Viêm tai ngoài ở trẻ: Thông tin và cách điều trị các mẹ nên biết
Viêm tai ngoài thường gặp ở trẻ từ 3 – 10 tuổi. Khi nhận thấy trẻ có các dấu hiệu như ngứa, đau và chảy dịch ở tai, bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị. Viêm tai ngoài không được điều trị sớm có thể để lại những di chứng về sau.
Viêm tai ngoài ở trẻ em
Viêm tai ngoài (nhiễm trùng tai ngoài) là tình trạng nhiễm khuẩn do vi khuẩn gây ra. Tình trạng này xuất hiện do chất lỏng tích tụ tại màng nhĩ khiến vi khuẩn phát triển và sinh sôi trong tai. So với người lớn, trẻ em dễ gặp phải tình trạng nhiễm trùng tai ngoài hơn, độ tuổi tập trung từ 3 – 10 tuổi.
1. Các loại nhiễm trùng tai
Có ba loại nhiễm trùng tai ngoài chính:
- Viêm tai ngoài cấp tính (AOM): là bệnh nhiễm trùng tai phổ biến nhất. Các bộ phận của tai bị nhiễm trùng và sưng do chất lỏng bị mắc kẹt phía sau màng nhĩ.
- Viêm tai ngoài có tràn dịch (OME): Khi trẻ bị OME bạn có thể không nhìn thấy triệu chứng nhưng bác sĩ sẽ có thể chẩn đoán được chất lỏng bất thường phía sau màng nhĩ.
- Viêm tai ngoài mãn tính có tràn dịch (COME): xảy ra khi chất lỏng tồn đọng ở tai trong một thời gian dài, tuy nhiên tình trạng này không có dấu hiệu nhiễm trùng. COME gây ảnh hưởng đến thính giác của trẻ
2. Nhận biết trẻ bị nhiễm trùng
Nếu trẻ không báo với bạn những dấu hiệu bất thường, bạn có thể nhận thấy những dấu hiệu bất thường ở trẻ để kịp thời phát hiện bệnh lý này.
- Trẻ đau và ngứa tai nên rất thường xuyên kéo và gãi tai
- Trẻ khó ngủ và thường quấy khóc
- Sốt cao (nhất là ở trẻ dưới 5 tuổi và trẻ sơ sinh)
- Dịch từ tai chảy ra
- Khó khăn khi nghe và thường hỏi lại
Ngay khi nhận thấy những triệu chứng này, bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh. Tiến triển bệnh ở trẻ phức tạp nên bạn không tự ý dùng thuốc điều trị cho trẻ trong bất cứ trường hợp nào.
3. Nguyên nhân gây nhiễm trùng tai ngoài
Nhiễm trùng tai do vi khuẩn thường xuất hiện sau khi trẻ bị cảm lạnh, đau họng hoặc nhiễm trùng đường hô hấp. Các vi khuẩn có thể từ các vị trí này sang ống tai và gây nhiễm trùng tai. Một số ít trường hợp trẻ bị viêm tai ngoài do virus gây ra, tình trạng viêm nhiễm do virus gây ra còn được gọi là bệnh nhiễm trùng thứ cấp.
Ngoài ra, trẻ có thể bị nhiễm trùng tai do nước lọt vào tai khi đi bơi hoặc tắm nhưng không được khắc phục sớm. Một yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng tai như: chàm, viêm da, sử dụng tăm bông không đúng cách, thời tiết thay đổi, hệ miễn dịch yếu,…
4. Vì sao trẻ em dễ bị viêm tai ngoài hơn người lớn?
Trẻ em có ống Eustachian nhỏ hơn người lớn, điều này khiến chất lỏng khó chảy ra bên ngoài. Khi trẻ bị bệnh cảm lạnh hay các vấn đề hô hấp, ống Eustachian sẽ bị sưng khiến chất lỏng không thể thoát ra. Chất lỏng bị ứ đọng trong tai sẽ là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển và gây ra tình trạng viêm nhiễm.
Hơn nữa, hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn chỉnh nên rất dễ bị các tác nhân bên ngoài ảnh hưởng. Khi có điều kiện thích hợp, các vi khuẩn, virus sẽ xâm nhập vào cơ thể gây ra các bệnh lý khác nhau, trong đó có bệnh viêm tai ngoài.
