Giấm táo điều trị nhiễm trùng tai – Bạn đã biết chưa?

Giấm táo được sử dụng như một dược phẩm tự nhiên khá an toàn, giúp điều trị một số bệnh lý như tiểu đường, huyết áp, tăng cân,… Ngoài ra, chúng còn được dùng để cải thiện tình trạng đau nhức, khó chịu do nhiễm trùng tai gây ra.

Giấm táo điều trị nhiễm trùng tai
Sử dụng giấm táo như một phương pháp thay thế an toàn giúp điều trị nhiễm trùng tai.

I. Công dụng của giấm táo

Giấm táo với tên gọi tiếng Anh là apple cider vinegar. Là hoạt chất được tinh chế từ táo tươi, giấm táo từ lâu đã được lưu truyền trong dân gian tại các nước Tây Âu với mục đích giảm cân. Thành phần cấu tạo nên giấm táo chủ yếu là acid axetic với công thức hóa học là CH3COOH và nước.

Theo một số nguyên cứu, hoạt chất acid axetic có chứa trong giấm táo có tính kháng khuẩn và chống viêm khá tốt. Điều này có nghĩa là nó giúp tiêu diệt vi khuẩn, vi rút gây bệnh, nhất là chủng khuẩn Pseudomonas aeruginosa. Ngoài ra, dựa theo nghiên cứu đánh giá trong ống nghiệm về tiềm năng kháng nấm của giấm táo và acid axetic với thuốc Fluconazole trong phân lập lâm sàng của bệnh Otomycosis và nấm trong tai cho thấy, giấm táo có khả năng kháng nấm.

Chính vì vậy, chúng được sử dụng như một phương pháp thay thế an toàn, để điều trị các bệnh viêm nhiễm do vi khuẩn, nấm, vi rút gây ra. Tuy nhiên, giấm táo chỉ được chỉ định chữa trị nhiễm trùng tai ngoài. Trong trường hợp viêm tai giữa và viêm tai trong, người bệnh nên đi khám và áp dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, nhất là trẻ em.

Ngoài tác dụng giúp cải thiện triệu chứng của nhiễm trùng tai, giấm táo còn được sử dụng như một vị thuốc tự nhiên giúp điều trị các bệnh lý sau:

  • Hỗ trợ điều trị bệnh thận và bàng quang
  • Bệnh tiểu đường
  • Giảm cân
  • Ngăn ngừa cao huyết áp
  • Tăng cường sức khỏe tim mạch
  • Cân bằng năng lượng trong cơ thể
  • Giảm hàm lượng cholesterol

II. Cách điều trị nhiễm trùng tai bằng giấm táo

Một số cách chữa nhiễm trùng tai bằng giấm táo sau đây, người bệnh có thể tham khảo:

1. Giấm táo với nước ấm

  • Các bạn sử dụng 1 muỗng cà phê giấm táo và 1 muỗng nước ấm rồi trộn đều với nhau, đặc biệt chú ý nước không nóng.
  • Tiếp đó, bạn cho hỗn hợp dung dịch vào dụng cụ nhỏ đã được vệ sinh sạch sẽ.
  • Từ từ nghiêng đầu sao cho tai hướng lên trời và nhỏ vào tai từ 5 đến 10 giọt.
  • Giữ nguyên tư thế vài phút rồi đưa đầu về vị trí ban đầu hoặc hơi chút lỗ tai xuống đất cho dịch nước thoát ra ngoài.
  • Sau đó, các bạn dùng khăn mềm hoặc bông gòn lau sạch tai và tiếp tục thực hiện với bên tai còn lại bằng tháo tác tương tự.
  • Lặp lại động tác vài lần ở mỗi bên tai.
  • Thường xuyên thực hiện 2 – 3 lần mỗi tuần để đạt được kết quả điều trị nhiễm trùng tai như mong muốn.
Chữa nhiễm trùng tai bằng giấm táo
Để điều trị nhiễm trùng tai, bạn có thể dùng giấm táo để nhỏ trực tiếp vào tai hoặc dùng chúng súc miệng. Hoặc cũng có thể uống giấm táo để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, chống lại bệnh tật.

2. Giấm táo kết hợp với isopropyl alcohol

Công thức thực hiện phương pháp này tương tự như trên nhưng thay vì sử dụng nước ấm bạn sẽ dùng isopropyl alcohol. Sở dĩ isopropyl alcohol được áp dụng để điều trị nhiễm trùng bởi vì chúng có tính sát khuẩn khá cao.

