoảng 10 -15 phút. Trong thời gian này, bác sĩ sẽ thực hiện theo các quy trình sau:

  • Bước 1: Rạch một vết nhỏ: Bác sĩ dùng dao mổ hoặc dao laser để tạo một vết nhỏ trong màng nhĩ. Nếu không bị tác động hoặc tổn thương khác, vết mổ này có khả năng tự phục hồi sau vài ngày.
  • Bước 2: Loại bỏ dịch nhầy, mủ: Bác sĩ phẫu thuật tiến hành sử dụng máy hút chân không để lấy đi các chất lỏng dư thừa từ tai giữa và vệ sinh sạch sẽ khu vực này. Với một vài trường hợp không cần thiết, bác sĩ có thể bỏ qua bước này.
  • Bước 3: Chèn ống: Đây là bước quan trọng để không khí lưu thông vào tại dễ dàng và giúp các chất lỏng thoát ra ngoài dễ dàng hơn. Bác sĩ tiến hành chèn ống nhỏ vào vết mổ và định vị. Bác sĩ có thể lựa chọn đặt ống thông khí ngắn hạn (kích thước ống nhỏ) hoặc ống ống dài hạn (kích thước lớn hơn) và lưu lại trong đó từ 6 đến 12 tháng, cho đến khi ống tự rơi.
Quy trình đặt ống thông tai
Quy trình đặt ống thông tai đơn giản

Sau khi đặt ống, bệnh nhân cần lưu ý đến một số vấn đề sau:

  • Thường xuyên đi kiểm tra tai sau khi đặt ống. Lúc đó bác sĩ sẽ xem xét việc thông khí có tốt không, có cải thiện được khả năng nghe nói của bệnh nhân hay không.
  • Hạn chế bơi lội và để nước rơi vào tai trong thời gian đặt ống thông khí. Bởi vì nước vào tai rất dễ để lại các viêm nhiễm làm ảnh hưởng đến thính giác.
  • Từ 6 – 12 tháng ống thông có thể tự rơi ra ngoài, nếu ống thông khí không tự rơi, bác sĩ cần phẫu thuật để lấy ra. Sau khi đã lấy ống thông khí ra, cũng cần phải theo dõi tai thường xuyên để xem viêm nhiễm có trở lại không, dịch mủ sau màng nhĩ có hay không.

Đừng nên chủ quan với tình trạng đặt ống thông khí cho tai. Những thông tin trên đây chỉ mang tính tham khảo. Thuocdantoc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán thay thế chỉ định bác sĩ.

Nổi Cục Hạch Sau Tai Cảnh Báo Sớm 8 Căn Bệnh Nguy Hiểm Cần Cẩn Trọng

Nhiều người có cục hạch sau tai nhưng vẫn khá chủ quan và cho là vô hại. Đúng là nhiều trường hợp cục u không gây hại gì nhưng cũng...

Đau tai ở trẻ em – Nguyên nhân do đâu?

Đau tai là một trong những vấn đề thường gặp ở trẻ em. Cơn đau thường xuất hiện đột ngột,...

Vì sao tai bị chảy dịch và làm thế nào để điều trị ?

Tai bị chảy dịch có thể là hiện tượng sinh lý thông thường. Tuy nhiên đây cũng có thể là...

Viêm tai ngoài ở trẻ: Thông tin và cách điều trị các mẹ nên biết

Viêm tai ngoài thường gặp ở trẻ từ 3 - 10 tuổi. Khi nhận thấy trẻ có các dấu hiệu...

Tai bị ngứa do những nguyên nhân không ngờ tới

Tai có phạm vi khá nhỏ nhưng cơ quan này chứa nhiều dây thần kinh ngoại cảm. Chính vì vậy,...

Dầu ô liu có tác dụng điều trị nhiễm trùng tai không?

Không chỉ là loại thực phẩm hỗ trợ điều trị bệnh tim, bệnh ung thư... mà còn là nguyên liệu...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.