ĐỌC NGAY: Bệnh viêm tai ngoài có nguy hiểm không? Biến chứng thường gặp
Chẩn đoán và điều trị viêm tai ngoài ở trẻ
1. Chẩn đoán
Trước tiên, bác sĩ sẽ đặt câu hỏi về tình trạng sức khỏe của con bạn trong thời gian gần đây. Nếu trẻ vừa mới bị đau họng, cảm lạnh, nhiễm trùng đường hô hấp, khả năng trẻ bị nhiễm trùng tai là rất cao. Bác sĩ sẽ sử dụng ống soi tai để quan sát màng nhĩ. Nếu màng nhĩ đỏ và phồng lên, đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng.
Bác sĩ cũng có thể sử dụng ống soi tai bằng khí nén, thổi một luồng khí vào ống tai để xác định chất lỏng phía sau màng nhĩ. Màng nhĩ bình thường sẽ “rung” khi có khí thổi vào, tuy nhiên nếu phía sau màng nghĩ có chất lỏng, khả năng “rung” của màng nhĩ sẽ có dấu hiệu bất thường.
Đo nhĩ lượng, sử dụng âm thanh và áp suất không khí,… là các xét nghiệm mà bác sĩ có thể thực hiện để đáp ứng quá trình chẩn đoán bệnh.
2. Điều trị
Thông thường các bác sĩ sẽ kê kháng sinh (phổ biến nhất là amoxicillin) để ức chế vi khuẩn gây nhiễm trùng. Thời gian dùng kháng sinh trung bình từ 7 – 10 ngày. Ngoài ra, bác sĩ có thể khuyên dùng thuốc giảm đau không cần kê toa như acetaminophen hoặc ibuprofen trong trường hợp trẻ bị đau nhức và sốt cao.
Rất ít trường hợp được chỉ định Aspirin vì loại thuốc này có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng Reye ở trẻ. Phụ huynh chỉ được dùng aspirin cho trẻ khi có yêu cầu từ chuyên viên y tế. Ngoài ra, bạn cần thận trọng khi dùng kháng sinh cho trẻ. Loại thuốc này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ và có thể bị vi khuẩn kháng thuốc nếu thiếu thận trọng khi sử dụng.
Bác sĩ sẽ kiểm soát và theo dõi chặt chẽ trẻ bị nhiễm trùng tai ngoài trong thời gian điều trị, đặc biệt là trẻ từ 6 tháng tuổi đến 2 tuổi. Nếu tình trạng không có chuyển biến trong vòng 48 – 72 giờ, bác sĩ có thể chẩn đoán lại và chỉ định phương pháp điều trị khác.
Lưu ý: Nếu bác sĩ kê một loại thuốc kháng sinh, bạn cần đảm bảo con bạn uống đúng theo quy định và trong toàn bộ thời gian được chỉ định. Trẻ có thể khỏe hơn trong một vài ngày dùng thuốc, tuy nhiên tình trạng nhiễm trùng có thể vẫn chưa được điều trị dứt điểm. Ngưng thuốc quá sớm có thể khiến nhiễm trùng quay trở lại. Do đó hãy chắc rằng bạn cho trẻ uống thuốc trong suốt thời gian điều trị, ngay cả khi các triệu chứng đã biến mất.
Sau khoảng vài ngày, tình trạng ở trẻ sẽ thuyên giảm rõ rệt. Trong trường hợp con bạn có chất lỏng ở trong tai, tình trạng này có thể dứt điểm sau khoảng 3 – 6 tuần.
3. Ngăn ngừa tái phát
Sau khi được điều trị viêm tai ngoài, trẻ vẫn có nguy cơ gặp phải tình trạng này lần nữa. Do đó, bạn cần thực hiện các biện pháp để ngăn chặn tình trạng tái phát:
- Vệ sinh cho trẻ sạch sẽ, hướng dẫn trẻ cách tự vệ sinh
- Đeo nút tai cho trẻ khi bơi lội hoặc vui chơi dưới nước
- Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất để cải thiện sức đề kháng cho trẻ
- Cho trẻ đeo khẩu trang khi đến những nơi công cộng (đặc biệt là bệnh viện)
- Hạn chế để tiếp xúc với những người mắc các bệnh nhiễm trùng, nhiễm khuẩn
- Tiêm phòng cho con trẻ
- Tránh để trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ tiếp xúc với người hút thuốc dễ bị nhiễm trùng tai ngoài.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Bạn nên trao đổi với bác sĩ nếu có bất cứ thắc mắc nào. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ chuyên viên y tế.
THAM KHẢO THÊM
- Viêm tai ngoài ác tính: Dấu hiệu nhận biết & điều trị
- Viêm tai ngoài ở trẻ sơ sinh nên làm gì để điều trị?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!