Cách thực hiện như sau:

  • Bạn trộn đều giấm và isopropyl alcohol lại với nhau.
  • Sau đó, cho hỗn hợp dung dịch này vào chai nhỏ giọt hoặc ống tiêm trẻ em đã được khử trùng.
  • Các bạn nghiêng đầu và hướng tai lên trời.
  • Tiếp đó, nhỏ từ 5 – 10 giọt thuốc giấm táo vào tai và đợi vài phút rồi nghiêng đầu cho nước chảy ra ngoài tai.
  • Cuối cùng, bạn dùng khăn bông lau tai và lặp lại thao tác vài lần.

3. Dùng giấm táo súc miệng

Dùng giấm táo súc miệng có thể giúp cải thiện triệu chứng nhiễm trùng tai. Tuy cách làm này không mang lại kết quả cao như khi dùng nhỏ vào trực tiếp vào tai nhưng hoạt chất acid axetic có trong giấm táo mang lại khá nhiều lợi ích trong điều trị bệnh. Chẳng hạn, chúng giúp tiêu diệt, ngăn ngừa sự sinh sôi và phát triển của vi khuẩn có trong vòm họng, hạn chế tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp trên. Bên cạnh đó, giấm táo cũng giúp chống lại vi rút gây cảm lạnh và cảm cúm.

Người bệnh chỉ cần trộn giấm táo và nước ấm với tỷ lệ bằng nhau. Sau đó, súc miệng khoảng 30 giây để giảm triệu chứng nhiễm trùng tai. Thường xuyên áp dụng cách làm này nếu muốn nhanh chóng giải quyết bệnh.

Lưu ý: Giấm táo có thể giúp kiểm soát và làm dịu triệu chứng nhiễm trùng tai. Tuy nhiên, nếu sau ba ngày điều trị bệnh vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm, bệnh nhân nên đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và đưa ra biện pháp điều trị phù hợp. Ngoài ra, trong trường hợp nhiễm trùng tai gây sốt, chảy máu tai hoặc mất thăng bằng, bạn nên đi khám ngay lập tức.

III. Khuyến cáo và chống chỉ định

Giấm táo mặc dù là sản phẩm tự nhiên khá an toàn và rất hữu ích đối với sức khỏe nhưng trong quá trình sử dụng người bệnh cũng nên chú ý đến liều lượng cho phép sử dụng. Bởi việc sử dụng giấm táo vượt mức cho phép sẽ dẫn đến tình trạng bệnh không những không khỏi mà ngày càng phức tạp hơn.

Trong trường hợp sử dụng giấm táo để nâng cao sức đề kháng, bệnh nhân nên dùng với định lượng nhất định là khoảng 15 ml mỗi ngày. Tuyệt đối không sử dụng vượt mức quy định, tránh gây hại đến đường ruột và dạ dày. Mặt khác, giấm táo có thể tương tác với một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu, thuốc điều trị tiểu đường, thuốc nhuận tràng và bệnh tim. Do đó, khi uống giấm táo, bạn không nên dùng những thuốc này, tránh làm tăng tác dụng phụ.

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng mà nhiễm trùng tai có thể kéo dài vài ngày hoặc vài tuần. Trong trường hợp bệnh nhẹ, bạn không cần áp dụng bất kỳ biện pháp nào bệnh vẫn có thể biến mất ngay sau đó. Tuy nhiên, để ngăn ngừa nhiễm trùng chuyển nặng, các bạn có thể sử dụng giấm táo để điều trị. Ngoài ra, bạn cũng nên có kế hoạch chăm sóc đúng cách, dùng thêm một số loại thuốc kháng sinh không kê đơn để cải thiện triệu chứng, tránh trường hợp bệnh gây ảnh hưởng xấu đến các bộ phận lân cận.

ThuocDanToc.VN không đưa ra bất kỳ lời khuyên, chẩn đoán cũng như phương pháp điều trị y khoa.

Có thể bạn quan tâm:

Tìm hiểu về tình trạng ráy tai có mùi hôi và cách điều trị

Nguyên nhân khiến ráy tai có mùi hôi và cách điều trị phù hợp

Ráy tai có mùi hôi là biểu hiện bạn đã mắc phải một vấn đề nào đó về tai như...

Viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh

Viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh: Các mẹ chớ xem thường

Viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh (nhiễm trùng tai giữa) là tình trạng thường gặp ở trẻ từ 5...

Viêm tai ngoài ở trẻ: Thông tin và cách điều trị các mẹ nên biết

Viêm tai ngoài thường gặp ở trẻ từ 3 - 10 tuổi. Khi nhận thấy trẻ có các dấu hiệu...

Đau tai ở trẻ em – Nguyên nhân do đâu?

Đau tai là một trong những vấn đề thường gặp ở trẻ em. Cơn đau thường xuất hiện đột ngột,...

Tai bị ngứa do những nguyên nhân không ngờ tới

Tai có phạm vi khá nhỏ nhưng cơ quan này chứa nhiều dây thần kinh ngoại cảm. Chính vì vậy,...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *